Quy định trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký, ban hành Nghị định số 14/2020/NĐ-CP ngày 24/1/2020 Quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng trợ cấp chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020.
Ảnh minh họa
Nghị định gồm 3 chương, 11 điều. Theo đó, đối tượng áp dụng là giáo viên, giảng viên, cô nuôi dạy trẻ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm nhà trẻ, giám đốc, phó giám đốc, trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng phòng, nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ 1/1/1994 đến 31/5/2011 tại các cơ sở giáo dục công lập sau: Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước…
Để được chế độ trợ cấp, các đối tượng phải có đủ các điều kiện trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 5 năm trở lên; đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 1/1/2012. Mức trợ cấp được tính bằng (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp với nguồn kinh phí do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định.
Video đang HOT
Thời hạn giải quyết chế độ là 20 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Lương hưu chỉnh theo hướng chia sẻ giữa người cao và thấp
Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ giữa người hưởng cao và thấp.
Thực hiện Nghị quyết 28 của Trung ương về cải cách chính sách BHXH, Bộ LĐ-TB&XH hiện đã bắt tay vào nghiên cứu Đề án điều chỉnh lương hưu, để đảm bảo sự chia sẻ giữa người hưởng lương hưu cao và thấp.
Điều chỉnh lương hưu để xóa dần khoảng cách giàu, nghèo. Ảnh: VNN
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam tới hết tháng 10/2019, số người hưởng lương hưu trên cả nước là hơn 2,54 triệu người, với mức lương bình quân hơn 4,9 triệu đồng/người/tháng.
Trong đó, mức lương hưu thấp nhất là 346.700 đồng/người/tháng, mức lương hưu cao nhất hơn 116 triệu đồng/người/tháng; Số người hưởng lương hưu dưới mức lương bình quân là hơn 1,6 triệu người, số người hưởng trên mức lương bình quân hơn 928.000 người.
Đặc biệt, có 9 người hưởng mức lương hưu bình quân trên 68,8 triệu đồng, đều thuộc khối doanh nghiệp. Số người hưởng lương hưu cao chủ yếu thuộc khu vực doanh nghiệp do những người này khi còn làm việc có mức đóng BHXH trên cơ sở mức lương cao, hầu hết họ từng là lãnh đạo doanh nghiệp nghỉ hưu.
Nhận thấy những bất cập nói trên, nhiều chỉ đạo yêu cầu cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ.
Từng phát biểu về vấn đề này, TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho hay, chính sách bảo hiểm xã hội thay đổi từ đơn tầng sang đa tầng.
Đa tầng tức là có 3 tầng cụ thể. Tầng thứ nhất là đảm bảo mức an sinh xã hội tối thiểu cho người dân và đảm bảo độ bao phủ toàn dân phải có bảo hiểm xã hội.
Tầng thứ hai là theo chính sách có đóng có hưởng, đóng cao hưởng cao, đóng thấp hưởng thấp. Tức là theo nguyên tác đóng hưởng. Trong tầng này phải được minh bạch, người lao động có tài khoản cá nhân để theo dõi đóng góp. Như hiện nay, doanh nghiệp đóng 14%, người lao động đóng 8%.
Tầng thứ ba là hưu trí bổ sung, doanh nghiệp và người lao động có điều kiện sẽ đóng thêm tiền để khi người lao động về hưu có thêm thu nhập.
"Bên cạnh đó, chính sách bảo hiểm xã hội lần này có sự chia sẻ trong hệ thống bảo hiểm xã hội. Các thế hệ chia sẻ cho nhau. Ví dụ, thế hệ đi trước, lương rất thấp dưới 1,3 triệu đồng, phải điều chỉnh để mức thấp nhất của những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi về hưu lương không thấp hơn mức tiền lương cơ sở, như hiện nay là 1,3 triệu đồng và từ 1/7/2018 là 1.390.000 đồng. Có nghĩa là những người đóng sau chia sẻ với những người đóng trước". TS Lợi giải thích.
"Hiện nay, ở nước ta có khoảng 200.000 người có tiền lương hưu từ 10 triệu đồng tới 101 triệu đồng/tháng. Những người lương hưu quá cao và ở mức cao hơn trung bình nên có sự chia sẻ cho những người có mức lương hưu thấp hơn, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo đối với những người về hưu. Đây chính là nguyên tắc chia sẻ trong hệ thống bảo hiểm xã hội đang hướng vào năm 2021", đại biểu Bùi Sỹ Lợi cho biết.
Thái An (tổng hợp)
Theo Datviet
Ngày Tết, giáo viên chúng tôi không phải tặng quà cho lãnh đạo nhà trường Những hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở đây cũng không có khái niệm nhận quà tặng của giáo viên. Vì thực tế, có giáo viên nào đến tặng quà đâu mà lãnh đạo nhận. Ngày mới ra trường, tôi xin vào dạy hợp đồng ở trường phổ thông ở một tỉnh phía Bắc. Lúc ấy, vì là "lính mới" mà thấy giáo viên...