Quỹ Hỗ trợ nông dân: Vốn nhỏ thực hiện ước mơ lớn
Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hộ dân xã Tân Thành, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi lợn, nâng cao thu nhập.
Khuyến khích mạnh dạn đầu tư
Tuy mới chăn nuôi lợn được 3 năm, nhưng chị Lê Thị Tuyển, xã Tân Thành đã gây dựng được mô hình chăn nuôi lợn khép kín hiệu quả. Trên diện tích 2.000m2, chị xây dựng 3 khu chuồng trại chăn nuôi lợn riêng biệt gồm lợn nái sinh sản, lợn hậu bị và lợn thương phẩm. Ngoài ra, chị còn xây thêm 2 bể biogas để xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng khí đốt cho sinh hoạt gia đình. Với quy mô chăn nuôi 30 con lợn nái sinh sản và 300 con lợn thịt/năm, chị Tuyển có doanh thu vài tỷ đồng mỗi năm, trừ chi phí còn lãi hơn 400 triệu đồng. “Có được thu nhập như hiện tại một phần nhờ đồng vốn Quỹ HTND đã động viên, khuyến khích tôi mạnh dạn đầu tư…” – chị Tuyển khẳng định.
Lợn mới đẻ được chị Lê Thị Tuyển chăm sóc cẩn thận. Ảnh: T.H
Video đang HOT
Trước đây chị Tuyển chỉ nuôi lợn thịt. Với quy mô 150 con/lứa, 2 lứa/năm nhưng lãi không nhiều. Sau 2 lứa lợn chị nhận thấy để chăn nuôi hiệu quả, phải nuôi được lợn nái để chủ động con giống. Do thiếu vốn, chị Tuyển vẫn chưa biết xoay xở ra sao.
“Thời gian đầu bắt tay vào trang trại tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thiếu vốn làm ăn. May mắn năm 2014, tôi được Quỹ HTND cho vay 20 triệu đồng thêm vào để nuôi lợn nái. Có tiền, tôi mua 5 con lợn nái giống. Áp dụng đúng khoa học kỹ thuật nên đàn lợn nái đẻ đều, phát triển tốt. Lãi từ lứa này, tôi lại đầu tư xây thêm chuồng trại, mở rộng quy mô lên 30 con lợn nái” – chị Tuyển vui vẻ nói.
Cũng được Quỹ HTND cho vay vốn, anh Ngô Văn Hải (xóm Tân Thành) cho hay: “Gia đình tôi mới thoát nghèo chưa lâu, đang cần vốn làm ăn để thoát nghèo bền vững. Được Quỹ HTND cho vay 20 triệu đồng đầu tư nuôi lợn nái tôi rất phấn khởi. Hiện, với 7 con lợn nái, mỗi năm tôi thu về cả trăm triệu đồng”.
Hộ khá “dắt tay” hộ nghèo vươn lên
Ông Bùi Ngọc Sáu – Phó Chủ tịch Hội ND xã Tân Thành cho biết, tổng số vốn vay Quỹ HTND tỉnh Hòa Bình giải ngân cho dự án “Chăn nuôi lợn nái đảm bảo vệ sinh môi trường” ở xã Tân Thành là 300 triệu đồng. Nguồn vốn đã giải ngân cho nhóm 15 hộ vay, mỗi hộ được vay 20 triệu đồng.
Chia sẻ về cách quản lý vốn vay Quỹ HTND hiệu quả, ông Sáu cho hay, chăn nuôi lợn là 1 trong những thế mạnh của địa phương. Rất nhiều hộ nuôi lợn mong muốn được vay vốn Quỹ HTND để phát triển chăn nuôi. Để công bằng, Hội ND xã đã tổ chức họp bình xét công khai các hộ đủ điều kiện vay vốn. Trong quá trình triển khai dự án, Hội ND xã cùng Ban quản lý dự án luôn theo dõi, kiểm tra, giám sát các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích. “Lựa chọn đúng đối tượng, giám sát đồng vốn chặt chẽ nên tất cả các hộ đều sử dụng vốn vay hiệu quả. Khi mới thực hiện dự án, trong số 15 hộ vay vốn có 3 hộ nghèo. Nhưng tới nay, các hộ khá đã cùng “dắt tay” giúp 3 hộ này thoát nghèo bền vững”- ông Sáu bày tỏ.
Bà Nguyễn Thị Cẩm Phương – Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Hòa Bình khẳng định: “Việc trực tiếp tham gia quản lý, hướng dẫn ND vay vốn đã giúp các cán bộ hội cơ sở nắm chắc quy định về quản lý, sử dụng Quỹ HTND. Nhiều cán bộ Hội đã tự học, tự tìm hiểu để nâng cao năng lực quản lý tài chính, kỹ năng viết dự án, sâu sát cơ sở… Đây là một trong những yếu rố để rèn luyện và giúp cán bộ hội trưởng thành hơn”.
Theo Danviet
Bắc Kạn: Gần 1.000 hộ được vay Quỹ hỗ trợ ND
Theo Hội ND tỉnh Bắc Kạn, tính đến nay, tổng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) trên địa bàn toàn tỉnh đạt quy mô gần 14,5 tỷ đồng.
Lãnh đạo Hội ND quận Cẩm Lệ bàn giao nhà cho gia đình hội viên Lê Hoa. ảnh: Đ.B
Về cơ cấu, nguồn T.Ư Hội NDVN ủy thác là hơn 9,5 tỷ đồng; nguồn của tỉnh 2,4 tỷ đồng; nguồn huyện, xã vận động, xây dựng được là 2,4 tỷ đồng. Số vốn trên đã giúp gần 1.000 hộ ND vay phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập.
Nguồn vốn được giải ngân theo các dự án, bình quân mỗi hộ được vay từ 30-50 triệu đồng; mỗi dự án mô hình trung bình có 10 hộ thành viên. Nhiều dự án đã phát huy hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho bà con ND như chăn nuôi ngựa bạch sinh sản tại huyện Pác Nặm; nuôi rắn hổ mang tại thị trấn Chợ Mới (Chợ Mới); nuôi lợn nái sinh sản tại TP.Bắc Kạn...
Theo Danviet
Vốn hỗ trợ đến tay, có ngay vườn nhãn quý Ido là giống nhãn có giá trị kinh tế nhưng chi phí sản xuất cao gấp đôi nhãn da bò. Nhờ tiếp cận được nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều nhà vườn tại xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã có điều kiện chuyển từ giống nhãn da bò sang trồng giống nhãn Ido... Bước đệm cho...