Quy định hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân là không phù hợp
Dự án Luật về Máu và Tế bào gốc vừa gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Y tế đề xuất 2 giải pháp liên quan đến hiến máu. Cụ thể, giải pháp 1 quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu; giải pháp 2 quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu. Đại diện Bộ Y tế sau đó đã khẳng định không có chuyện “bắt buộc công dân hiến máu mỗi năm một lần”, đây chỉ là phương án đối chiếu khi đưa vào dự thảo Luật, song cũng nên bàn thêm về vấn đề này.
Quy định hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân là không phù hợp
Có thể khẳng định, đây là dự án luật cần thiết nhằm tạo nguồn máu dự trữ ổn định để cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Hiện nay, đa số các bệnh viện ở nước ta đều khan hiếm nguồn máu, phải liên tục phát động các phong trào hiến máu tình nguyện, nhất là huy động lực lượng học sinh, sinh viên; đoàn viên thanh niên, lực lượng vũ trang và một số hội viên của các tổ chức đoàn thể…
Vì đây là dự án luật quan trọng, có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định rõ trong Hiến pháp, do vậy cần phải được thẩm định, lấy lý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân để đảm bảo tính khả thi. Trong 2 giải pháp của dự án luật, giải pháp thứ 1 quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu.
Giải pháp này không khả thi, vì hiến máu là vấn đề nhạy cảm, bởi không phải ai cũng có thể hiến máu. Nhiều người khi thấy máu đã hoảng sợ hoặc ngất xỉu, huống chi bắt buộc họ phải có nghĩa vụ hiến máu. Đồng thời, máu là một phần cấu thành nên cơ thể của con người, gắn liền với con người nên việc hiến máu là quyền mỗi cá nhân, không thể xem nó là một nghĩa vụ. Bên cạnh đó, việc hiến máu phải phụ thuộc vào từng thể trạng mỗi người, nếu bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ, khi người đó hiến máu nếu xảy ra những biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng thì ai sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường.
Video đang HOT
Nếu quy định hiến máu là nghĩa vụ của công dân thì cần phải ban hành hàng loạt các quy định khác kèm theo như: Quy định độ tuổi hiến máu; hiến máu ở đâu; cơ quan quản lý nguồn máu; bảo quản và sử nguồn máu như thế nào (miễn phí hay thu phí đối bệnh nhân được nhận máu); chế độ, chính sách đối với người hiến máu; những trường hợp nào miễn hiến máu, không được hiến máu… và xử lý như thế nào đối với người không thực hiện nghĩa vụ hiến máu, có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành hay không…Do đó, quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần là quy định trên trời, có thể làm rối loạn xã hội, sẽ bị người dân phản đối. Vì vậy, giải pháp 1 nêu trên là không có tính khả thi, đề nghị đưa ra khỏi dự án luật.
Mặt khác, tôi đồng tình với giải pháp 2, việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu. Để đảm bảo nguồn máu dự trữ phục vụ cứu chữa bệnh nhân, việc trước tiên là phải tăng cường vận động hiến máu nhân đạo, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là đội ngũ học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang. Đẩy mạnh việc tuyền truyền để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc hiến máu tự nguyện.
Đây là việc làm nhân đạo phục vụ cho việc cứu người, cần phải có chế độ, chính sách phù hợp đối với những người hiến máu tự nguyện như họ được nhận một khoản tiền tương xứng; được nhận máu miễn phí nếu phải điều trị bệnh… Đồng thời, thường xuyên động viên, khen thưởng xứng đáng đối với những người tham gia hiến máu tự nguyện hoặc những người có thành tích trong công tác này.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận nguồn máu cần phải thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn; không để xảy ra tình trạng thất thoát, hư hỏng hoặc mua bán, trao đổi trái quy định nguồn máu này; định kỳ hàng năm phải công khai việc sử dụng để những người hiến máu tự nguyện được biết. Có như vậy, sẽ tạo nên sự lan tỏa trong cộng đồng, thu hút đông đảo người dân tham gia hiến máu tự nguyện, đảm bảo nguồn máu phục vụ cứu chữa bệnh mà không cần bắt buộc người dân phải có nghĩa vụ thực hiện…
(Theo Lao Động)
Bắt buộc hiến máu chỉ là tình huống giả định
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) giải thích bắt buộc hiến máu là một tình huống mang tính giả định.
Liên quan đến việc Bộ Y tế đưa ra phương án quy định hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều người cho rằng, đề xuất này được đưa vào Dự thảo Luật máu và tế bào gốc thì sẽ không đảm bảo về nhân quyền và có thể gây tình trạng thừa máu, lãng phí. Vậy, phương án vừa nêu là như thế nào?,
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết: "Việc hiến máu tính nguyện đã được phát động và thực hiện tại nước ta từ nhiều năm và vài năm trở lại đây đã trở thành phong trào lớn, tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế)
Chính vì thế, vấn đề hiến máu tình nguyện cần phải được đưa vào Luật máu và tế bào gốc để có một cơ chế pháp lý, từ đó động viên, khuyến khích, khen thưởng những người hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận xây dựng dự án luật cũng có ý kiến về việc nếu hiến máu tình nguyện mà không đủ máu sao không đặt vấn đề hiến máu bắt buộc? Từ đó vấn đề hiến máu bắt buộc được đưa ra để bàn, từ đó khẳng định hiến máu tình nguyện là giải pháp tối ưu nhất mà Bộ Y tế lựa chọn.
Chúng tôi thấy, nếu hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc thì xét về khía cạnh quyền con người, sẽ không ổn. Mặt khác khi tham khảo trên thế giới không có nước nào quy định hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc, cho nên vẫn phải dựa trên cơ sở tự nguyện".
Vì sao lại đưa ra phương án quy định hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, ông Nguyễn Huy Quang giải thích: "Đấy là một tình huống mang tính giả định. Khi xây dựng một dự luật bao giờ cũng phải đánh giá tác động về chính sách nên phải chọn ra vài vấn đề nhạy cảm để cùng bàn luận cả về khía cạnh pháp luật, yếu tố đạo đức, truyền thống văn hóa... Vấn đề hiến máu bắt buộc là một ví dụ và khi đưa ra thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau...".
Dẫn số liệu mới nhất của năm 2016, ông Nguyễn Huy Quang cho biết: toàn quốc vận động và tiếp nhận 1.393.760 đơn vị máu, đạt 109% chỉ tiêu kế hoạch và tăng 3,9% so với năm 2015. Về máu, hiện nay đã đáp ứng đủ cho nhu cầu điều trị người bệnh ở tuyến Trung ương và tuyến tỉnh, chỉ còn 1 số tỉnh vùng sâu, vùng xa thiếu khoảng 20-30% lượng máu.
Theo Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương, tại những tỉnh vùng sâu, vùng xa này, những người cần truyền máu, khi thiếu có thể được chuyển lên tuyến trên, thứ 2 là truyền các chế phẩm khác an toàn tương đương với máu; thứ 3 là thành lập các ngân hàng máu sống tại các huyện đảo xa xôi.
(Theo VOV)
Bộ Y tế trần tình vụ bắt buộc công dân hiến máu 1 lần/năm "Bộ Y tế đã bàn bạc kỹ lưỡng và quyết định chọn giải pháp "Quy định việc hiến máu là tự nguyện đưa vào Dự thảo Luật về máu và tế bào gốc, nội dung "bắt buộc công dân hiến máu 1 lần/năm chỉ là bàn bạc", đại diện Bộ Y tế cho hay. Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế chỉ...