Quy định cắt tóc 3 phân đối với nam hạ sĩ quan, chiến sĩ
Ngày 27/3, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký ban hành Chỉ thị số 74/CT-BQP về quy định cắt tóc 3 phân đối với nam hạ sĩ quan, chiến sĩ và nam học viên chưa phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, kiểm tra việc cắt tóc 3 phân tại Lữ đoàn 144 ( Bộ Tổng Tham mưu)
Chỉ thị nêu rõ: Trong những năm qua, việc chấn chỉnh, xây dựng lễ tiết tác phong quân nhân đã được các cơ quan, đơn vị trong toàn quân chú trọng, góp phần từng bước nâng cao phong cách quân nhân. Tuy nhiên, đối với nam quân nhân là hạ sĩ quan, chiến sĩ, việc cắt tóc vẫn chưa thống nhất, cắt tóc vẫn còn dài, ngắn khác nhau. Cá biệt, có một số đồng chí còn để tóc quá dài hoặc cắt quá ngắn, một số đồng chí còn để râu, ria, thiếu nghiêm túc, không thống nhất, gây phản cảm, làm mất đi phong cách quân nhân, ảnh hưởng tới hình ảnh tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội.
Từ thực tế nêu trên, căn cứ vào kết quả chỉ đạo thí điểm cắt tóc ngắn 3 phân của Bộ Tổng Tham mưu, từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014, để mái tóc của nam quân nhân là hạ sĩ quan, chiến sĩ phù hợp với các hoạt động có tính chất đặc thù của quân đội, tạo nên dáng vẻ khỏe, đẹp, thống nhất, chính quy, thể hiện nét riêng của văn hóa quân sự của người quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ thị:
Video đang HOT
Nam hạ sĩ quan, chiến sĩ và nam học viên chưa phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp học tại các trường trong quân đội cắt tóc 3 phân, không để râu, ria. Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 1/4/2014.
Cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp thường xuyên quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc về quy định cắt tóc 3 phân, thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh, nhắc nhở những quân nhân, đơn vị thực hiện không đúng.
Tổng cục Chính trị chỉ đạo cơ quan chức năng, cơ quan và đơn vị trong toàn quân tuyên truyền, giáo dục xây dựng tinh thần tự giác chấp hành nghiêm chỉ thị của Bộ.
Bộ Tổng Tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chức năng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân…
Theo Vũ Hoàng Ân
'Vênh' nhau giữa dự luật công an và quân đội
Ngày 20.3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật và cho ý kiến về dự án luật Công an nhân dân sửa đổi và luật Sĩ quan quân đội nhân dân sửa đổi chuẩn bị trình tại kỳ họp Quốc hội tới đây.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật - Ảnh: TTXVN
Trình bày tóm tắt dự thảo luật Công an nhân dân sửa đổi, Bộ trưởng Trần Đại Quang đề xuất phong thêm một hàm đại tướng đối với "nhân vật số 2" của bộ này là thứ trưởng - phó bí thư đảng ủy, việc này sẽ đảm bảo điều hành công việc khi bộ trưởng đi vắng. Ở cấp tổng cục thêm một hàm trung tướng cho cấp phó trực tiếp, tương đương với bên quân đội. Dự thảo luật cũng đề xuất cấp hàm của giám đốc công an Hà Nội và TP.HCM là trung tướng; 6 địa phương khác gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai cấp hàm của giám đốc công an là thiếu tướng.
Đối với dự thảo luật Sĩ quan quân đội nhân dân sửa đổi, đại tướng - Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết có sự điều chỉnh giảm bớt hàm cấp tướng đối với lãnh đạo doanh nghiệp trực thuộc bộ, giảm bớt các chức danh tham mưu trưởng. Quân đội vẫn chỉ giữ cấp đại tá cho người đứng đầu ban chỉ huy quân sự ở các tỉnh thành, chỉ có 2 địa phương người đứng đầu quân đội được mang hàm cấp tướng là Hà Nội và TP.HCM. Đối chiếu với đề xuất của ngành công an, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng nếu tăng hàm cấp tướng ở cấp tổng cục và quy định đặc thù sẽ làm khó cho bên quân đội. Bộ Quốc phòng có 6 tổng cục, nếu chức danh phó tổng cục trưởng cũng được tăng cấp bậc hàm lên trung tướng, kéo theo đó là cấp phó của Quân khu, Quân chủng, Biên phòng... thì số lượng trung tướng sẽ quá nhiều, quân hàm sẽ "đỏ" cả toàn quân. "Đối với 6 tỉnh thành đặc thù, ở quân đội vẫn là đại tá; nếu công an đề xuất lên tướng thì quân đội cũng phải cho lên, không sẽ rất khó. Cả hai cùng đều là tỉnh ủy viên nhưng ông tướng ông tá. Vai trò thì không biết ai quan trọng hơn ai", đại tướng Thanh nói. Ông cũng cho rằng nếu phân theo địa bàn trọng điểm thì càng khó vì một chính ủy quân sự phụ trách ở tỉnh miền núi thiệt thòi đủ thứ, từ ngân sách, xe cộ, điều kiện nhà cửa... đều kém hơn các tỉnh đồng bằng, nhưng lãnh đạo đơn vị ở đồng bằng lại được phong tướng sẽ tạo ra những tâm tư chỗ khó thì càng khó, chỗ thuận lại càng tốt hơn". Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng bày tỏ trong thời gian qua đã có nhiều ý kiến cho rằng "có quá nhiều tướng trong lực lượng vũ trang". "Nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền thì việc phong hàm là phải theo luật và có luật quy định. Vấn đề là giám sát đúng luật không", ông nói.
Đánh giá 2 dự thảo luật này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng vẫn còn sự "vênh" nhau giữa công an và quân đội, chưa bám sát tinh thần của Bộ Chính trị. Thủ tướng kết luận không nên đề cập đến địa bàn trọng điểm và yêu cầu các cơ quan chỉnh sửa thêm cho phù hợp.
Trong phiên họp hôm qua, sau khi nghe Bộ Tư pháp báo cáo về chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh của Chính phủ trong quý 1, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng tập trung chỉ đạo làm tốt công tác này để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, nhưng phải lưu ý đến chất lượng, những vấn đề gì đã rõ, đã ổn định thì đưa vào quy định cứng, chưa rõ thì chỉ nêu nguyên tắc, định hướng. "Đối với tình trạng nợ đọng văn bản, trong quý 2, tôi đề nghị các ngành không còn báo cáo có câu chậm chuyển biến hay chưa chuyển biến", Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo TNO
Bộ Quốc phòng đặt niềm tin vào Viettel Trước những kết quả bước đầu về nghiên cứu, chế tạo trang bị quân sự của Viettel, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Trương Quang Khánh đã có những nhận xét, đánh giá về những đóng góp của Tập đoàn Viễn thông Quân Đội đối với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh. Xuất thân từ một kỹ sư quân sự,...