Quy định xử phạt ATM hết tiền: Chỉ ngân hàng mới biết ATM hết tiền!
Sau khi Nghị định 96 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng chính thức có hiệu lực, tình hình các cây ATM máy hỏng, hết tiền… có được khắc phục không? Người sử dụng thẻ ATM có gặp tình trạng không rút được tiền, như đã từng diễn ra bấy lâu?
Phóng viên đã tiến hành khảo sát tại các khu công nghiệp (KCN) và những khu vực đông dân cư.
Chưa phải đã chạy “ngon trớn”
Theo ghi nhận, tại cây ATM của Vietinbank trong khuôn viên trường Đại học Thủy lợi (Tây Sơn, Q.Đống Đa, Hà Nội), được biết, cách đây vài ngày cây ATM này đã xảy ra sự cố và phải ngừng hoạt động để bảo trì, nhưng đến nay cây cũng đã hoạt động bình thường trở lại.
Một số cây ATM của Vietcombank nằm trong khu chế xuất Tân Thuận, nơi được xem là điểm nóng vào những ngày công nhân rút lương, nhưng trong ngày 13.12 vẫn hoạt động bình thường, các cây ATM liên tục có khách hàng thực hiện giao dịch nhưng không có khách hàng nào gặp sự cố. Trên các máy ATM, đều có số điện thoại đường dây nóng để khách hàng liên hệ.
Tuy nhiên, ngày 15.12, nhiều sinh viên Trường Đại học Cần Thơ phàn nàn về cây ATM tại cổng A thông báo ngưng phục vụ để bảo trì. Tại đây, rất nhiều người đứng chờ rút tiền nhưng vẫn không thực hiện được giao dịch. Chị Trần Thị Tuyết Xuân – nhân viên Cty PPF, phàn nàn: “Vì sợ mất nhiều thời gian đi rút tiền ở ATM không cùng tuyến đường, nên mình đã chọn ATM gần nhà để rút tiền. Đến rút tiền thì trụ ATM đang bảo trì, không rút được”.
Chị Võ Thị Phượng – nhân viên Cty cổ phần May Tây Đô – cho biết, sẵn dịp đi ngang trường thấy có cây ATM, ghé vào rút tiền để đi chợ, đến trụ ATM rút tiền nhưng máy lại thông báo “Tạm ngừng phục vụ để bảo trì”. Chị Phượng than phiền, tình trạng này chị gặp rất nhiều, nhất là vào những ngày lãnh lương, lễ tết, phải đợi 2 – 3 giờ sau máy mới có tiền trở lại.
Video đang HOT
Theo ông Trịnh Vũ Thanh Sơn – Phó phòng Kinh doanh dịch vụ ATM (NH Vietcombank Cần Thơ): “Cây ATM bên Trường Đại học Cần Thơ không hoạt động là do máy bị hỏng card thẻ, hiện NH đang sửa chữa để phục vụ trong thời gian sớm nhất. Ngân hàng Vietcombank đã có hệ thống theo dõi và giám sát mạng lưới ATM rộng khắp, đồng thời cập nhật 24/24 giờ về lượng tiền còn trong máy. “Biết được vào thời điểm Tết Nguyên đán giao dịch ATM tăng lên đột biến, nên thông qua hệ thống công nghệ theo dõi từ ngân hàng đến các máy, chúng tôi biết được máy ATM còn bao nhiêu tiền. Nếu chỉ còn 100 triệu, chúng tôi tiếp tiền ngay, vì vậy máy không thể hết tiền được”.
Quá ít cây ATM…
Theo quy định tại Nghị định 96 cho biết, từ ngày 12.12.2014 sẽ xử phạt từ 10 – 15 triệu đồng đối với trường hợp “ngân hàng không giám sát mức tồn quỹ tại máy ATM, không đảm bảo máy ATM phải có tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng theo quy định”. Nhưng, không phải chỗ nào cũng có cây ATM để cho việc rút tiền được thuận lợi.
Cụ thể, tại KCN Ninh Hiệp ( Gia Lâm, Hà Nội), chúng tôi không tìm thấy cây ATM nào đặt trong khu vực này. Theo một số công nhân tại đây cho biết, trong KCN này không có cây ATM, nếu muốn rút tiền thì phải đi tới địa phận Dốc Lã – Ninh Hiệp (nằm cạnh KCN) mới có.
Tại KCN Sài Đồng (Gia Lâm), nơi đây chỉ có một cây ATM của Vietcombank nằm trên đường Công nghiệp 4, sát trụ sở nhà máy SUMI. Theo chị Trần Thị Dân – công nhân nhà máy SUMI – cho biết, cả KCN này rộng gần 100ha với hàng chục nhà máy, hàng vạn công nhân, nhưng chỉ có duy nhất một cây ATM. Mong ngân hàng cho lắp thêm nhiều cây ATM nữa, để mỗi kỳ lương chúng tôi không phải xếp hàng dài chờ rút tiền. Khi PV có mặt, anh N.V.Tú – công nhân nhà máy Pentax – đang rút tiền, anh Tú cho biết: Làm tại KCN này gần 2 năm, nhưng anh chưa lần nào đi rút tiền tại cây này mà không rút được.
Một số địa điểm thuộc các khu vực vùng ven TPHCM như Bình Tân, Tân Phú, chỉ có hiện tượng một số trụ ATM được dán thông báo “đang trong quá trình xây dựng” hoặc “máy ATM chưa được đưa vào sử dụng”, dù rằng theo phản ánh của người dân thì các trụ này được đặt đã lâu. Còn tại cây ATM của VietinBank ở số 441 Nguyễn Văn Linh, khi chúng tôi dùng thẻ Vietcombank để vấn in sao kê thì cây hiển thị chữ “Chức năng chưa sẵn sàng trên ATM, quý khách vui lòng thực hiện giao dịch trên ATM khác của VietinBank” (Ảnh). Nhưng khi thực hiện giao dịch rút tiền thì vẫn rút được bình thường.
Bà Đỗ Thị Tưởng – Trưởng phòng Dịch vụ – Marketing, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý dịch vụ ATM của Chi nhánh Agribank tại Quảng Ninh – cho hay, người dân cứ nghĩ không rút được tiền nghĩa là máy hết tiền thì oan cho các ngân hàng, bởi trong quá trình hoạt động, máy cũng thường gặp lỗi do hệ thống, hoặc do cả thao tác sai của khách hàng.
Còn ông Nguyễn Ngọc Thạch – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Quảng Ninh – cho hay: “Trong cây ATM còn tiền hay không, thì chỉ ngân hàng mới biết. Nhưng cũng có một cách để người dân kiểm tra: Nếu cây ATM báo lỗi, không rút tiền được, nhưng vẫn kiểm tra số dư và chuyển khoản được thì có thể máy hết tiền. Khi đó, hoặc gọi điện cho ngân hàng đó theo số điện thoại nóng, hoặc gọi trực tiếp cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, để chúng tôi chỉ đạo các ngân hàng xử lý; nếu các ngân hàng không giải quyết kịp thời thì chúng tôi xử lý họ”.
Theo Nhóm PV
Lao động
Rủ 3 gã "phi công" đi picnic, 2 "quý bà" bị trấn lột, ném vào bụi rậm
Sau hơn 12 năm gặp lại "cố nhân", tại phiên xử phúc thẩm của TAND tỉnh Khánh Hòa, "quý bà" Nguyễn Thị Nở nhìn chằm chằm vào gã "phi công" Phan Tiến Dũng (SN 1974, trú thôn Tân Bình, xã Ea Knuếc, huyện Krông Păk, tỉnh Đắc Lắc) rồi rút điện thoại đưa lên chụp ảnh lia lịa...
Bị cáo Phan Tiến Dũng trước vành móng ngựa và bị hại Nguyễn Thị Nở (ngồi phía sau) tại tòa.
3 gã "phi công" lên kế hoạch lột tài sản của 2 "quý bà"
Hồ sơ vụ án thể hiện, từ 23.1.2002 - 30.1.2002, Phan Tiến Dũng (còn gọi là Boy, và tên khác là Văn Đức Hoài) cùng 2 đối tượng tên Kiên, Khoa (chưa xác định lai lịch) đến tạm trú tại nhà anh Lương Văn Hoàng ở thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa để tiếp thị bán dầu gội, sữa tắm. Trong thời gian ở đây, cả ba quen với chị Nguyễn Thị Nở (SN 1970, trú thôn Đại Cát 1, xã Ninh Phụng, TX.Ninh Hòa, Khánh Hòa) và Huỳnh Thị Hồng Nhung (SN 1975, trú tại Làng Phú Quý, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cùng đang tạm trú tại khóm 1, thị trấn Vạn Giã) đang thuê nhà bán cà phê. Vào tối 29.1.2002, trong lúc đang ngồi nhậu cùng, chị Nhung, Nở rủ Dũng, Kiên, Khoa đi suối Hóc Chim thuộc thôn Tân Phú, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh chơi. Khoảng 9h ngày 30.1.2002, chị Nhung thuê 2 xe môtô lên suối Hóc Chim tắm và ăn uống.
Đến khoảng 11h30 cùng ngày, thấy suối đã vắng người, Kiên nháy mắt bảo Dũng đưa Nhung đi lên phía trên chơi, Dũng hiểu ý nên đưa Nhung đi cách đó khoảng 50m có nhiều lùm cây che khuất tầm nhìn. Rồi Kiên, Khoa dùng vũ lực đè Nở xuống đất, dùng dây và băng keo chuẩn bị sẵn cột tay, chân và bịt miệng Nở, khống chế và cướp của Nở một sợi dây chuyền vàng tây 2 chỉ, 1 nhẫn vàng 0,3 chỉ, 1 nhẫn vàng 1 chỉ, 1 đồng hồ hiệu Senko và chìa khóa xe máy 79K1-1506. Lấy tài sản xong, Khoa, Kiên khiêng Nở bỏ vào trong lùm cây rậm rạp. Kiên ở lại trông giữ Nở, còn Khoa đến chỗ Dũng và Nhung, từ phía sau Khoa dùng mũ vải chụp vào mặt chị Nhung, rồi khống chế, uy hiếp và cướp của chị Nhung 155.000 đồng, cùng chìa khóa xe máy. Sau đó, Dũng, Kiên, Khoa thu dọn hành lý, xuống chỗ trông xe lấy xe bỏ trốn.
Trốn truy nã vẫn tiếp tục gây án
Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, Dũng bỏ trốn xuống Bình Dương một thời gian, rồi về lại TPHCM chung sống như vợ chồng với Trần Thị Thu Hiền và có một con sinh năm 2006, dưới cái tên giả là Văn Đức Hòa. "Ngựa quen đường cũ", hắn lại gây án, ngày 25.9.2012 bị TAND quận 10 TPHCM xử phạt 1 năm 3 tháng tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và thi hành án tại trại giam An Phước, Bình Dương. Qua xác minh, Công an TP.Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc phát hiện Văn Đức Hòa chính là Phan Tiến Dũng, là đối tượng bị Công an TP.Buôn Ma Thuột truy nã theo quyết định số 37 ngày 31.7.2001 về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" nên trích xuất về Công an Buôn Ma Thuột để điều tra, sau đó ngày 7.11.2013 đã bị TAND TP.Buôn Ma Thuột xử phạt 3 năm 6 tháng tù về tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tiếp đó, Dũng được trích xuất về Công an huyện Vạn Ninh để điều tra xử lý theo thẩm quyền.
Ngày 5.9, TAND huyện Vạn Ninh mở phiên tòa sơ thẩm đưa Dũng ra xét xử. Tại phiên xử, TAND huyện Vạn Ninh đã tuyên phạt Phan Tiến Dũng 10 năm tù về tội "Cướp tài sản". Do tại thời điểm xét xử vụ án này bị cáo Dũng đang phải chấp hành bản án 3 năm 6 tháng tù của TAND TP.Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc nên tòa đã tổng hợp hình phạt buộc Dũng phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 13 năm 6 tháng tù.
Đối với Kiên và Khoa có hành vi cùng Dũng cướp tài sản của chị Nở và chị Nhung do chưa rõ lai lịch, nên cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ để xử lý sau. Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc Dũng phải bồi thường số tiền 8.438.000 đồng (trị giá chiếc xe máy và 155.000 đồng) cho chị Nhung và 1.950.000 đồng cho chị Nở. Sau khi án tuyên, Dũng làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 18.11, TAND tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm. Lần này, tòa cũng cho triệu tập 2 bị hại đến tòa để làm rõ hành vi của Dũng nhưng chỉ có một mình bị hại Nguyễn Thị Nở có mặt. Tuy nhiên, xét thấy không có tình tiết nào mới để giảm nhẹ hơn cho bị cáo nên Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã bác kháng cáo của bị cáo và giữ nguyên án sơ thẩm buộc bị cáo phải chấp hành tổng cổng là 13 năm 6 tháng tù.
Theo Hiển Vinh
Lao Động
Vụ 1.000 tỷ đồng của bà bán bún: Nguyên đơn tiếp tục kháng cáo Dù tòa đã ra quyết định đình chỉ vụ án vụ tranh chấp tài sản. Tuy nhiên, phía nguyên đơn đã kháng cáo yêu cầu tiếp tục đưa vụ án ra xét xử. Ngay khi TAND TPHCM ra quyết định đình chỉ vụ kiện tranh chấp tài sản với "cô gái ngàn tỷ đồng", ông Thạch Vũ Phương (SN 1958, ngụ quận Tân...