Quy định mới về miễn thuế đất nông nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 20/2011/NĐ-CP ngày 23.3.2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24.11.2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Ảnh minh hoạ.
Trong đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp.
Cụ thể, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp cho các đối tượng:
- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (bao gồm cả nhận thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp).
- Hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh và hộ gia đình, cá nhân nhận đất giao khoán ổn định của công ty nông, lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Việc giao khoán đất của hợp tác xã và nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 8.11.2005 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Nông trường viên, lâm trường viên bao gồm: Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc cho nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh; hộ gia đình có người đang làm việc cho nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, được hưởng chế độ đang cư trú trên địa bàn; hộ gia đình có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đang cư trú trên địa bàn.
- Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp góp quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã.
Khai thuế và điều chỉnh, bổ sung sổ thuế
Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung việc khai thuế và điều chỉnh, bổ sung sổ thuế. Trong đó, việc khai thuế và điều chỉnh, bổ sung sổ thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với các trường hợp có thay đổi về nội dung miễn thuế theo quy định tại Nghị định này so với quy định của pháp luật về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã thực hiện trong giai đoạn từ năm 2003 đến hết năm 2010 thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23.3.2011 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Viêc khai thuê va điêu chinh, bô sung sô thuê sư dung đât nông nghiêp đôi vơi cac đôi tương đang phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp đươc chuyên sang miên thuê tư năm 2017 đên hêt năm 2020 như sau:
- Căn cứ sổ thuế sử dụng đất nông nghiệp (sổ thuế gốc, sổ theo dõi thu) năm 2016 và tình hình thực tế tại địa phương, Chi cục thuế phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát và xác định đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định để chuyển từ sổ theo dõi thu sang sổ thuế gốc.
- Người nộp thuế đã có tên trong sổ thuế sử dụng đất nông nghiệp nay thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định thì không phải kê khai lại và làm lại hồ sơ xét miễn thuế. Cơ quan thuế thực hiện chuyển sổ theo dõi theo hướng dẫn. Trường hợp phát sinh mới đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thì cơ quan thuế phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, đơn vị có liên quan hướng dẫn người nộp thuế kê khai và lập hồ sơ miễn thuế theo quy định, đồng thời cơ quan thuế bổ sung sổ thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Trường hợp trong năm nếu có sự thay đổi về căn cứ tính thuế thì người nộp thuế phải thực hiện kê khai lại và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã để điều chỉnh sổ thuế.
Theo Danviet
"100.000 tỷ cho NN công nghệ cao không phải gói tái cấp vốn"
Trả lời Dân Việt, người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng không nên hiểu gói 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao giống như gói gói 30.000 tỷ tái cấp vốn tín dụng để đầu tư nhà ở.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, người phát ngôn của Chính phủ. Ảnh: Nhật Bắc/VGP
Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 diễn ra vào chiều 1.3, PV Dân Việt đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Mai Tiến Dũng - người phát ngôn của Chính phủ: Thưa Bộ trưởng, ông có nói sáng nay, 1.3, Chính phủ đã dành một thời lượng rất lớn trong phiên họp thường kỳ cuối tháng để nói về nông nghiệp công nghệ cao. Đây là một hướng đi rất đúng đắn của Chính phủ trong tương lai và tôi được biết Chính phủ có dành gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Xin ông cho biết thêm về gói hỗ trợ này?
Trả lời báo điện tử Dân Việt, Bộ trưởng, Chủ nghiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định: Tại hội nghị đầu xuân, ngày mùng 6 tháng Giêng năm Đinh Dậu, khi dự lễ khai trương dự án khu nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam, Thủ tướng có nói sẽ dành gói tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ DN thực hiện nhiệm vụ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
"Chúng ta phải hiểu gói 100.000 tỷ đồng này không phải là gói tái cấp từ vốn ngân sách nhà nước mà thực tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải chủ trì, chủ động giao nhiệm vụ cho các ngân hàng thương mại dành một gói tín dụng với lãi suất thấp hơn so với lãi suất thông thường từ 0,5-1,5% để tạo điều kiện cho các DN vay đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng, chủ trương của Chính phủ về phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xã hội hóa đầu tư hạ tầng, xã hội hóa đầu tư vốn, đầu tư tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi nhất. Trong đó có việc tập trung sửa Nghị định 210, Nghị định 59, chủ trương mở rộng hạn điền để báo cáo Quốc hội sửa Luật Đất đai hay nói cách khác là tích tụ ruộng đất.
"Thay vì sản xuất manh mún, đất giao lâu dài cho người dân thì giao nhiệm vụ cho các chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ thuê lại đất của dân để giao cho DN đầu tư trên phương thức sử dụng hiệu quả nhất, đồng thời tái cơ cấu lao động ở trong khu vực nông thôn. Nói cách khác, DN chỉ làm lõi, làm nòng cốt", Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu triển khai các HTX, các mô hình tổ hợp thực hiện các vệ tinh. DN cung cấp giống, cung cấp kỹ thuật, cung cấp công nghệ và hướng dẫn quy trình để tạo ra sản phẩm sạch, sản phẩm có giá trị, từ đó có thể thu mua sản phẩm của HTX, người dân. Như thế sẽ tạo vùng sản xuất với sản lượng, chất lượng cung cấp cho thị trường như mong đợi của người dân, của thị trường.
Chốt lại, người phát ngôn của Chính phủ nói: Cách hiểu về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng là như vậy chứ không nên hiểu gói 100.000 tỷ đồng như gói 30.000 tỷ đồng tái cấp vốn tín dụng để đầu tư nhà ở.
"Rất mừng là báo chí rất quan tâm vấn đề này và mong các cơ quan báo chí thông báo và truyền tải thêm nhiều DN, nhiều điển hình, nhiều tổ hợp, nhiều gia đình, nhiều địa phương làm tốt vấn đề này để cùng nhau học tập, cùng nhau thay đổi cách thức truyền thống làm ăn xưa để có những tiếp cận kinh tế thị trường theo hiệu quả kinh doanh trên thửa đất của mình, đặc biệt là mang lại lợi ích cho người dân tốt nhất", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Tiêu chết hàng loạt ở nhiều nơi: 10 người trồng, 9 người ôm nợ Như Báo NTNN - Dân Việt đã phản ánh, rất nhiều nông dân ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phải hứng chịu "quả đắng" vì cây hồ tiêu chết hàng loạt. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hệ quả của việc trồng tiêu một cách ồ ạt, phá vỡ quy hoạch của ngành chức năng... Mất kiểm soát việc trồng tiêu...