Quy định cần biết về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Pháp luật đã có những quy định cụ thể về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm; cũng như việc cho, nhận tinh trùng, noãn, phôi vì mục đích nhân đạo cách đây nhiều năm.
Trên thực tế, nhu cầu mang thai hộ không ngừng tăng nhưng nhiều người vẫn chưa nắm rõ những quy định liên quan, dưới đây Luật sư Lê Ngọc Hà (Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006189) đã có những giải đáp cụ thể.
Ảnh minh họa
Cho, nhận noãn, tinh trùng, phôi
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.
Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.
Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Video đang HOT
Ai được cho, nhận tinh trùng, noãn?
Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV. Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Những người nào được nhận phôi?
Người nhận phôi phải thuộc một trong ba nhóm trường hợp. Thứ nhất, là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng. Thứ hai, là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ. Thứ ba, là phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi.
LS. Lê Ngọc Hà
Theo baophapluat
Cụ bà 74 tuổi sinh đôi hai con đầu lòng
Một cụ bà 74 tuổi ở Ấn Độ được cho là người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới từng sinh con khi vừa hạ sinh 2 bé gái bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Bà Erramatti Mangayamma sinh 2 con gái bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Bà Erramatti Mangayamma, đến từ Ấn Độ, hạ sinh hai bé gái khỏe mạnh vào sáng 5/9 khi người chồng Raja Rao, 78 tuổi, ở bên cạnh. Đây cũng là những đứa con đầu lòng của hai vợ chồng ông bà sau 60 năm.
Bà Mangayamma ở bang Andhra Pradesh cho hay, vì thấy người hàng xóm 55 tuổi vẫn thụ thai được nên bà quyết tâm sinh con.
Được biết, phòng khám Ahalya IVF ở thành phố Guntur đã trả tiền cho phần lớn các thủ tục sinh nở của bà Mangayamma vì tin rằng ca sinh này là một thành tựu lịch sử.
Một nhóm 10 bác sĩ đã bắt đầu chuẩn bị cho thủ tục IVF và bà Mangayamma đã thụ thai vào tháng 1 sau lần đầu tiên dùng phương pháp thụ tinh này.
Bà được chăm sóc trong bệnh viện suốt thai kỳ dưới sự theo dõi của các bác sĩ. Khi thai kỳ phát triển, hình ảnh siêu âm cho thấy thai song sinh hình thành trong bụng bà Mangayamma.
Mangayamma đã trải qua thời kỳ mãn kinh vào 30 năm trước. "Tôi không thể diễn tả cảm xúc của mình bằng lời. Những đứa trẻ đã chào đời khỏe mạnh. 6 thập kỷ chờ đợi của tôi cuối cùng đã kết thúc. Giờ không ai nói tôi vô sinh nữa", bà chia sẻ.
Tuy nhiên, hiện Mangayamma sẽ không thể nuôi con bằng sữa mẹ vì cơ thể bà đã ngừng sản xuất sữa.
Bà Erramatti Mangayamma và chồng có con sau 60 năm chờ đợi.
Nếu đúng là đã 74 tuổi, Mangayamma sẽ vượt qua cụ bà người Tây Ban Nha Maria del Carmen Bousada de Lara hiện nắm giữ kỷ lục về người phụ nữ cao tuổi nhất từng sinh con khi sinh đôi ở tuổi 66. Bà Bousada de Lara sinh đôi hai bé trai vào tháng 12/2006 theo phương pháp mổ.
Khi một người phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh thì sẽ không thể mang thai một cách tự nhiên. Nhưng bằng phương pháp IVF, bác sĩ sẽ lấy tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để làm tổ, bắt đầu một thai kỳ.
Thiên Ân
Theo saostar
Người phụ nữ khuyết tật xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân Chị Hoàng Thị Dung, 37 tuổi, Bắc Ninh, nhớ mãi khoảnh khắc con gái chào đời ngày 22/6/2018 mang đến hy vọng cho cuộc sống nhiều mất mát của chị. Trong căn nhà nhỏ ở Quế Võ, chị Dung ôm con gái nhỏ vào lòng vỗ về. Sau hơn một năm sinh con, Dung vẫn chưa quên khi nghe con cất tiếng khóc...