Quy định bắt buộc bảo dưỡng ô tô định kỳ 6 tháng/lần
Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 53/TT-BGTVT quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông đường bộ, nhằm hạn chế tai nạn giao thông do chất lượng phương tiện không bảo đảm.
Theo đó, các đơn vị vận tải, chủ xe, lái xe phải thực hiện các quy định về bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ phương tiện để duy trì an toàn kỹ thuật của xe. Trong đó, bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện hàng ngày hoặc trước, sau và trong mỗi chuyến đi; bảo dưỡng định kỳ (được thực hiện tại cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa) thực hiện theo chu kỳ được xác định theo quãng đường hoặc thời gian xe chạy.
Cụ thể, với xe kinh doanh hoặc hoạt động ở vùng núi, ô tô con tối đa đi được 5.000km hoặc 6 tháng phải bảo dưỡng; các loại xe chở người từ 10 chỗ trở lên, xe tải, xe tải chuyên dùng là 4.000km hoặc 3 tháng.
Đối với xe không kinh doanh với ô tô con tối đa là 10.000km hoặc 6 tháng, các loại xe chở người, chở người chuyên dùng từ 10 chỗ trở lên, xe tải, xe tải chuyên dùng là 8.000km hoặc 6 tháng.
Video đang HOT
Thông tư bao gồm cả phụ lục quy định rõ các nội dung bảo dưỡng thường xuyên.
Thông tư được ban hành ngày 20/10/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2014.
Nhật Minh
Theo Dantri
Đường cao tốc 'mù' quy chuẩn an toàn trong bảo trì
Dù đã có rất nhiều đường cao tốc được đưa vào sử dụng, nhưng đến nay các quy định về quản lý khai thác và bảo trì loại hình này mới đang được Bộ GTVT xây dựng.
Ở đầu tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương có tấm bảng lớn quy định rõ làn tốc độ tối đa 100 km/giờ thì tốc độ tối thiểu là 60 km/giờ, làn tốc độ tối đa 80 km/giờ thì tốc độ tối thiểu là 50 km/giờ. Trong khi đó, xe bồn tưới cây chạy từ 15 -20 km/giờ trên làn 100 km/giờ khiến xe khách đâm vào làm 7 người tử vong Ảnh: Hoàng Phương
Cuối năm 2013, Bộ GTVT ban hành Thông tư quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ. Tuy nhiên, thông tư này mới chỉ đề cập chung chung đến trách nhiệm của từng bên như chủ đầu tư, ban quản lý trong bảo trì, bảo dưỡng đường bộ mà không đề cập cụ thể, chi tiết về tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật trong duy tu, bảo dưỡng trên đường cao tốc.
Trao đổi với PV Thanh Niên, một cán bộ Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) cho biết cơ quan này đang gắn camera, bố trí lực lượng để giám sát xử phạt vi phạm giao thông trên các tuyến đường cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, TP.HCM - Trung Lương và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Trên thực tế, Quy định khai thác, bảo trì với từng tuyến đường cao tốc hiện nay như TP.HCM - Trung Lương hay Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng chỉ quy định người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc "có phù hiệu hoặc biểu tượng riêng thì được đi lại trên đường cao tốc nhưng không gây ảnh hưởng và cản trở giao thông" mà không hề quy định tốc độ của các phương tiện, thiết bị này. Nghị định về quản lý khai thác và bảo trì đường cao tốc tới nay mới chỉ đang được Bộ GTVT xây dựng.
Doanh nghiệp tự quy định
Đại diện một doanh nghiệp (DN) quản lý đường cao tốc cũng cho biết các quy định về quản lý, khai thác, bảo dưỡng với đường cao tốc đều chưa rõ về mặt kỹ thuật, chưa đưa ra các quy định chi tiết, ví dụ như xe bồn khi tưới cây trên đường phải đi với tốc độ bao nhiêu, hệ thống cảnh báo, tín hiệu trên xe bồn như thế nào? Bản thân DN của ông cũng phải tự xây dựng quy định riêng để áp cho người lao động trong bảo trì, bảo dưỡng đường. "Chúng tôi cũng rất lo vì ý thức người lao động chưa cao, máy móc thiết bị thì nghèo nàn, chỉ có một cái máy rửa đường, xe quét đường phải thuê...", ông này cho biết.
Cũng theo đại diện DN này, tại các nước đều có quy định cụ thể như xe quét hút, xe rửa đường trên đường cao tốc phải chạy trên 60 km/giờ trên đường cao tốc, không có tình trạng chạy ì như ở VN. Ngoài ra, có rất nhiều biện pháp áp dụng thay thế xe bồn tưới cây, như bơm nước qua hệ thống vòi tuyến dọc đường. "Nếu Bộ có quy định bắt buộc thực hiện trên đường cao tốc, các phương tiện bảo trì, bảo dưỡng phải đảm bảo tốc độ tối thiểu như thế nào để không gây cản trở giao thông, không gây tai nạn thì các DN bảo dưỡng đường mới được đầu tư các thiết bị tương ứng", ông này nói.
Cho rằng đây là một vụ tai nạn kinh điển trên đường cao tốc, theo PGS-TS Nguyễn Quang Toản, Đại học GTVT Hà Nội, trong vụ tai nạn này trách nhiệm trước hết thuộc về người lái xe bồn và DN đã cho phép xe chạy với tốc độ chậm trên làn 100 km/giờ, bởi luật đã quy định tất cả các phương tiện lưu thông trên đường phải chạy đảm bảo tốc độ, không được di chuyển chậm. "Khi bảo trì, bảo dưỡng đường phải có biện pháp đóng đường để đảm bảo an toàn, nếu không đóng đường phải có hệ thống cảnh báo tín hiệu từ xa và nhắc lại nhiều lần để xe khác phát hiện và thực hiện chuyển làn. Trên làn chạy nhanh thì xe sau không thể đoán được tốc độ xe trước là chạy chậm hay đứng yên", PGS Toản phân tích. Chuyên gia này cũng lo ngại, nếu không có các quy định chặt chẽ hơn về bảo trì, bảo dưỡng trên đường cao tốc thì tai nạn trên đường cao tốc còn có thể xảy ra nhiều nữa và vụ tai nạn nào cũng sẽ thảm khốc do các xe lưu thông tốc độ cao.
Ngoài ra, để công tác cứu thương được đảm bảo, phải có kế hoạch thiết lập hệ thống xe cứu thương có thể đi vào đoạn tuyến nào (chỗ rẽ trên đường cao tốc) để đảm bảo nhanh và hiệu quả nhất.
Phản ứng trước sự cố trên đường cao tốc Các bang tại Mỹ luôn có những đơn vị tuần tra đường cao tốc, nhằm kịp thời hỗ trợ và xử lý những tình huống khẩn cấp trên những tuyến đường này. Chẳng hạn, bang Georgia đang triển khai chương trình Điều phối phản ứng khẩn cấp đường cao tốc (HERO) từ năm 1994 và chuẩn bị cung cấp dịch vụ toàn thời gian 24/7/365. Mục tiêu chính của HERO là tối thiểu hóa tình trạng kẹt xe bằng cách dọn dẹp hiện trường tai nạn và các xe hư hỏng, đồng thời điều phối giao thông tại những đoạn đường gặp sự cố. Còn theo quy định của bang về an toàn giao thông khi có sự cố trên đường cao tốc, như tại New Jersey, một khi nhận được thông báo khẩn cấp, bất kỳ trường hợp nào đơn vị cứu hỏa sẽ lập tức triển khai đến ngay hiện trường và xe cứu hỏa sẽ đóng vai trò che chắn, bảo vệ cho các nhân viên y tế trong lúc cấp cứu nạn nhân. Cùng lúc, xe cứu thương cũng phải đến ngay hiện trường giống như trường hợp của đội cứu hỏa. Đơn vị nào đến nơi đầu tiên sẽ đảm nhiệm vai trò chỉ huy, phân loại sự cố thành 3 loại (nhẹ, vừa, nghiêm trọng) và liên tục cập nhật diễn biến tại chỗ theo tần suất 15 - 30 phút/lần. Các đơn vị cùng phối hợp để thu hẹp phạm vi xảy ra sự cố để có khoảng trống duy trì giao thông.
Theo TNO
"Ác mộng" cầu treo! Những cây cầu treo đã xuống cấp nghiêm trọng khiến người dân mỗi lần đi qua đều nơm nớp lo sợ. Không có kinh phí sửa chữa, người dân mỗi ngày vẫn phải đánh cược mạng sống của mình. Theo ghi nhận của PV Dân trí, hai cây cầu thuộc xã Tam Lư, nối từ bản Hậu sang bản Sại và cầu thuộc...