Quy định sử dụng chứng cứ ghi âm
Theo điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự, tài liệu nghe được sẽ được coi là chứng cứ nếu bạn xuất trình với tòa án văn bản xuất xứ hoặc văn bản liên quan tới việc thu âm, thu hình.
Điều 81, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về chứng cứ như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”.
Căn cứ quy định tại Điều 82, Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2011), băng ghi âm là tài liệu nghe được và được coi là một nguồn chứng cứ. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 83 về xác định chứng cứ, băng ghi âm được coi là một chứng cứ khi thỏa mãn điều kiện sau đây: Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Như vậy, đoạn băng ghi âm (lén) giữa bạn và đối tác làm ăn được coi là chứng cứ khi bạn xuất trình được kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của đoạn băng ghi âm hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc ghi âm. Ví dụ: biên bản làm việc (có chữ ký đầy đủ của 2 bên) cùng thời điểm ghi âm hoặc văn bản xác nhận bạn và đối tác có gặp mặt, có lịch làm việc cùng nhau….; đồng thời đối tác phải thừa nhận giọng nói trong băng ghi âm là của họ hoặc có kết luận của cơ quan giám định xác nhận giọng nói trong đoạn băng ghi âm là của đối tác.
Video đang HOT
Trường hợp không đáp ứng được các điều kiện đó, đoạn băng ghi âm của bạn chỉ được xem là tài liệu liên quan đến vụ án, có giá trị tham khảo chứ không thể có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Theo VNE
Quảng Ninh: Cán bộ bị tố đòi "chung cổ phần"
Một văn phòng công chứng tư có quyết định thành lập đến nay đã hơn 7 tháng nhưng vẫn không thể hoạt động.
Ngôi nhà ông Phương thuê làm VPCC Mạo Khê nhưng đến nay đã 7 tháng vẫn chưa thể hoạt động - Ảnh: P.H.S
Trưởng văn phòng công chứng này đang tố cáo bị Trưởng phòng Tư pháp huyện gây khó dễ, đòi sở hữu 50% cổ phần. Đòi góp vốn 50/50
Ông Nguyễn Đức Phương, 41 tuổi, Trưởng văn phòng công chứng (VPCC) Mạo Khê, H.Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tố cáo việc ông đang bị cán bộ H.Đông Triều ép đòi sở hữu cổ phần. Trong đơn ông Phương trình bày, ngày 18.6.2012, UBND tỉnh có quyết định cho phép thành lập VPCC Mạo Khê, trụ sở đặt tại khu Hoàng Hoa Thám, thị trấn Mạo Khê, H.Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Ngay sau đó, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh cũng cấp giấy phép đăng ký hoạt động. Tuy nhiên đến nay đã hơn 7 tháng, VPCC vẫn không đi vào hoạt động. Nguyên nhân theo ông Phương là do có sự đòi "ăn chia" không thỏa đáng của bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Tư pháp huyện, bà Nguyễn Thị Bích Hải, Phó chủ tịch UBND thị trấn Mạo Khê và một số người khác.
Theo ông Phương, trước đó, tháng 9/2011, ông bắt đầu làm thủ tục để lập VPCC. Một người quen ở Sở Tư pháp tỉnh giới thiệu ông Phương với bà Hằng và bà Hải để cùng hợp tác mở văn phòng. Hai bên cùng thỏa thuận, Phương đứng tên chủ đề án, làm thủ tục mở văn phòng và đứng tên đại diện (bên A). Phía bà Hằng, bà Hải (bên B) do có quan hệ với lãnh đạo Sở Tư pháp, có uy tín, lại nắm bắt được số lượng giao dịch công chứng trên địa bàn chịu trách nhiệm giao dịch để văn phòng sớm thành lập. Hai bên cũng thống nhất, trụ sở sẽ thuê nhà của Mạc Văn Bình (công an viên của thị trấn) với giá 8 triệu đồng/tháng. Lúc này hai bên chưa bàn chuyện "ăn chia".
Tuy nhiên, theo ông Phương, tháng 6/2012, khi có quyết định cho phép thành lập văn phòng và giấy phép hoạt động thì bà Hằng đã đến Sở Tư pháp nhận và giữ lại rồi mới báo cho ông Phương đến bàn chuyện ăn chia. Theo đó, Hằng và Hải yêu cầu, về nghiệp vụ sẽ đưa thêm ông Mạc Tiến Ba (không phải công chứng viên), nguyên Trưởng phòng Tư pháp huyện vào, ông Phương chỉ có nhiệm vụ ký. Về cổ phần sẽ đóng góp và ăn chia 50/50, kế toán hoặc thủ quỹ phải là người của bà Hằng.
Thành lập nhưng không thể hoạt động
Ông Phương cho biết, ngay sau khi ông không chấp thuận phương án chia 50/50 thì lập tức bị bà Hằng, bà Hải cho ông Mạc Văn Bình đến đòi thanh toán tiền thuê nhà. Thậm chí khi biết ông Phương có ý định chuyển văn phòng đến nơi khác thì ông này còn dọa bắn, giết Phương đòi bồi thường 1 tỉ đồng...
Những đoạn ghi âm, thư điện tử do ông Phương cung cấp đã thể hiện việc bà Hằng có thỏa thuận "ăn chia" với ông.
Sau nhiều lần thương lượng bất thành, tháng 12/2012, sắp đến hạn 6 tháng phải hoạt động tại trụ sở đăng ký theo quy định, ông Phương đã thuê một căn nhà khác gần nhà ông Bình. Ngày 19/12/2012 và ngày 9/1/2013, VPCC Mạo Khê đã hai lần gửi văn bản đề nghị Sở Tư pháp cho chuyển tới địa điểm mới, tuy nhiên đến nay chưa có hồi âm. Trong khi đó, ngày 27.12.2012, sau đúng 6 tháng được cấp phép, Sở Tư pháp Quảng Ninh đã kiểm tra hoạt động tại trụ sở đăng ký (nhà ông Bình) xác định VPCC Mạo Khê không triển khai hoạt động tại đây theo giấy phép hoạt động. Ông Phương đang lo lắng sẽ bị thu hồi giấy phép.
Làm việc với phóng viên, bà Nguyễn Thị Bích Hải, Phó chủ tịch UBND thị trấn Mạo Khê xác nhận, bà chính là người giúp Phương thuê nhà của ông Mạc Văn Bình để làm trụ sở. Về việc góp vốn, chung cổ phần, bà Hải thừa nhận, sau khi có quyết định thành lập VPCC, Phương mời tham gia để thành lập công ty hợp danh nên bà muốn giúp cho anh ruột mình tham gia.
Còn bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Tư pháp H.Đông Triều cho rằng, ông Phương sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo, nếu vu khống sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên bà Hằng cũng thừa nhận bà muốn góp vốn vào VPCC để người nhà làm. Nhưng bà Hằng khẳng định: " Nếu có góp vốn làm ăn thì cũng không vi phạm gì cả. Không phải cổ đông sáng lập là được, còn mô hình công ty hợp danh thì chẳng vấn đề gì".
Ông Vũ Văn Học, Chủ tịch UBND H.Đông Triều xác nhận với PV: huyện đã nhận được đơn thư của ông Phương và yêu cầu cán bộ bị tố cáo phải làm tường trình với huyện ủy. Hiện tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy cũng đã vào cuộc xem xét vụ việc vì bà Hằng thuộc diện Thường vụ Huyện ủy quản lý.
Theo xahoi
Dân ngại kiện 'quan' vì rào cản Họ không thể biết trước mà chuẩn bị ghi âm, ghi hình lại hành vi hành chính trái pháp luật để làm bằng chứng. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại "kiện quan", "con kiến kiện củ khoai"còn nặng nề trong suy nghĩ của nhiều người. TAND thành phố Huế vừa tuyên bác yêu cầu của bà Mai trong vụ kiện hành vi...