Quỳ gối trước nhà vợ xin được ly hôn
Tôi không ngờ rằng có ngày tôi lại quỳ gối trước cửa nhà bố mẹ vợ xin được ly hôn. Tôi không muốn sống chung với người đàn bà đó thêm một ngày nào nữa.
Tôi vốn là một người đàn ông có thân hình cao ráo, vẻ mặt rất nam tính. Nhưng thực sự thì trong nhà tôi là kẻ lép vế trước vợ tôi. Và hầu như tuần nào, tôi cũng được vợ dạy dỗ bằng những thế võ siêu đẳng và kết quả là năm bữa nửa tháng tôi lại phải nghỉ làm ở nhà dưỡng thương, hoặc thỉnh thoảng lại phải vào viện bó bột.
Hồi mới cưới nhau, tôi cũng biết vợ tôi là người có võ công. Một mình vợ tôi có thể quật ngã 4 người đàn ông khỏe mạnh. Nhưng tôi cho rằng, phụ nữ có võ chỉ để tự bảo vệ mình. Tính tình cô ấy hiền lành như thế thì làm gì hại đến ai.
Cưới nhau về rồi, tôi mới nhận thấy mình bị truất quyền đàn ông trong nhà và thỉnh thoảng bị lôi ra làm “bịch bông” cho vợ luyện tay chân.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi bị vợ đánh khi đang tranh cãi với vợ việc đi đám cưới thằng bạn thân. Ngày cưới tôi, nó là đứa lo lắng cho tôi từ A đến Z, chu đáo và tận tụy vô cùng. Ngày cưới nó, tôi cũng muốn làm được một chút việc, nên xin vợ đi mấy hôm. Vợ tôi nhất quyết không nghe lại còn nói những lời rất khó nghe. Quá bực mình, tôi giơ tay tát vợ một cái. Không ngờ vợ tôi giật phắt tay tôi lại và vung tay tát trả lại. Cái tát của vợ khiến tôi cả ngày hôm đó vẫn không kịp hoàn hồn. Cả 5 ngón tay của vợ in lên mặt, thâm tím đến nỗi tôi chườm đá nguyên một ngày rồi bôi mật gấu các kiểu cũng không ăn thua. Cả tuần đó tôi không dám vác mặt ra khỏi nhà chứ chưa nói đến chuyện đám cưới đám xin gì nữa.
Tôi biết vợ tôi giỏi võ và sẵn sàng giở món võ ra với chồng nên cũng rất đề phòng. Tôi chả dại gì mà vung quyền ra trước mặt vợ tôi trước. Thế nhưng tôi lại vẫn bị ăn đòn như thường.
Video đang HOT
Không lâu sau, cảnh tượng khủng khiếp trên lại tái diễn. Hôm đó tôi đi làm về muộn, vợ tôi gọi mấy cú điện thoại nhưng do tắc đường tôi không nghe thấy tiếng chuông. Vừa thấy tôi dắt xe về đến cửa, vợ tôi hằm hằm đá ghế, rồi nhân tiện đó vung chân đá tôi. Theo phản xạ tự nhiên, tôi giơ chân ra để tự vệ. Không ngờ vợ tôi chụp lấy tay tôi rồi vòng qua cổ giật mạnh. Người tôi đổ vật xuống, xe máy đổ ra đè cả lên người. Vợ tôi thản nhiên bước chân vào nhà, không thèm nhìn lại chồng đang đau đớn nhăn nhó bò vào nhà.
Sau lần đó, thỉnh thoảng tôi lại được ăn đòn. Nhẹ thì trốn mặt ở trong nhà vài ngày, nặng thì vào viện cho bác sỹ chăm sóc. Tôi biết tránh voi chẳng xấu mặt nào nên ra sức nhẫn nhịn. Nhưng vợ tôi lại là người không cho tôi có cơ hội trốn đòn bao giờ. Cứ mỗi lúc ghen tuông lên là vợ tôi như biến thành người khác. Cô ấy có thể gầm lên rôi xông phi vào người tôi hoặc ném tất cả những thứ trong tầm tay về phía tôi.
Mẹ tôi vừa xót con trai vừa sợ con dâu. Nhiều lần bà nhẹ nhàng góp ý xa rồi nói gần, vợ tôi lúc đó thì hối hận xin lỗi. Nhưng sau một thời gian thì đâu lại vào đấy. Họ hàng tôi khi nhắc đến vợ tôi ai cũng ngó quanh, sợ có ngày ăn đòn mà không kịp tránh. Ai cũng ngán ngẩm lắc đầu. Mẹ tôi chẳng biết làm gì hơn đành khuyên tôi nên nhẫn nhịn cho êm cửa êm nhà.
Tôi cũng đã quen với điều đó trong suốt 3 năm liền. Nhưng đỉnh điểm đợt vừa rồi khiến tôi không thể nhịn thêm được nữa. Vợ tôi hậm hực vì mấy ngày nghỉ tết dương lịch tôi không được nghỉ làm để đưa vợ con đi chơi. Vợ tôi đi ra đi vào kêu là tôi hẹn hò với bồ nên mới trốn đi làm chứ ai lại đi làm vào ngày lễ bao giờ. Đang hậm hực với chồng, thì vợ tôi chợt thấy con trai tôi đang lẫm chẫm đổ nước ra sàn nhà tắm để nghịch. Cô ấy cầm tay xách ngược thằng bé lên và tát bốp vào mông con. Thằng bé khóc thét tím tái không thành tiếng. Cả đêm con khóc ôm cứng tôi vào lòng, mắt mở trân tráo không nhắm.
Tôi không thể nhịn thêm được nữa. Hổ dữ không ăn thịt con. Sao vợ tôi có thể nỡ lòng nào ra tay với con đến như thế! Mà thằng bé có lỗi lầm nào đâu, nó mới 2 tuổi thôi.
Tôi quyết định ly hôn với vợ tôi. Việc đánh con hôm nay như giọt nước tràn ly. Chỉ vì tranh cãi mà vợ tôi lại có thể ra tay như thế. Sau này có mâu thuẫn gì cô ấy còn có thể hành hạ bố con tôi đến mức nào nữa. Tôi không muốn phải sống trong nơm nớp lo sợ nữa. Tôi không muốn con tôi cũng phải sống trong cảnh tra tấn như vậy.
Đời tôi đầy rẫy những sai lầm kể từ khi lấy vợ rồi. Tôi muốn sửa đổi lại để con tôi có được cuộc sống bình yên. Tôi quyết tâm quỳ ở đây để xin bằng được tự do cho cả hai bố con tôi. Chúng tôi chỉ cần đi ra khỏi ngôi nhà này tay trắng để có thể được sống cho đúng nghĩ thôi. Tôi không cần gì hơn nữa.
Theo Phununews
Chồng yêu bản thân, không chịu chi một xu cho nhà vợ
Ai cũng khen nức nở việc Uyên có một người chồng tốt nhưng chỉ cô mới thấu hiểu nỗi khổ khi nhận ra rằng anh không bao giờ muốn chi một xu cho nhà vợ mà chỉ chăm chăm lo cho bản thân mình.
"Anh không muốn phải chi tiền cho các công việc của họ hàng nhà em vì anh chẳng chịu ơn gì từ bất cứ ai cả", Thành nói thản nhiên ngay trước mặt vợ ngay sau khi thấy Uyên ngỏ ý sẽ gửi một số tiền về quê đóng góp giúp ông bà ngoại sửa lại mái nhà trước mùa mưa bão. Uyên hơi ngỡ ngàng trước sự phản ứng của chồng vì không nghĩ rằng anh sẽ từ chối lời đề nghị đó, chẳng lẽ anh không hề nhận thấy sự quan tâm, lo lắng của bố mẹ, họ hàng bên ngoại với hai vợ chồng suốt mấy năm qua?
Uyên và Thành cưới nhau khi hai người vừa tốt nghiệp Đại học, trong tay chẳng có gì ngoại trừ hai tấm bằng, một chiếc xe máy cũ thay nhau đi làm và rất nhiều hi vọng. "Cái thời khó khăn đó, tình cảm mà ấm áp biết nhường nào", Hoa thầm tiếc nuối. Hai bên gia đình đều không khá giả nhưng thương con, thay nhau chia sức người sức của gom góp lo lắng cho vợ chồng Uyên Thành, khi họ sinh con đầu lòng hay lúc mua ngôi nhà đầu tiên sau mấy năm trời chắt bóp. Uyên không nhận công lao hết về phía nhà mình nhưng sự thực thì ai thân quen với vợ chồng cô đều biết họ hàng bên ngoại nhiệt tình và chu đáo với hai vợ chồng đến thế nào.
Ngày Uyên nhận được công việc đi làm sau đám cưới, bố cô đã động viên con gái bằng cách lặn lội ra tận Hà Nội mua sắm từng vật dụng nhỏ trong nhà mà con còn thiếu, ở lại 1 tháng chỉ để lo bếp núc, ăn uống cho con. Nhìn bố lủi thủi trong bếp, chăm chút từng tí một mâm cơm ngon lành rồi chờ con về, đã có lần Uyên lặng lẽ rơi nước mắt và tự nhủ mình đã chịu ơn ông rất nhiều. Đến khi hai vợ chồng đã quen với guồng công việc khi đi làm, ông mới tạm yên tâm quay về vì ở nhà còn bao nhiêu việc đang chờ.
Thành không hề có mặt ở bên lúc gia đình Uyên cần và khi cô cảm thấy yếu đuối. (ảnh minh họa)
Chưa đầy một năm sau, cả nhà đã đón thêm một thành viên mới. "Cháu bà nội, tội bà ngoại", từ ngày sinh cu Bin đến nay, trăm thứ tội nợ đều là mẹ đẻ Uyên chăm lo. Hôm sinh cháu trong bệnh viện, Uyên quằn quại với cơn đau đẻ nhưng mỗi lần hé mắt ra là lại thấy gương mặt mẹ lo lắng ngồi chờ bên cạnh, cho tới tận khi cô vào phòng chờ mới thôi. Mẹ chồng Uyên công tác tại một cơ quan nhà nước, vẫn chưa tới tuổi hưu và phong cách cũng rất trẻ trung, bà vốn không thích thú với việc chăm bẵm con dâu đẻ. Thành ra khi thấy bà thông gia nhẹ nhàng ướm hỏi việc sẽ thay bà đứng ra nhận trách nhiệm việc sinh nở và chăm bẵm con đi đẻ, bà lập tức đồng ý, trong câu nói còn ẩn chứa một tiếng thở phào khó giấu.
Suốt 1 tuần liền trong bệnh viện, ngoài vài lần thăm viếng cho có lệ từ họ hàng nhà chồng thì chỉ có mẹ ruột Uyên tận tình nhất khi quyết bám trụ 24/24 bên giường bệnh, từ chối cả những lời mời về nhà nghỉ ngơi của con rể và quả quyết rằng bà thậm chí có thể tắm rửa và làm mọi thứ ngay ở bệnh viện. Những ngày hạnh phúc đó, Uyên lại thêm một lần nữa chịu ơn mẹ vì tất cả sự hi sinh bà dành cho tổ ấm nhỏ của mình. Nhưng có một việc khiến cô không hài lòng, đó là sự lạnh nhạt của Thành về mẹ ruột mình, dường như anh cho rằng đó là điều hiển nhiên mà bà phải có trách nhiệm, vì đó là con gái bà, đó là cháu ruột bà mà bà cần cưu mang. Đã có lúc, Uyên giật mình tưởng tượng sự "phủi tay" của chồng, giống như giữa anh và mẹ cô không hề có chút tình thân mà chỉ đơn giản là buộc phải ở gần nhau vì mình vậy.
Khi hai vợ chồng quyết định dồn tiền bạc mua ngôi nhà đầu tiên, hai bên nội ngoại cùng dồn tiền, mỗi bên một ít để góp thêm cho con lo việc lớn. Uyên biết thừa cả nhà không có tiền nhưng có lẽ đã bán đi đôi mảnh ruộng dưới quê để giúp khi con cái gặp khó khăn, và phần nữa là để Uyên không cảm thấy mình thua thiệt trước nhà chồng. Đó là lần thứ hai kể từ khi lấy chồng, Uyên bật khóc vì ân tình của bố mẹ.
Trái ngược hoàn toàn với Uyên và cũng giống như mọi lần khác, Thành đón nhận số tiền ít ỏi của nhà vợ bằng thái độ khó đoán, không chút cảm xúc, không một lời cảm ơn hay tại vì thấy vợ đã nhắc đi nhắc lại câu đó quá nhiều. Câu chuyện có chút tế nhị khiến Uyên không tìm được dịp nào tiện để góp ý với chồng, thì bất ngờ, cô hay tin bố ruột ốm nặng. Mấy ngày trời, Uyên gửi con về nội và xin nghỉ làm về quê chăm bố. Nắm đôi tay run run của ông trên giường bệnh, cô rớt nước mắt vì xót xa. Thành cáo bận việc công ty, anh không hề có mặt ở bên lúc gia đình Uyên cần và khi cô cảm thấy yếu đuối. Đó là lý do đầu tiên khiến Uyên thất vọng về chồng.
Lần thứ hai là khi cô thẳng thắn trao đổi việc mình dự tính sẽ gửi một số tiền về quê thêm vào tiền của anh chị để sửa lại cho ông bà ngôi nhà đã cũ trước mùa mưa bão sắp tới. Đúng như dự đoán của Uyên về sự đáng trách của chồng, Thành nhanh chóng gạt đi và dành tặng lại vợ câu nói vô tình, vô trách nhiệm về tất cả những gì bố mẹ cô đã dành cho hai vợ chồng bấy lâu nay. Lỗi thuộc về Thành nhưng có lẽ thuộc về Uyên nhiều hơn khi cô đã không thẳng thắn với anh ngay từ đầu, đã không kiên quyết để đến mức biến bố mẹ trở thành "người vác tù và hàng tổng" vì trót yêu thương con nhiều quá...
Theo 2sao
Anh có còn là con người không khi làm những điều đó Đó là bạn gái làm cùng công ty em, hai anh em cũng chơi thân với nhau, mặc dù cô ấy đã có chồng và một con trai, gần đây tự nhiên thấy cô ấy có dấu hiệu khác lạ, cô ấy gọi điện và nhắn tin cho em kể về chuyện gia đình cô ấy. Chồng cô ấy là lái xe, thường...