Quy định ‘tóc đen, nội y trắng’ gây chia rẽ nữ sinh Nhật
Nhưng quy đinh ha khăc tai cac trương hoc khiên giơi tre xư hoa anh đao đanh mât ban săc ca nhân, chiu ap lưc tâm ly năng nê.
Tại Nhật Bản, “tuân thủ tuyệt đối mọi quy định” là nguyên tắc áp dụng cho tất cả công dân, bất kể giới tính hay lứa tuổi.
Dù vậy, không phải luật lệ nào cũng hợp lý và thiết thực, điển hình như việc yêu cầu học sinh phải để tóc màu đen tuyền hoặc mặc nội y trắng tới trường, theo Washington Post .
Nhật Bản là quốc gia có quy định nghiêm ngặt về đầu tóc, trang phục của học sinh. Ảnh: Reuters.
Các cơ sở giáo dục công lập nước này khẳng định những quy tắc chung về màu tóc, trang phục sẽ đảm bảo thanh thiếu niên tập trung học tập, không đua đòi ăn chơi.
Tuy nhiên, các chuyên gia và nhà hoạt động xã hội chỉ trích việc áp đặt luật lệ hà khắc lên học sinh đang tước đoạt bản sắc cá nhân và gây ra tình trạng phân biệt đối xử, bắt nạt học đường.
Bài xích sự khác biệt
Đầu tháng 2 năm nay, tòa án cấp quận tại tỉnh Osaka yêu cầu trường trung học phổ thông Kaifukan ở thị trấn Habikino bồi thường tổn thất hơn 3.000 USD cho một cựu học sinh.
Do sở hữu màu tóc nâu tự nhiên, cô gái này liên tục phải nhuộm đen theo yêu cầu của nhà trường kể từ khi nhập học năm 2015. Cảm thấy áp lực và đau khổ, cô gái bỏ học. Nhà trường sau đó xóa tên cô khỏi sơ đồ lớp học và danh sách học sinh.
Năm 2017, cô gái đệ đơn kiện trường cũ về vụ việc. Tuy nhiên, thẩm phán tuyên bố trường học có quyền đặt quy định về màu tóc, chỉ phải bồi thường do tự động gạch tên nữ sinh khỏi danh sách học sinh.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng quy tắc về màu tóc và nội y gây chia rẽ và gia tăng nạn phân biệt đối xử giữa các học sinh. Ảnh: Jpninfo.
Yoshiyuki Hayashi, luật sư phía nguyên đơn, bày tỏ sự thất vọng trước việc tòa án không có bất kỳ sự lên án pháp lý nào đối với việc nhà trường khăng khăng khẳng định tóc của cô gái có màu đen tự nhiên.
“Cô bé chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề, thậm chí sinh chứng khó thở khi nhìn thấy tóc mình trong gương. Hiện tại, cô ấy phải đi làm bán thời gian và gặp nhiều khó khăn”, luật sư Yoshiyuki Hayashi nói.
Theo khảo sát do đài truyền hình NHK thực hiện, gần một nửa số trường trung học ở Tokyo yêu cầu học sinh có mái tóc gợn sóng hoặc không đen nộp giấy xác nhận đó là tóc chưa qua sử dụng hóa chất.
Theo đó, trong số 177 trường trung học do chính quyền thủ đô Tokyo điều hành, 79 trường yêu cầu các giấy chứng nhận có chữ ký của phụ huynh, theo Reuters.
Miyuki Nozu (32 tuổi), hiện làm việc với những người nhập cư, nói rằng cô từng theo học tại một trường tư thục yêu cầu học sinh luôn mang theo giấy chứng nhận màu tóc.
Nozu cho biết những quy tắc hà khắc do trường học đề ra khiến trẻ em nhập cư, con lai hay những người có đặc điểm cơ thể khác biệt cảm thấy lạc lõng, không được coi trọng.
“Các cơ sở giáo dục khẳng định người Nhật phải có mái tóc đen, thẳng. Nhưng Nhật Bản không còn là một quốc gia đơn sắc tộc nữa. Họ đang ép buộc giới trẻ bằng những luật lệ lỗi thời, hà khắc và không quan tâm tới sự đa dạng”, cô nhận xét.
Gần 60% trong số hơn 200 trường công lập có quy định học sinh phải mặc đồ lót màu trắng. Ảnh: ICU.
Giáo sư Kayoko Oshima tại ĐH Doshisha cho biết ngày càng nhiều người trẻ “cảm thấy tổn thương và đánh mất lòng tự trọng”, chịu cảnh cô lập và bắt nạt từ bạn học vì có ngoại hình khác biệt.
“Người Nhật có tâm lý bài xích những cá nhân khác biệt. Do đó, mọi người thường cố tình khiến bản thân kém nổi bật như một phương pháp sinh tồn”, cô lý giải.
Những quy định học đường gây chia rẽ tại xứ hoa anh đào không chỉ dừng lại ở màu tóc. Tại thành phố Nagasaki, gần 60% trong số 238 trường công lập có quy định học sinh phải mặc đồ lót màu trắng.
Đài truyền hình NHK đưa tin các giáo viên thường xuyên kiểm tra nội y của học sinh khi các em thay đồ cho tiết thể dục. Một số trường học thậm chí yêu cầu người vi phạm quy định cởi bỏ đồ lót.
Kêu gọi thay đổi
Vài năm gần đây, ngày càng nhiều ý kiến lên án các quy tắc học đường hà khắc, yêu cầu chính phủ và các cơ sở giáo dục phải thay đổi.
Năm 2018, khi vụ việc nữ sinh tại Osaka kiện trường cũ lần đầu được báo giới chú ý, Yuji Sunaga là người đứng ra tổ chức chiến dịch “Ngừng các quy tắc cực đoan trong trường học”.
Ngày càng nhiều ý kiến cho rằng chính phủ và cơ sở giáo dục thay đổi quy tắc hà khắc với học sinh. Ảnh: Nippon.
Bản kiến nghị của anh thu về 60.000 chữ ký ủng hộ, đòi chính phủ Nhật Bản có biện pháp xử lý tình trạng áp đặt luật lệ hà khắc về đầu tóc, trang phục lên học sinh.
Anh cho biết những quy định trên không chỉ khiến nạn phân biệt đối xử thêm trầm trọng, mà còn khiến tình trạng quấy rối tình dục học đường gia tăng. Điều này khiến người trẻ chịu ảnh hưởng về tâm lý và thể chất, thậm chí dẫn đến tự tử.
“Các quy định hà khắc, quan niệm ‘phải giống như bạn bè’ khiến tuổi trưởng thành của nhiều người trẻ trở thành nỗi ám ảnh. Lòng tự trọng của trẻ em ngày nay ngày càng giảm, có thể khiến chúng đánh mất ý chí sống”, Sunaga nói.
Ba nữ sinh Singapore cứu người bị nạn
Ngày 10/2, đang trên đường về nhà, ba nữ sinh 16 tuổi trường Trung học Dunman St John Brigade gặp một vụ tai nạn và sơ cứu người bị thương.
Ba nữ sinh Tan Ler Xen, Lee Hill và Teo Jing Jing Zoe nghe thấy tiếng va chạm mạnh. "Khi quay lại, em thấy hai người đi xe máy nằm sõng soài trên đường", Ler Xen nói.
Nhờ kỹ năng được học ở trường, ba học sinh tìm cách hỗ trợ. Trong khi Zoe thông báo với người đi đường rằng các em có kiến thức sơ cứu, Ler Xen vội vã đến trung tâm dịch vụ hành khách tại ga tàu điện ngầm Mountbatten gần đó, giải thích nhanh với nhân viên và mượn một bộ sơ cứu.
Nhờ sự giúp đỡ của một tài xế, một người đàn ông bị nạn được đưa lên vỉa hè nhưng chân vẫn mắc kẹt dưới gầm xe máy. "Anh ấy rên rỉ, máu chảy từ bàn tay trái và bị trầy xước khuỷu tay. Ngoài ra, anh ấy còn có vết rách trên trán", Zoe kể.
Ba nữ sinh đã khử trùng vết thương của nạn nhân, cầm máu. Nhận thấy cánh tay của nạn nhân tạo thành một góc kỳ lạ, các nữ sinh cho rằng nó đã bị gãy nên yêu cầu giữ nguyên tư thế để nẹp cố định tạm thời.
Từ trái sang phải Teo Jing Jing Zoe, Tan Ler Xen và Lee Jill, các học sinh trường Dunman St John Brigade. Ảnh: Dunman High School
Khoảng 10 phút sau, các sĩ quan của Lực lượng Phòng vệ Dân sự Singapore đến, tiếp nhận người đàn ông bị thương từ ba nữ sinh, đánh giá vết thương được sơ cứu rất tốt, giúp giữ mạng sống cho nạn nhân.
Hành động của ba nữ sinh đã được nhà trường biểu dương sau đó. Câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trong và ngoài trường vào đầu tháng 3. Cô Low Xin Tian, Hiệu trưởng trường Dunman St John Brigade, cho biết rất tự hào về tinh thần và việc làm của các học sinh. "Được trang bị các kỹ năng sơ cứu, các em làm được việc quan trọng với những người cần được giúp đỡ và chăm sóc y tế", cô nói.
Ảnh: Đám tang nữ sinh Myanmar tử vong do bị bắn vào đầu trong biểu tình phản đối đảo chính 3/3 là ngày tang tóc tại Myanmar khi 38 người thiệt mạng do biểu tình phản đối chính quyền quân sự, nữ sinh Kyal Sin là một trong số các nạn nhân đó. Nữ sinh viên đại học Myanmar, Kyal Sin, vào hôm 3/3/2021 tham gia biểu tình phản đối việc quân đội lên nắm chính quyền. Các cuộc biểu tình như vậy...