Quỹ Hỗ trợ nông dân- “Bà đỡ” mát tay cho nông nghiệp công nghệ cao
Thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp trong tỉnh Long An đã trở thành nguồn vốn hiệu quả giúp hội viên, nông dân vươn lên phát triển kinh tế; đặc biệt, còn giúp xây dựng nhiều mô hình công nghệ cao, góp phần tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tính đến hết năm 2019, nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh quản lý đạt 36 tỷ đồng. Năm 2020, nguồn ngân sách tỉnh cấp bổ sung cho Quỹ HTND thêm 5 tỷ đồng, nâng tổng số vốn quỹ lên 41 tỷ đồng.
Mô hình trồng bưởi ứng dụng công nghệ cao của gia đình ông Lâm Hữu Cuộc (trái) ở xã Trường Tây, huyện Hòa Thành. Ảnh: Mai Lan
Nhờ nguồn vốn quỹ đã góp phần xây dựng thành công các mô hình công nghệ cao như: Trồng lúa ứng dụng công nghệ cao tại xã Thạnh An (huyện Thạnh Hóa); trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại xã Phước Lâm (huyện Cần Giuộc); nuôi bò thịt sinh sản ứng dụng công nghệ cao tại xã Hòa Khánh Đông (huyện Đức Hòa); trồng thanh long ứng dụng công nghệ cao tại xã Vĩnh Công (huyện Châu Thành)…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh đã lựa chọn và xây dựng 13 mô hình điểm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quyết định của UBND tỉnh năm 2019 với kinh phí trên 2,9 tỷ đồng. Hiện nay, nhiều công nghệ tiên tiến đã được hội viên, nông dân ứng dụng trong sản xuất và nhân rộng như: Hệ thống tưới thông minh, tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt; nhà lưới, nhà kính; giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng các loại máy móc cơ giới hóa (máy phun phân đeo vai, máy phun thuốc tự hành, máy cấy, máy thu hoạch và cuộn rơm); các loại phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học…
Các cấp Hội trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã… thực hiện chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; đồng thời, tăng cường phối hợp tổ chức các hội thảo tổng kết, đánh giá mô hình, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến khích hội viên, nông dân sản xuất an toàn theo các tiêu chuẩn: VietGAP, GlobalGAP…
Đã có nhiều loại hình tổ, nhóm nông dân liên kết, hợp tác được hình thành thông qua việc triển khai vay vốn từ Quỹ HTND. Năm 2017, Tổ hợp tác trồng rau ứng dụng công nghệ cao của xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc được thành lập với diện tích 3,5ha. Từ nguồn vốn Quỹ HTND đã giải ngân cho 10 hộ nông dân vay với số tiền 500 triệu đồng. Hiện, bình quân mỗi thành viên trong tổ hợp tác có thu nhập từ 40 – 45 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, để tăng cường nguồn vốn vay cho hội viên, nông dân, các cấp Hội còn tích cực phối hợp với Ngân hàng CSXH thực hiện 15 chương trình tín dụng ủy thác cho vay vốn đối với các hộ nghèo, đối tượng chính sách theo quy định. Hiện dư nợ đạt trên 996 tỷ đồng, thông qua 898 tổ tiết kiệm vay vốn với 39.213 hộ vay. Kết quả xếp loại các tổ tiết kiệm vay vốn do Hội quản lý có 85,52% Tổ đạt tốt, 12,69% tổ khá, 1,78% tổ trung bình và không có tổ yếu kém. Có thể nói, Quỹ HTND đã góp phần định hướng và tạo động lực cho nhiều hội viên, nông dân đầu tư xây dựng các mô hình nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng.
Mai Lan
Nhiều nông dân huyện Nho Quan làm giàu từ nuôi con đặc sản
Hội Nông dân huyện Nho Quan (Ninh Bình) có hơn 20.000 hội viên, sinh sống ở cả 3 vùng: Vùng núi, vùng bán sơn địa và vùng đồng chiêm trũng.
Thời gian, các cấp Hội ND huyện Nho Quan đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, trong đó có chăn nuôi con đặc sản...
Bà Nguyễn Thị Hảo - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Nho Quan cho biết: Các cấp Hội đã tiến hành khảo sát nhu cầu thực tế đối với hội viên, nông dân để tổng hợp phân tích xem người nông dân cần gì. Qua khảo sát cho thấy: Nông dân rất cần kiến thức khoa học, kỹ thuật, vốn để đầu tư mở rộng sản xuất; cần việc làm để tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Mô hình nuôi hươu-con đặc sản của hội viên nông dân huyện Nho Quan. Ảnh: Ngọc Huấn
Năm 2019, các cấp Hội trong huyện đã tuyên truyền, vận động và tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) 160 triệu đồng đạt 133% chỉ tiêu tỉnh giao. Đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trong toàn huyện với tổng số tiền là hơn 5,6 tỷ đồng cho 271 hộ vay.
Cùng với tăng trưởng Quỹ HTND, các cấp Hội tăng cường phối hợp các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho nông dân vay phát triển sản xuất vơi. Hiện, tổng dư nợ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 268,300 tỷ đồng cho 2.529 hộ vay ở 87 tổ vay vốn; dư nợ uỷ thác của Ngân hàng Chính sách xã hội là 134,452 tỷ đồng cho 4.451 hộ vay ở 122 tổ tiết kiệm và vay vốn. Các hộ được vay vốn đã sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Năm 2019, các cấp Hội tổ chức 32 hội nghị chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăm sóc cây trồng, vật nuôi và phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho 2.575 lượt hội viên nông dân tham dự. Hội ND huyện Nho Quan phối hợp tổ chức 6 lớp dạy nghề nông nghiệp cho hội viên nông dân. Ngoài ra, hàng năm các cấp Hội ký tín chấp trên 500 tấn phân bón trả chậm cho hội viên đầu tư vào sản xuất.
Năm 2019, Hội ND huyện Nho Quan đã thành lập 1 HTX rau theo hướng hữu cơ ứng dụng công nghệ cao xã Lạng Phong va 7 mô hình tổ hợp tác. Đến nay, toàn huyện có tổng số 23 tổ hợp tác và 9 HTX với 425 thành viên tham gia đang hoạt động hiệu quả, góp phần gắn kết nông dân cùng nhau phát triển sản xuất, nâng cao giá trị hàng hóa, tạo ra vùng sản xuất tập trung. Năm 2019, Hội ND huyện thành lập 2 cửa hàng nông sản an toàn tại xã Quỳnh Lưu và thị Trấn Nho Quan, nâng tổng số cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn huyện là 3 cửa hàng.
Các cửa hàng đã tăng cường giới thiệu, bán các loại nông sản an toàn cho hội viên, nông dân, trong đó bán chạy nhất là các mặt hàng từ con đặc sản...
Với nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hội viên nông dân trên địa bàn Nho Quan tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do các cấp Hội phát động, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Năm 2019, toàn huyện có 4.370 hộ đat hô sản xuất kinh doanh giỏi cac câp với nhiều mô hình có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả cho giá trị kinh tế cao.
Nhờ thành thạo thao tác trên internet, nông dân kiếm nhiều tiền hơn Từ năm 2017 đến nay, Hội ND tỉnh Nam Định đã xây dựng 42 câu lạc bộ (CLB) nông dân với internet trực tuyến và ngoại tuyến. Các CLB này đã trở thành cầu nối thông tin, giúp hàng nghìn hội viên, nông dân Nam Định tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, nâng...