Quy định rõ hơn thẩm quyền của CSGT
Khi người vi phạm không chấp hành, CSGT sẽ tạm giữ giấy tờ, mời về trụ sở để giải quyết hoặc hướng dẫn khiếu nại.
Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp – Bộ Công an, ngày 11-10 cho biết bộ này vừa ban hành dự thảo Thông tư Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (CSGT) để lấy ý kiến dư luận. Đối tượng áp dụng là sĩ quan, ha sĩ quan CSGT làm nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ (viết gọn là cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông); công an các đơn vị, địa phương.
Dự thảo nêu ngoài trang phục, trang thiết bị, phương tiện quy định cho CSGT, cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông còn được trang bị mô tô, bộ đàm cá nhân, súng, dùi cui điện, còng số 8… và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khác theo quy định của Bộ Công an. Đối với súng, dùi cui điện, còng số 8 thì các lực lượng này vẫn đang được trang bị. Viêc sư dung phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ phai thưc hiên theo quy đinh cua phap luât va Bô Công an.
Dự thảo hướng dẫn trường hợp người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt thì cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông giải thích ngắn gọn, rõ ràng cho họ thấy rõ hành vi vi phạm. Nếu người vi phạm không chấp hành thì tạm giữ giấy tờ, mời về trụ sở đơn vị để giải quyết hoặc hướng dẫn khiếu nại.
Video đang HOT
CSGT Hà Nội xử phạt người vi phạm trật tự an toàn giao thông Ảnh: Nguyễn Hưởng
Trường hợp ô tô dừng, đỗ gây ùn tắc giao thông thì yêu cầu tài xế xuất trình các giấy tờ liên quan, đưa xe ra khỏi khu vực ùn tắc, lập biên bản và giải quyết theo quy định. Đồng thời, tổ chức lực lượng hướng dẫn, điều khiên giao thông, giải tỏa ùn tắc giao thông. Nếu tài xế đóng cửa bỏ đi hoặc không có mặt thì ghi lại hình ảnh và báo cáo chỉ huy đơn vị điều động xe cẩu đến kéo xe đó ra khỏi khu vực ùn tắc; mời người làm chứng, dan niêm phong tai cac vi tri cân thiêt cua xe và lập biên bản theo quy định.
Đối với trường hợp xảy ra vụ gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông thì lực lượng cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông sẽ sử dụng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận sư viêc; đình chỉ ngay hành vi, thu hồi hung khí (nếu có), kiểm tra giấy tờ tùy thân của những người liên quan, tổ chức cấp cứu người bị nạn.
Trường hợp người vi phạm cố tình không chấp hành yêu cầu của cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông, dùng vũ lực hoặc đe doa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ thì thực hiện cac biên phap phong ngưa, ngăn chăn va xư ly hanh vi chông ngươi thi hanh công vu…
Huy động phương tiện để cứu hộ, cứu nạn Theo dự thảo, trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội hay người gây tai nạn bỏ chạy, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy…, CSGT thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu. Việc trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc và các phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Công an Nhân dân, Luật Trưng mua – Trưng dụng tài sản quy định.
Theo Nguyễn Quyết (Người lao động)
Tội phạm môi trường: Mức định lượng cao, khó xử lý
Ngày 27-9, trong phiên thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 do Ủy ban Tư pháp tổ chức, một trong những vấn đề còn tranh luận là mức định lượng tối thiểu làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự trong nhóm tội phạm về môi trường.
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa, có ý kiến cho rằng mức định lượng làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xả thải, chôn lấp, đổ thải ra môi trường quy định tại Điều 235 BLHS 2015 (tội gây ô nhiễm môi trường) quá cao, dẫn đến không xử lý hình sự được trên thực tế. "Bộ TN&MT cho rằng ý kiến này rất xác đáng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay - vi phạm pháp luật về môi trường đang diễn ra khá rộng rãi và rất phức tạp" - bà Hoa nói.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng cho biết mức quy định trong BLHS 2015 đã thấp hơn so với dự thảo mà Chính phủ trình trước đó.
Bà Nguyễn Thị Quốc Khánh (Ủy viên Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường) dẫn chứng: Hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ từ ba đến năm tấn chỉ bị xử phạt từ 100 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù 1-5 năm hoàn toàn không đủ sức răn đe.
"Ủy ban Thường vụ Quốc hội hỏi chúng tôi: Tại sao tội phạm lại nhiều như thế, tại sao hành vi ăn trộm lại nhiều thế? Tôi nghĩ phải chăng có khoảng trống trong quy định của pháp luật?" - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại phiên thẩm tra. Điều này từng được ông Lâm lý giải tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 21-9: "Quy định trộm cắp từ 2 triệu đồng trở lên mới xử lý hình sự thì rất khó, dẫn đến có loại cứ ăn cắp 1,8 hay 1,9 triệu đồng là không bị xử lý. Chưa kể việc giám định kết luận thế nào cũng phức tạp, cái xe đạp người này nói 2 triệu nhưng người kia nói 1,9 triệu".
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, trong tội trộm cắp tài sản, BLHS 2015 vẫn giữ mức định lượng tối thiểu để xử lý hình sự như BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Đối với trường hợp trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng, ông Lưu trấn an: "Điều 173 BLHS 2015 quy định rất hay". Theo đó, trộm cắp dưới 2 triệu đồng nhưng rơi vào một trong bốn trường hợp thì vẫn bị xử lý hình sự...
ĐỨC MINH
Theo PLO
"Có những cái sai chẳng gì bù đắp được" "Tôi muốn nhắn nhủ với những người thực thi pháp luật rằng khi đưa ra quyết định gì thì phải áp dụng pháp luật thật chuẩn xác và bằng cả cái tâm của mình. Đừng nghĩ rằng sai thì sửa, xin lỗi rồi bồi thường bởi chẳng tiền bạc nào có thể bù đắp được tổn thất tinh thần cho chúng tôi đâu"....