Quy định rõ trường hợp nổ súng không cần cảnh báo
Được ban hành từ năm 2011, Pháp lệnh về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, sau một thời gian triển khai thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ nhiều hạn chế, một số nội dung không còn phù hợp trong tình hình mới. Vì vậy, để đảm bảo thực thi đầy đủ các quy định của Hiến pháp 2013, việc xây dựng dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là rất cần thiết.
Việc xây dựng dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là rất cần thiết
Nhiều điểm mới đáng chú ý
Dự thảo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (gọi tắt là Dự thảo) nêu rõ, vũ khí là phương tiện biểu hiện ở các dạng khác nhau, được chế tạo có khả năng sát thương, gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe đối với con người, phá hủy kết cấu vật chất. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng gồm Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ; Công an nhân dân; Kiểm lâm, Kiểm ngư; Lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan; Hải quan cửa khẩu; An ninh hàng không.
Về tiêu chuẩn, người sử dụng súng phải đảm bảo có phẩm chất, đạo đức tốt, đủ sức khoẻ, được huấn luyện chuyên môn, cấp giấy chứng nhận và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng vũ khí. Người không thuộc lực lượng vũ trang ngoài tiêu chuẩn trên phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ. Khi sử dụng phải mang theo giấy phép sử dụng. Sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn phải bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định.
Theo luật sư Nguyễn Thị Thu – Đoàn luật sư Hà Nội, một trong những điểm mới đáng chú ý của Dự thảo Luật là đã quy định cụ thể các trường hợp được nổ súng cảnh báo và nổ súng không cần cảnh báo.
Theo đó, người thi hành nhiệm vụ độc lập, trước khi nổ súng phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh hoặc bắn chỉ thiên đối với các trường hợp: Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, phương tiện tấn công hoặc chống trả, đe dọa người thi hành công vụ hoặc người khác; Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực, phương tiện gây rối trật tự công cộng uy hiếp tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, giữ, áp giải, dẫn giải do phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng…; Khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn đối tượng tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội nguy hiểm…
Người sử dụng súng cũng được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa (trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế) để dừng phương tiện đó khi: Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn; Khi trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, bí mật Nhà nước, ma túy số lượng lớn…
Video đang HOT
Dự thảo Luật cũng quy định những trường hợp được nổ súng không cần cảnh báo: Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin, ma túy hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội trên; Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật, trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ…
Cần đảm bảo tính chặt chẽ, khả thi
Có thể nói, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là phương tiện đặc biệt liên quan trực tiếp đến công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đất nước. Việc nổ súng phải tuân theo các nguyên tắc: Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định.
Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. Trong mọi trường hợp, người sử dụng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng.
Nhận xét về quy định trên, luật sư Nguyễn Thành Trung – Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, việc quy định cụ thể các trường hợp được nổ súng mà không cần cảnh báo là cơ sở vững chắc cho người có quyền sử dụng súng để họ có thể biết rõ khi nào được nổ súng. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn về tính mạng con người, tăng cường sự giám sát của nhân dân, mà còn giúp cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc xác định trách nhiệm của người nổ súng.
Quy định sử dụng súng hiện tại chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến lực lượng thi hành công vụ e ngại phạm luật khi nổ súng gây ra những vụ việc đáng tiếc. Điều này cũng dẫn đến tình trạng có trường hợp người thi hành công vụ không dám nổ súng vì sợ trách nhiệm, có trường hợp nổ súng quá mức cần thiết dẫn đến vi phạm.
Ngoài ra, Luật cũng cần xác định rõ người có thẩm quyền quyết định nổ súng trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan được trang bị vũ khí. Đặc biệt, với quy định nổ súng cần bám sát các quy định về tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự để đảm bảo tính thống nhất, khả thi. Bên cạnh đó, việc trang bị và sử dụng súng cũng phải theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ.
Trên thế giới, quy định sử dụng súng ở mỗi quốc gia là rất khác nhau. Tại Mỹ, cảnh sát Mỹ được yêu cầu mang súng khi làm nhiệm vụ. Nhiều người còn được yêu cầu mang theo một khẩu súng thứ hai có thể ngụy trang được.
Cảnh sát Nhật được phép sử dụng súng khi làm nhiệm vụ, nhưng không được phép mang theo một khẩu khác dự phòng như cảnh sát Mỹ. Tại Pháp, cảnh sát được trang bị súng ống đầy đủ nhất thế giới. Còn tại Nga, khi sử dụng súng, cảnh sát phải thông báo để người vi phạm có cơ hội thực hiện yêu cầu của cảnh sát trước khi nổ súng. Trong trường hợp nếu trì hoãn sử dụng súng gây nguy hiểm cho tính mạng của cảnh sát thì cảnh sát được phép nổ súng luôn.
Theo An Ninh Thủ Đô
Những lãnh đạo cấp cao nào được cảnh vệ bảo vệ đặc biệt?
Tổng Bí thư, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Uỷ viên Bộ chính trị... được hưởng chế độ bảo vệ đặc biệt
Luật cảnh vệ quy định chi tiết những đối tượng được bảo vệ, những biện pháp và chế độ cảnh vệ
Sáng nay (15/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 2, nghe và cho ý kiến vào dự thảo Luật Cảnh vệ.
Ai là đối tượng cảnh vệ?
Trình bày dự thảo Luật Cảnh vệ, Thượng tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Cụ thể bao gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Ngoài ra còn có: nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Đặc biệt, dự luật cũng đề nghị bổ sung đối tượng cảnh vệ là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VSND tối cao.
Trình bày báo cáo thẩm tra Dự luật trên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, đa số ý kiến trong ủy ban nhât tri như Tơ trinh cua Chinh phu và nhấn mạnh việc nâng Pháp lệnh cảnh vệ thành Luật nhằm tao cơ sơ phap ly đông bô, bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cảnh vệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Ông Võ Trọng Việt cho biết, việc giữ nguyên đối tượng cảnh vệ là hợp lý vì khi bổ sung các đối tượng "Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao" như dự luật thì một số chức danh Bộ trưởng khác như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an cũng có vị trí, tầm ảnh hưởng quan trọng phải được bổ sung.
"Như vậy sẽ tăng biên chế, cơ cấu, tổ chức của lực lượng cảnh vệ và làm cho dư luận quốc tế hiểu lầm vì an ninh, trật tự ở Việt Nam phức tạp nên phải mở rộng đối tượng cảnh vệ" - ông Việt phân tích.
Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cũng nhất trí giữ nguyên đối tượng cảnh vệ như quy định tại Pháp lệnh hiện hành.
Cảnh vệ có được nổ súng?
Dự thảo luật nêu rõ về biện pháp và chế độ cảnh vệ, đáng chú ý là quy định về việc sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ được sử dụng vũ khí để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và được nổ súng trong các trường hợp để cảnh cáo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ; Để gây thương tích cho đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn cảnh cáo nhưng không hiệu quả; Để tiêu diệt đối tượng đang sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, công cụ hỗ trợ hoặc các chất độc hại khác tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ đang làm nhiệm vụ.
Với quy định về việc cảnh vệ được sử dụng vũ khí trong khi thi hành nhiệm vụ, đa số ý kiến cho rằng, việc quy định các trường hợp nổ súng của lực lượng cảnh vệ là cần thiết. Theo đó, ngoài việc thực hiện các quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì Luật này cần quy định cụ thể những trường hợp nổ súng của lực lượng cảnh vệ để chủ động trong các tình huống vì yêu cầu phải bảo vệ tuyệt đối, an toàn đối tượng cảnh vệ. Tuy nhiên, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị nghiên cứu thiết kế lại quy định này để bảo đảm chặt chẽ, tránh lạm dụng.
Chủ trì phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhất trí sự cần thiết phải ban hành Luật Cảnh vệ và đề nghị cơ quan soạn thảo, thẩm tra dự luật này hoàn thiện, nếu đủ điều kiện sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 tới đây. Về các quy định cụ thể trong dự luật, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, nên có một số quy định đặc thù cho lực lượng Cảnh vệ bởi các chiến sĩ cảnh vệ tác nghiệp trong môi trường rất gian khổ, chịu nhiều thiệt thòi, không chỉ là bảo vệ mà còn là phục vụ, làm công tác dân vận, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng.
Theo Hoài Vũ (Báo Giao thông)
Các lãnh đạo cấp cao được bảo vệ nghiêm ngặt thế nào? Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được bố trí lực lượng Cảnh vệ vũ trang tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc... 4 chức dang chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được cảnh vệ canh gác tại cả nơi ở và...