“Quy định cấm nhuộm tóc trong nhà trường hoàn toàn có lý”
Sau sự việc học sinh Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) phải lau lá cây vì nhuộm tóc, một số hiệu trưởng cho rằng, quy định cấm nhuộm tóc trong nhà trường của ngành giáo dục hoàn toàn có lý.
PGS Văn Như Cương – Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội): “Có thể từ chối giáo dục nếu học sinh nhuộm tóc”
Trường Lương Thế Vinh là một trong những trường đầu tiên đưa ra quy định không nhuộm tóc, không đánh móng tay vào quy chế nhà trường từ cách đây nhiều năm. Nếu học sinh nào chấp nhận thì được vào học. Nếu không, chúng tôi có thể khước từ sự giáo dục này.
Thầy Văn Như Cương, một trong những người đầu tiên đưa quy định cấm nhuộm tóc vào trường học
Sở dĩ, lúc đó chúng tôi đưa quy định này ra là vì nhiều lý do. Thứ nhất, các em đang còn bé nhưng chỉ chăm chăm trau chuốt cho tóc tai, ăn mặc sẽ rất ảnh hưởng đến việc học tập. Vì thế, để các em nên dành thời gian cho việc học.
Thứ hai, hiện nay giới trẻ cũng vì chạy theo thị hiếu hoặc thần tượng nên có nhiều bắt chước phức tạp. Vì thế, nhà trường cần có quy định về đầu tóc, ăn mặc, nếu không sẽ không ra môi trường học tập nếu thi thoảng lại xuất hiện những mái tóc hoặc trang phục xanh đỏ, bắt chước một ca sĩ hay cầu thủ nào đó.
Ngoài ra, việc quy định trang phục trong trường học cũng có nguyên do. Khi đi chơi, các em có thể mặc gì tùy thích nhưng đã vào trường học phải mặc đồng phục giống nhau. Một mặt, để thể hiện nét đẹp riêng của từng trường. Mặc khác, triết lý giáo dục đưa ra trong việc mặc đồng phục là để các em không có khoảng cách giàu nghèo, tránh tình trạng học sinh này ăn mặc sang trọng còn học sinh kia ăn mặc rách rưới.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội): “Các nước trong khu vực quy định rất nghiêm về đầu tóc và trang phục”
Quy định về trang phục hoặc cấm nhuộm tóc, không đeo trang sức… đối với học sinh đã được Bộ GD&ĐT đưa ra. Và theo quan điểm của cá nhân tôi, quy định này hoàn toàn đúng đắn bởi đấy là môi trường phổ thông chứ không phải trường nghệ thuật.
Tuy nhiên, trong những ngày lễ tết, các em được nghỉ học và muốn thể hiện mình một chút nên có thể nhuộm tóc. Thế nhưng khi đã vào thời gian học tập bình thường, tôi nghĩ nên nhắc nhở các em không nên nhuộm tóc.
Video đang HOT
Thầy Quốc Bình: “Nên đi đến việc lớn trong giáo dục từ những việc nhỏ nhất”.
Chẳng hạn ở trường tôi, cứ sau mỗi dịp lễ tết, thể nào cũng có nhiều em nhuộm tóc. Tôi cũng nhắc nhở chung với các em có thể chưng diện một chút trong ngày lễ tết nhưng khi đi học rồi, nên nhuộm lại màu đen.
Một số em vâng lời và tuân thủ theo nhưng một số em vẫn còn luyến tiếc. Vì thế, tôi có nói với các em sau dịp Tết Bính Thân rằng: “Thầy cho các em “hưởng” nốt tuần này. Và từ tuần sau, các em nên tự giác nhuộm lại như màu cũ”. Chúng tôi chỉ giáo dục trên tinh thần nhắc nhở chứ không có hình phạt gì bởi tôi nghĩ, việc làm này không quá nghiêm trọng đến mức phải ra hình thức kỉ luật nặng nề.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, quy định của chúng ta hiện nay về trang phục và đầu tóc trong nhà trường, còn lỏng lẻo hơn một số nước trong khu vực rất nhiều.
Không riêng gì Việt Nam mà các nước trên thế giới hiện đều có quy định khắt khe về trang phục, đầu tóc. Thứ nhất, để nhận dạng được học sinh từng trường bởi trang phục cũng là thương hiệu của mỗi trường. Thứ hai, học sinh đang là lứa tuổi phụ thuộc gia đình nên không nhất thiết phải ăn mặc nổi trội nhằm có sự công bằng chung trong các em học sinh, không có sự phân biệt giữa người giàu/nghèo trong môi trường giáo dục.
Chẳng hạn ở Singapore, người ta quy định rất chi tiết: Học sinh không được sơn móng tay, tóc không được để dài, áo quần phải có độ dài đến đâu… Còn ở Nhật Bản cũng như vậy. Đấy là những nước rất phát triển và được xem là tự do nhưng họ vẫn có những quy định rất nghiêm ngặt về trang phục và đầu tóc trong môi trường giáo dục mà chúng ta cần phải học tập.
Tôi cho rằng, giáo dục là một quá trình. Chúng ta nên đi đến việc lớn trong giáo dục phải từ những việc nhỏ nhất. Một em học sinh, ngoài năng lực học tập, còn cần sự phát triển cả về nhân cách và tính kỉ luật. Tùy từng vi phạm của học sinh để giáo viên và nhà trường có thái độ ứng xử sao cho các em hiểu được.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục – Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội): “Không thể lẫn lộn kiểu vừa học vừa chơi”
Liên quan đến vấn đề trang phục hoặc nhuộm tóc của học sinh hiện nay, tôi nghĩ có hai vấn đề cần phân biệt.
Thứ nhất, học sinh thích thời trang, thích thể hiện cá tính là quyền của các em và mình phải tôn trọng. Tuy nhiên, đừng lẫn lộn giữa phong cách đi chơi với đi học. Vì thế, nội quy của nhà trường đưa ra là để yêu cầu các em đi học thì phải nghiêm túc.
TS Nguyễn Tùng Lâm: “Không nên lẫn lộn giữa chơi và học”.
Tôi được biết, Bộ GD&ĐT đã có quy định, học sinh không được đeo trang sức, không được trang điểm lòe loẹt. Đó là một quy định có lý bởi các em đi hội thì được và không ai có quyền can thiệp. Nhưng đã đến trường học tập, các em phải làm theo đúng nội quy của nhà trường và của ngành. Không thể lẫn lộn kiểu “vừa học vừa chơi” như thế.
Ở trường chúng tôi, cứ sau lễ tết hoặc sau lễ Noel, nhà trường luôn phải giáo dục, nhắc nhở các em phải tự nhuộm tóc lại đúng màu nguyên bản chứ không phạt bởi việc này không quá nghiêm trọng đến mức phải sử dụng hình thức kỉ luật.
Mỹ Hà (ghi)
Theo Dantri
PGS Văn Như Cương: "Rét dưới 10 độ C, HS vẫn nên đi học"3
Theo PGS Văn Như Cương, hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, ngành giáo dục quy định dưới 10 độ C cho học sinh nghỉ là chưa hợp lý. Theo PGS, rét dưới 10 độ C, học sinh vẫn nên đi học bởi sẽ giúp các em tăng khả năng thích nghi, rèn luyện với môi trường.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 23 -27.1 miền Bắc và Đông Bắc Bộ xuất hiện rét đậm rét hại diện rộng, vùng núi có băng giá và mưa tuyết. Theo đó, sở GD&ĐT ở các tỉnh phía Bắc đã đồng loạt cho học sinh tiểu học, mầm non nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C, học sinh THCS nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C.
Trẻ cần rèn sức chịu đựng với môi trường
Trao đổi với phóng viên về quy định cho học sinh tiểu học và mầm non nghỉ học dưới 10 độ C, PGS. TS Văn Như Cương (Chủ tịch HĐQT Trường Lương Thế Vinh, Hà Nội) cho biết, ông được biết, ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, nhiệt độ dưới 4 độ C nhưng học sinh kể cả trẻ nhỏ vẫn đi học bình thường. Thậm chí, các em còn mặc quần đùi đi học, cởi trần chạy giữa giá rét ở mức 2, 3 độ C.
Tại Việt Nam, khi nhà trường cho nghỉ học, các em ở thành phố được phụ huynh cho ở nhà, trong phòng ấm. Trong khi đó, trẻ ở vùng cao vẫn phụ giúp gia đình, đi cấy, mang mạ cho bố mẹ trong thời tiết giá lạnh. Bên cạnh đó, trẻ em ở Sa Pa, Hà Giang, các vùng núi cao đi chân đất, không có quần mặc trong thời tiết âm độ, tuyết rơi. Tất nhiên, nếu vượt quá sức chịu đựng, các em cũng sẽ bị ốm vì con người ai cũng có sức chịu đựng nhất định.
Trẻ em ở vùng cao không có quần mặc, đi chân đất chịu đựng cái rét dưới 0 độ C (Ảnh minh họa)
Vậy nên, theo PGS Văn Như Cương, cần cho trẻ em rèn luyện sức chịu đựng với môi trường, không cứ rét là lại cho các em ngồi ở nhà sưởi ấm, ngồi quanh đống lửa, tối vẫn đốt lửa ngủ. Nên rèn luyện để trẻ thích nghi với môi trường để các em có thể lao động, sản xuất trong những điều kiện khắc nghiệt.
PGS Cương chia sẻ, ông không so sánh trẻ em Việt Nam với trẻ em Nhật Bản vì mỗi nước có khí khậu khác nhau, môi trường khác nhau. Mặc dù, để trẻ đi học trời lạnh thì bố mẹ thương nhưng phải cho các con ra ngoài rèn luyện sức chịu đựng, thích nghi với môi trường.
Lạnh đến bao nhiêu độ thì cho học sinh nghỉ học?
PGS Văn Như Cương cho biết thêm, với thời tiết lạnh, học sinh đi học cũng không bị tác động nhiều. Học sinh ở gần thì đi xe đạp, vận động cũng nóng người lên. Học sinh ở xa, bố mẹ đưa đi học, xe của nhà trường đưa đón nên không đáng ngại khi thời tiết lạnh.
Khi học sinh đến lớp, các em vui chơi, nô đùa, chạy nhảy cũng giúp xua đi cái lạnh. Thực tế hiện nay, sự rèn luyện ở các con trong giờ ra chơi là rất ít, chỉ số ít học sinh rèn luyện còn một số ngồi mở điện thoại ra lên mạng xem đủ thứ. Theo các nhà thể lực, tâm lý học, trẻ con không chạy nhảy được 1 - 2 tiếng mỗi ngày sẽ làm cho thể lực yếu đi và trí tuệ cũng chậm phát triển. Mặt khác, tỉ lệ béo phì ngày càng nhiều do ăn uống nhiều chất bổ.
PGS Văn Như Cương cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế cần có một nghiên cứu khoa học cụ thể đối với trẻ em, học sinh mầm non, tiểu học,... để từ đó quyết định thời tiết lạnh/nóng đến bao nhiêu độ C thì cho học sinh nghỉ.
PGS Cương cho hay, ông không biết quy định nào của ngành giáo dục cho phép dưới 10 độ C là học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ. Ông không thấy ai thảo luận về vấn đề trên, hay các cơ sở giáo dục cứ từ năm này qua năm khác, thấy văn bản cũ ghi là dưới 10 độ C cho nghỉ học thì giờ vẫn áp dụng vậy?
"Theo tôi, rét dưới 10 độ C, học sinh vẫn nên đi học", ông Cương nhấn mạnh.
Theo PGS Văn Như Cương, nếu đi học mà nhiều trẻ em bị ốm, vượt quá sức chịu đựng của các em thì nên nghỉ. Nhưng nếu đi học trong thời tiết dưới 10 độ C mà học sinh vẫn không sao, có ảnh hưởng chút ít đến cuộc sống nhưng tăng cường được thể lực của các em chống chọi với môi trường thì đó là điều tốt.
Theo_Dân việt
Vì sao Việt Nam không thể "xóa sổ" Toán, Lý, Hóa? Nếu theo Phần Lan, học sinh chỉ cần thảo luận theo nhóm, không cần ngồi trong lớp, không cần nghe giảng. Nếu làm như vậy, kiến thức các em thu thập cũng không rõ ràng. Bây giờ chưa phải là thời điểm Việt Nam có thể học Phần Lan khi "xóa sổ" môn Toán, Lý, Hóa, Lịch sử.... Gần đây, chính phủ Phần...