Quỹ Hỗ trợ nông dân: “Tiếp sức” để nông dân vượt khó, làm giàu
Từ kinh phí xây dựng nông thôn mới, tham gia khuyến nông, nhất là nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND, giai đoạn 2013-2018 vừa qua, các cấp Hội ND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thực hiện hỗ trợ xây dựng 115 mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm với trên 5.000 hộ nông dân tham gia.
Nhiều mô hình mới
Đầu năm 2018, Hội ND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã hỗ trợ 800 con gà giống 3F Việt cho 8 hội viên nông dân xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) nuôi thử nghiệm. Mỗi hộ được hỗ trợ 100% con giống, thức ăn và các loại thuốc thú y.
“Sau 4 tháng nuôi, các hộ chăn nuôi theo mô hình này đều có lãi, tỷ lệ hao hụt gà giống dưới 5%. Theo đánh giá chung của các hộ dân, đến nay mô hình nuôi gà 3F Việt rất hiệu quả, tỷ lệ sống cao và người dân tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi nên hầu như không có dịch bệnh. Hiện bà con đang tập hợp danh sách, liên hệ với Hội ND xã để tiếp tục thả nuôi lứa mới, cũng như nhân rộng mô hình với nhiều hộ nông dân khác trên địa bàn”- ông Trần Duy Tiến – Chủ tịch Hội ND xã Thủy Thanh nói.
Mô hình trồng tràm nguyên liệu tại Hợp tác xã (HTX) Dầu tràm Lộc Thủy (huyện Phú Lộc) cũng rất hiệu quả với 23 hộ dân tham gia cung cấp nguyên liệu cho 33 lò nấu dầu tràm trên địa bàn. Bình quân 1ha tràm cho thu nhập cao gấp 4 lần so với mô hình trồng keo, tràm gỗ nguyên liệu.
Vốn Quỹ HTND đã giúp nông dân HTX Dầu tràm Lộc Thủy (Phú Lộc) có thu nhập 60 triệu đồng/ha/năm. ảnh: P.V
Ông Trương Viết Đính – Giám đốc HTX Dầu tràm Lộc Thủy thông tin: Với thu nhập 60 triệu đồng/ha/năm, tràm nguyên liệu nấu dầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân. Từ hiệu quả bước đầu trồng tràm nguyên liệu, nông dân xã Lộc Thủy đang có chủ trương mở rộng diện tích từ 20ha lên 40ha vào năm 2020.
Video đang HOT
Cuối năm 2018, Hội ND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thành lập đoàn tham quan và kiểm tra một số mô hình kinh tế trên địa bàn nhằm nhân rộng các mô hình hiệu quả cũng như có những đánh giá, điều chỉnh để tiếp tục hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình kinh tế những năm tiếp theo.
Hiệu quả từ nguồn vốn
Về Quỹ HTND, trong 3 năm (2016-2018), Ban điều hành đã thực hiện cho vay 16,56 tỷ đồng, xây dựng 66 mô hình
sản xuất, với 592 hộ nông dân tham gia. Hiện có 17 nhóm ngành nghề được triển khai vay vốn Quỹ HTND như chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, trồng sen, bưởi, tiêu… và các ngành nghề khác như làm chân hương, nghề mộc, hương trầm.
Ông Phan Xuân Nam- Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh, Giám đốc Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Nguồn vốn từ Quỹ HTND tuy không nhiều nhưng đã góp phần tích cực giúp hội viên nông dân có được nguồn vốn kịp thời, đầu tư sản xuất, mở rộng phát triển ngành nghề. Các dự án sử dụng vốn đã phát huy được hiệu quả sử dụng nguồn vốn đúng mục đích.
Từ các dự án mô hình phát triển sản xuất và dự án sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND, các cấp Hội đã vận động thành lập được 21 tổ hợp tác thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điển hình là các tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả như tổ hợp tác nuôi cá lồng tại xã Quảng Thọ (Quảng Điền); dầu tràm Lộc Thủy; trồng cà gai leo ở Lộc Hòa (Phú Lộc). Riêng mô hình nuôi cá lồng ở Quảng Thọ, nguồn vốn từ Quỹ HTND đã cho bà con vay 600 triệu ở 2 tổ sản xuất với tổng cộng 20 hội viên. Nhờ có nguồn vốn này bà con đã chuyển đổi từ lồng tre sang lồng nhôm, nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế.
Việc vay vốn Quỹ HTND thực hiện dự án phát triển sản xuất đã tạo niềm tin cho cho cán bộ, hội viên nông dân, thu hút nhiều hội viên vào Hội. Định kỳ hằng tháng, các tổ vay vốn Quỹ HTND duy trì sinh hoạt tổ, nội dung sinh hoạt phong phú, tạo cơ hội để hộ vay để trao đổi, học tập, truyền đạt các kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống, tìm đầu ra cho sản phẩm.
“Thời gian tới, Hội ND tỉnh tiếp tục kiến nghị, đề xuất để nâng mức vay cho phát triển sản xuất của Quỹ HTND, tập trung xây dựng, phát triển các dự án, mô hình điểm sử dụng hiệu quả nguồn vốn quỹ; tăng cường học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ kế toán quỹ, quan tâm đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn quỹ để mang lại hiệu quả thiết thực hơn trong hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế”- ông Phan Xuân Nam cho biết.
Theo Danviet
Vùng bưởi đỏ đặc sản của xứ Mường đang cho thu nhập cao
Đó là vùng trồng giống bưởi đỏ đặc sản trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Những năm qua, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân nói riêng, nguồn vốn qua kênh Hội Nông dân nói chung đã góp phần mở rộng, phát triển vùng trồng loại cây có múi thơm, ngon, hấp dẫn này...
Kể từ năm 2011 đến nay, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), hàng nghìn hộ hội viên, nông dân tỉnh Hòa Bình đã được vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm giàu và giảm nghèo bền vững...
Giải ngân theo dự án
Tính đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh Hòa Bình đạt trên 28 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn T.Ư ủy thác trên 12,5 tỷ đồng, vốn của tỉnh gần 7,3 tỷ đồng, nguồn ngân sách huyện cấp bổ sung trên 3,7 tỷ đồng, nguồn vốn vận động cán bộ, hội viên góp trên 4,4 tỷ đồng.
Quỹ HTND đang góp phần hình thành vùng chuyên canh bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Ảnh: I.T
Việc quản lý, sử dụng vốn Quỹ HTND đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Quỹ HTND tỉnh đã đôn đốc thu hồi gốc 5 dự án với tổng số tiền 1,9 tỷ đồng từ nguồn vốn T.Ư ủy thác đầy đủ, đúng thời hạn và tiến hành lập hồ sơ đề nghị vốn quay vòng. Quỹ cũng giải ngân 4 dự án gồm: Dự án chăm sóc cam xã Bắc Phong (Cao Phong) 400 triệu đồng, cho 10 hộ vay. dự án chăn nuôi trâu vỗ béo xã Phú Lai (Yên Thủy) 400 triệu đồng, cho 17 hộ vay; dự án chăm sóc cam, bưởi xã An Bình (Lạc Thủy) 500 triệu đồng, cho 12 hộ vay; dự án trồng và chăm sóc cây sachi xã Hòa Bình (TP.Hòa Bình) 300 triệu đồng, cho 10 hộ vay. Hiện, Hội ND các cấp tỉnh Hòa Bình đang quản lý nguồn vốn Quỹ HTND ủy thác cho vay 372 hộ với số tiền 12,5 tỷ đồng.
Các hộ sử dụng đúng mục đích vốn vay, nộp phí đúng hạn. Nhờ đó giúp nông dân, nhất là nông dân nghèo có vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm ổn định. Qua sử dụng vốn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả được các cấp, các ngành đánh giá cao. Điển hình là dự án trồng và chăm sóc cam xã Nam Phong, Tây Phong (Cao Phong); dự án trồng bưởi Diễn thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy); dự án trồng và chăm sóc cam, bưởi thị trấn Thanh Hà, xã Phú Thành; dự án chăn nuôi bò sinh sản xã Liên Hòa (Lạc Thủy); dự án chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn (Lương Sơn); trồng và chăm sóc bưởi đỏ xã Mãn Đức; chăn nuôi bò sinh sản xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc)...
Hoạt động Hội đổi mới
Theo bà Nguyễn Thị Hương Hải - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hòa Bình, thực hiện đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Hội ND các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và hoạt động của quỹ.
Hàng năm, Hội tham mưu, chủ trì việc phát động phong trào thi đua vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ, vận động hội viên xây dựng, phát triển quỹ, đồng thời đề nghị nguồn ngân sách của tỉnh, huyện cấp bổ sung nguồn vốn cho Quỹ HTND cùng cấp.
Với Quỹ HTND của các huyện, thành phố và cơ sở Hội của tỉnh Hòa Bình cho vay 207 dự án với tổng số tiền trên 7,9 tỷ đồng, 767 hộ được vay vốn trồng trọt và chăn nuôi.
Bà Hương Hải cho biết, nhờ tiếp cận Quỹ HTND, nông dân có vốn kịp thời, giải quyết việc làm thường xuyên và tạo việc làm thời vụ. Nhiều hộ khó khăn không có tài sản thế chấp được Hội tín chấp để vay vốn Quỹ HTND, giảm tình trạng vay nặng lãi, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn.
Đi đôi với cho vay vốn phí quản lý thấp, các dự án, mô hình sử dụng Quỹ HTND đã hình thành tổ vay vốn thu hút nhiều hội viên tham gia, đầu tư mở rộng sản xuất. Việc thành lập các tổ vay vốn cũng giúp hội viên trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về cây, con giống, khoa học, kỹ thuật, cung cấp thông tin tiêu thụ sản phẩm, phát huy nội lực của các thành viên trong huy động vốn, đất đai, lao động phục vụ sản xuất.
Hiệu quả các mô hình được nâng lên, thu nhập bình quân các hộ vay vốn tăng từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Qua hoạt động quỹ, phong trào thi đua ở các cấp Hội có nhiều đổi mới, góp phần củng cố chất lượng hoạt động tổ chức Hội, từ đó có điều kiện chăm lo lợi ích thiết thực của hội viên nhiều hơn...- bà Hương Hải khẳng định.
Theo Danviet
Đây là lý do 1 hộ nghèo khó có đàn bò khỏe đẹp Những năm qua, cùng với nhiều chương trình, dự án hỗ trợ, tạo sinh kế, hội viên nông dân xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo (Lai Châu) còn được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) và Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Hai nguồn vốn như 2 mũi "giáp công" để Hội...