Quy định chặt chẽ về thành phần lực lượng vũ trang
Tại buổi thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 diễn ra chiều 5.11, đại biểu (ĐB) Nguyễn Sỹ Hội (Nghệ An) cho hay dự thảo cần quy định chặt chẽ về thành phần lực lượng vũ trang để tránh hiểu nhầm.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Hội (Nghệ An) phát biểu ở hội trường chiều 5.11 – Ảnh: Ngọc Thắng
Theo ĐB Hội, hiện có nhiều văn bản hiểu chưa đúng về lực lượng vũ trang. Ngay như tại điều 88 của Dự thảo Hiến pháp cũng ghi “Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân”. Quy định như vậy là chưa rõ và dễ gây ngộ nhận, rằng có nhiều lực lượng vũ trang, vì có chữ “các”.
“Khi lấy ý kiến sửa đổi, tôi đã góp ý nhưng dự thảo vẫn chưa chỉnh sửa. Nếu quy định không đúng sẽ khiến nhiều người hiểu sai về lực lượng vũ trang. Điều này là không hay khi Việt Nam ngày càng hợp tác về quân sự với nhiều nước lớn. Chưa kể tranh chấp về biển đảo đang ngày càng phức tạp”, ĐB Hội nói.
ĐB Hội đề nghị dự thảo cần thống nhất định nghĩa lực lượng vũ trang bao gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ, giống như Luật Quốc phòng.
ĐB Bế Xuân Trường (Bắc Kạn) cho hay nền kinh tế còn mang dáng dấp kinh tế bao cấp và chưa huy động được mọi nguồn lực.
Video đang HOT
“Dự thảo hiến pháp cần đổi mới tư duy, huy động được các nguồn lực của đất nước, đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng nước trung bình, trở thành một nước khá phát triển trong khu vực”, ĐB Trường nói.
ĐB Trần Đình Sơn (Đắk Lắk) cho hay từ nhiều năm nay, khi hoạt động phát hiện, ngăn ngừa tội phạm không còn nữa thì Viện kiểm sát chỉ còn một kênh phát hiện tội phạm rất thụ động. Đó là tin báo, tố giác tội phạm của tổ chức công dân gửi đến rồi chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Theo TNO
Sợ trù dập, không dám tố cáo sếp tài sản khủng
Sợ bị trù dập nên cán bộ công chức rất ngại tố cáo trong trường hợp biết được lãnh đạo kê khai tài sản, thu nhập không đúng.
Đó là một trong những nội dung trong báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, trước Quốc hội sáng 22/10.
Sáng nay, tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2013, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã thành lập 7 đoàn công tác tại 4 bộ, ngành và 11 địa phương để kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Trong năm 2013, ngành thanh tra phát hiện 80 vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117,5 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 117,5 tỷ đồng; đã thu 59 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Quốc phòng, TP.Hải Phòng, các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Phước, Bình Thuận là những ngành, địa phương phát hiện và xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã báo cáo việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2012. Trong đó, có hơn 113 nghìn người kê khai lần đầu, trên tổng số gần 116 nghìn người phải kê khai; hơn 519 nghìn người kê khai bổ sung, trên tổng số hơn 526 nghìn người phải kê khai bổ sung...
Có 3 trường hợp qua xác minh đã kết luận về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Trong đó 2 trường hợp không trung thực tại Bộ Công an, đã xử lý kỷ luật cảnh cáo 1 trường hợp và 1 trường hợp đang xem xét, xử lý; 1 trường hợp tại Công ty Cao su Bình Thuận, đã thi hành kỷ luật về Đảng bằng hình thức cảnh cáo.
Ngoài ra, 58 trường hợp bị xử lý kỷ luật do chậm kê khai, chậm tổng hợp, báo cáo.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Nguyễn Văn Hiện. Ảnh: Người lao động
Trước sự việc trên, thẩm tra Uỷ ban Tư pháp Quốc hội do Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện trình bày sáng nay cho rằng, Chính phủ chưa có cơ chế khả thi để kiểm soát tính chính xác của việc kê khai tài sản; chưa có biện pháp xử lý đối với tài sản có giá trị lớn tăng lên bất thường mà người kê khai không chứng minh được tính minh bạch, hợp pháp của tài sản tăng thêm.
Theo ông Nguyễn Văn Hiện, kê khai tài sản, thu nhập mới chỉ dựa vào sự tự giác của người phải kê khai; việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cán bộ, công chức thường xuyên công tác chưa được thực hiện đồng bộ hoặc chưa phát huy tác dụng.
Nguyên nhân, do cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan rất khó biết được thực chất số lượng tài sản của người có chức vụ, quyền hạn và thông thường.
"Vì sợ bị trù dập nên họ rất ngại tố cáo trong trường hợp biết được lãnh đạo kê khai tài sản, thu nhập không đúng", ông Hiện nhận định.
Ví dụ, thời gian qua, nhiều trường hợp lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích được nhận lương hàng tỷ đồng/năm, có nơi đến 2,6 tỷ đồng/người/năm và kéo dài nhiều năm nhưng qua công tác kê khai, minh bạch tài sản không phát hiện được.
Báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận định: "Điều đó cho thấy tính hình thức của biện pháp phòng ngừa tham nhũng này".
Theo Khampha
Cử tri đề nghị xử lý 10 vụ án tham nhũng Đó là các vụ án tại Ngân hàng ACB liên quan đến "bầu" Kiên; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Tập đoàn Vinashin... Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân (Ảnh: Tri thức trực tuyến) Sáng 21/10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, QH khóa 13,...