Quy định cách ly F1 tại nhà quá chặt chẽ?
10 ngày sau khi Bộ Y tế gửi công văn tới TP.HCM về việc thí điểm cách ly F1 tại nhà, thành phố vẫn chưa thể triển khai do còn nhiều vướng mắc.
Ngày 27/6, Bộ Y tế gửi công văn tới TP.HCM kèm hướng dẫn điều kiện cách ly y tế tại nhà trong phòng, chống dịch Covid-19.
Hướng dẫn được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM phức tạp, xuất hiện các chủng SARS-CoV-2 mới có khả năng lây nhiễm nhanh trên diện rộng với số lượng người tiếp xúc gần (F1) lớn, gây quá tải cho cơ sở cách ly y tế tập trung.
Theo đại diện Sở Y tế TP.HCM, việc hướng dẫn và tổ chức cách ly F1 tại nhà, sở đã giao cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) chỉ đạo đánh giá điều kiện thực tiễn và tổ chức thực hiện tại các khu vực thí điểm.
Tuy nhiên, việc thí điểm cách ly F1 tại nhà đến nay vẫn chưa được áp dụng. Đại diện một trung tâm y tế cấp quận trên địa bàn TP.HCM cho biết vẫn chưa có kế hoạch triển khai cụ thể. Qua đánh giá chung, số lượng gia đình đủ điều kiện cách ly F1 tại nơi cư trú không nhiều.
Quy định quá chặt chẽ dẫn đến khó thực thi
Trao đổi với Zing , bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho rằng các quy định hiện nay của Bộ Y tế về việc cách ly F1 tại nhà đòi hỏi khá chặt chẽ. Dù giúp người dân đảm bảo an toàn, các quy định này tiêu tốn nhiều nguồn lực và gây khó khăn trong việc thực thi.
Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bên cạnh phòng cách ly y tế tại nhà, hộ gia đình phải có một phòng riêng để nhân viên y tế khám, lấy mẫu và theo dõi sức khỏe. Phòng này cũng phải được bố trí bàn, ghế, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn, thùng đựng chất thải lây nhiễm và thùng đựng chất thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Khanh, việc dành không gian riêng để thăm khám, lấy mẫu là chưa thực sự cần thiết.
Thực tế, F1 vẫn là người khỏe mạnh và có thể tự theo dõi sức khỏe. Ảnh minh họa: Quỳnh Danh .
“Trên thực tế, F1 vẫn là người khỏe mạnh. Họ hoàn toàn có thể tự lo cho bản thân và theo dõi sức khỏe cho mình mà không cần thăm khám thường xuyên. Khi cách ly tại nhà, những người này cũng có thể tự theo dõi sức khỏe, đo nhiệt độ hay phát hiện triệu chứng của bệnh”, vị chuyên gia này nói.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo bác sĩ Khanh, việc lấy mẫu xét nghiệm cho F1 cách ly tại nhà cũng không yêu cầu thực hiện quá nhiều. Lực lượng nhân viên y tế chỉ cần lấy mẫu xét nghiệm cho F1 khi họ có triệu chứng và ngày cuối cùng của thời gian cách ly tại nhà.
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội), cũng cho rằng một trong những trở ngại của TP.HCM khi triển khai cách ly F1 tại nhà là vấn đề lấy mẫu xét nghiệm.
“Chúng ta sẽ phải cân nhắc liệu ngành y tế có đủ nhân lực và điều kiện để tới lấy mẫu xét nghiệm ở từng nhà hay không. Do đó, tôi nghĩ việc quy định cho người dân tự test nhanh kháng nguyên tại nhà là giải pháp phù hợp”, PGS Nhung gợi ý.
Theo ông Nhung, ở ngày cuối cùng cách ly của F1, các nhân viên y tế có thể tới lẫy mẫu và xét nghiệm rRT-PCR. Tuy nhiên, trong quá trình cách ly, người dân hoàn toàn có thể tự xét nghiệm với hướng dẫn chi tiết, từ đó tiết kiệm nguồn lực.
Không gian cách ly F1 cần được tùy chỉnh để phù hợp từng trường hợp. Ảnh minh họa: Hoàng Giám .
Một khó khăn khác là Bộ Y tế yêu cầu nơi cách ly F1 phải có phòng riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Đây là yêu cầu hợp lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh số lượng F1 tăng cao tại TP.HCM như hiện nay, một số trường hợp cả gia đình đều là F1, bác sĩ Khanh cho rằng ngành y tế có thể bố trí họ cách ly trong cùng không gian.
Cũng theo vị chuyên gia này, rác thải của F1 có thể bỏ vào túi vàng tương tự rác thải y tế và bọc lại cẩn thận mà không cần quá đặt nặng yếu tố riêng biệt. Để đảm bảo an toàn hơn, người dân thậm chí có thể bọc 2 lớp túi vàng.
“Tôi nghĩ cách ly F1 tại các tòa nhà chung cư cũng nên được cân nhắc thêm. Một số căn hộ trong chung cư có diện tích rộng, phòng riêng cùng hệ thống camera giám sát có khả năng trở thành nơi cách ly cho F1. Lực lượng chức năng có thể giao cho bảo vệ quản lý, dán thông báo trước cửa căn hộ và thông tin cho các hộ gia đình khác để đảm bảo an toàn”, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh nói.
Hai mục tiêu cần đảm bảo khi cách ly F1 tại nhà
Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, yếu tố cơ bản để cân nhắc các điều kiện cách ly F1 tại nhà là cắt được toàn bộ nguồn lây virus nếu có, đồng thời theo dõi sát tình trạng sức khỏe của nhóm này. Cụ thể, việc cách ly tại nhà cần đảm bảo được 2 mục tiêu chính.
Đầu tiên, không gian cách ly phải khép kín, đảm bảo đủ điều kiện sinh hoạt. Người được cách ly tuyệt đối không ra khỏi phòng, sinh hoạt tách biệt với những người khác.
Thứ hai, khi các F1 có diễn biến bệnh, ngành y tế cần có sẵn kịch bản theo dõi, xử trí khi kết quả xét nghiệm cho thấy họ dương tính với nCoV.
Mấu chốt để cách ly F1 tại nhà thành công là đảm bảo điều kiện sinh hoạt khép kín và theo dõi sức khỏe. Ảnh minh họa: Đức Anh .
Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng việc yêu cầu F1 và gia đình ký cam kết thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và lực lượng chức năng là rất quan trọng. Cam kết này có thể xử lý hình sự nếu người dân không tuân thủ, qua đó đảm bảo tính răn đe.
“Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất là gia đình cách ly F1 tại nhà phải đảm bảo không có người lớn tuổi, bệnh nhân nhiều bệnh nền, nguy cơ cao. Thành phố cũng cần phân loại rõ F1 có nguy cơ không lớn mới được cách ly tại nhà”, bác sĩ Khanh kết luận.
Mới đây, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng có tờ trình gửi UBND TP.HCM đề xuất bổ sung phạm vi áp dụng hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà.
Theo đó, thay vì thí điểm cách ly F1 tại nhà với 8 địa phương thuộc nhóm “có nguy cơ” như đề xuất ngày 5/7, phạm vi thí điểm tới đây sẽ là toàn thành phố. Đối tượng áp dụng là F1 có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính với SARS-CoV-2 (trong khi chờ thực hiện xét nghiệm PCR).
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), cho hay thời gian tới, trên cơ sở đánh giá thí điểm tại TP.HCM, bộ sẽ xin ý kiến các cơ quan, địa phương để quyết định việc áp dụng hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc.
Đồng Tháp đề xuất thí điểm cách ly F1 tại nhà
Thí điểm cách ly F1 tại nhà được lãnh đạo Đồng Tháp đề xuất trong bối cảnh nhiều ổ dịch bùng phát, với 306 ca dương tính nCoV, trong 12 ngày.
Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, chiều 5/7 lãnh đạo Đồng Tháp đề xuất như trên nhằm giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung trên tinh thần "phát hiện F0 ở đâu, phong tỏa cục bộ ở đó, giữ chặt, không làm quá rộng".
Đồng Tháp trong ngày hôm nay phát hiện thêm 96 ca nghi Covid-19, nâng tổng số ca của tỉnh này lên 307. Riêng từ ngày 24/6 đến nay, tỉnh ghi nhận 306 ca. Hiện, Bộ Y tế đã công bố 226 ca. Đồng Tháp cũng ghi nhận 3 ca tử vong do Covid-19, tất cả đều có nhiều bệnh nền nặng.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND Đồng Tháp cho biết tại, địa phương có 1.093 F1, 1.673 F2 và đang điều trị 228 ca. Tỉnh hiện có 4 "điểm nóng" với các ổ dịch: Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc (130 ca); Xí nghiệp May 6 (xã Tân Phú Đông, TP Sa Đéc, 14 ca); UBND huyện Lấp Vò (4 ca); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành (49 ca).
Thành phố Sa Đéc và huyện Châu Thành đã áp dụng biện pháp chống dịch ở mức "nguy cơ rất cao", giãn cách xã hội 14 ngày. UBND huyện Lấp Vò cũng áp dụng biện pháp chống dịch ở mức "nguy cơ cao" tại xã Tân Khánh Trung, Định Yên và Bình Thạnh Trung. Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc đang bị cách ly y tế vì vẫn xuất hiện các ca nhiễm và là ổ dịch tiềm ẩn nguy cơ rất lớn.
Các địa phương đã chuẩn bị phương án cách ly F1 tại chỗ và áp dụng biện pháp tương ứng với "nguy cơ" cho toàn tỉnh; "nguy cơ cao" cho huyện Lai Vung, Lấp Vò; "nguy cơ rất cao" cho TP Sa Đéc và huyện Châu Thành.
Lãnh đạo tỉnh cho biết, cùng với việc bố trí thêm máy xét nghiệm mới để nâng công suất từ 600 mẫu đơn lên 1.200 mẫu đơn một ngày, lực lượng phòng chống dịch của địa phương được tập huấn, thiết kế lại quy trình điều tra dịch tễ, lấy mẫu, xét nghiệm, trả kết quả...
Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc bị phong tỏa từ ngày 24/6. Ảnh: Ngọc Tài
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, diễn biến dịch ở Đồng Tháp chưa quá phức tạp nên cần thực hiện bài bản ngay từ đầu và đồng bộ các giải pháp từ phát hiện sớm, truy vết nhanh, truy vết đến đâu lấy mẫu, xét nghiệm đến đó nhằm phát hiện F0, ngăn chặn nguồn lây nhiễm.
Bên cạnh đó phải xét nghiệm trên diện rộng tại những nguồn nguy cao như bệnh viện, chợ, nơi người về từ vùng dịch... để có dữ liệu phân tích dịch bệnh. Tất cả các trường hợp có triệu chứng vào bệnh viện (sốt, ho, khó thở...) phải xét nghiệm ngay để sớm phát hiện ca chỉ điểm.
Ông cho rằng, Đồng Tháp phải nhanh chóng nâng cao năng lực xét nghiệm; huy động công an, chính quyền... vào cuộc truy vết thật nhanh để "đuổi kịp" được dịch; phong tỏa gọn và chặt phù hợp với địa bàn, không nên phong tỏa rộng; xem xét hạn chế những hoạt động đông người và có nguy cơ lây lan dịch cao trong cộng đồng...
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Đồng Tháp phải phấn đấu trả kết quả xét nghiệm trong 24 giờ. Tỉnh cần kết hợp hài hòa giữa test nhanh và xét nghiệm PCR phù hợp với từng đối tượng, nhanh chóng phát hiện F0, kịp thời ngăn chặn dịch lây ra cộng đồng.
Đồng thời, tỉnh phải quản lý chặt chẽ, không để xảy ra lây nhiễm chéo trong các khu cách ly tập trung; thực hiện các giải pháp ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào các cơ sở điều trị, "không để thủng bệnh viện"...
Bộ Y tế đang thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà ở TP HCM, sau khi có đánh giá sơ bộ kết quả sẽ đề xuất cho triển khai toàn quốc. Tuy nhiên, với diễn biến dịch bệnh đang lây lan mạnh ở phía Nam, trong chuyến kiểm tra công tác phòng chống dịch ở Bình Dương và Đồng Nai vừa qua, Thủ tướng cho phép hai tỉnh này thí điểm cách ly F1 để tránh lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Hiện, Bình Dương đã cho mỗi địa phương trong tỉnh triển khai thí điểm một trường hợp F1 cách ly tại nhà.
TP.HCM đề xuất thí điểm cách ly F1 tại nhà ở 8 quận, huyện Sở Y tế TP.HCM đề xuất thí điểm cách ly F1 tại nhà ở 8 địa phương thuộc nhóm có nguy cơ, gồm: Quận 3, 6, 7, 10, 11, Phú Nhuận, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ, kể từ ngày 5/7. Ngày 5/7, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng ký tờ trình gửi Thường trực UBND TPHCM về...