‘Quỷ ám: Tín đồ’: Cú hụt chân của thương hiệu phim kinh dị đình đám
Là phần phim tái khởi động tiếp nối câu chuyện kinh điển Quỷ ám ( The Exorcist) cách đây 50 năm, Quỷ ám: Tín đồ thành công trong việc hồi tưởng, tri ân phần phim cũ nhưng thất bại trong việc tái dựng nỗi kinh hoàng từng được đề cử đến 10 giải Oscar.
Thương hiệu kinh dị nổi tiếng trở lại màn ảnh rộng
Quỷ ám: Tín đồ (tựa gốc The Exorcist: Believer) là phần mở đầu cho bộ ba phim tái khởi động của loạt phim The Exorcist nhân dịp kỷ niệm 50 năm ra mắt bộ phim đầu tiên (1973). Sau 2 phần hậu truyện, 2 phần tiền truyện và 1 series phim truyền hình, The Exorcist trở lại màn ảnh rộng sau gần 20 năm và được kỳ vọng tạo dựng nên nỗi sợ hãi mới của việc bị quỷ ám trong bối cảnh hiện đại.
Những hình ảnh trong Quỷ ám: Tín đồ. Blumhouse Productions
Phim là câu chuyện hai cô bé Angela ( Lidya Jewett) và Katherine (Olivia O’Neill) sau khi cùng nhau chơi cầu cơ trong rừng đã mất tích 3 ngày và trở về với những dấu hiệu bị quỷ ám. Hai gia đình tìm đến sự giúp đỡ của người có trải nghiệm tương tự: Chris MacNeil (Ellen Burstyn) – người mẹ của cô bé Regan MacNeil (Linda Blair) là nạn nhân của bộ phim đầu tiên – cùng với các tín đồ thực hành tâm linh khác nhằm giải thoát cho hai cô bé khỏi sự chiếm hữu ghê rợn của quỷ dữ.
Nửa đầu phim đã làm tốt việc thiết lập và dẫn dắt một chủ đề không mới: sự nguy hiểm của trò chơi tâm linh. Một trong hai đứa trẻ bị tấn công xuất thân từ một gia đình công giáo với đức tin mãnh liệt và họ đã sớm nhận ra sự quỷ ám nhưng lại mông muội trong sự mơ hồ về tội lỗi.
Phim tận dụng triệt để những yếu tố hồi tưởng về phần phim cũ. Các fan kinh dị sẽ rất phấn khích khi nhân vật Chris MacNeil xuất hiện cùng bản nhạc kinh điển Tubular Bells. Với sự trở lại của nhân vật cũ, những hiểu biết và số phận liên quan đến phần phim trước, khán giả có thể mong đợi một cao trào bùng nổ và vai trò của nhân vật được khắc họa rõ nét hơn. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đó.
Video đang HOT
Phim có sự trở lại của Ellen Burstyn trong vai Chris MacNeil. Blumhouse Productions
Gấp đôi sự kinh hoàng nhưng kém hiệu quả
Các nhà làm phim đã có nước đi khá táo bạo khi đặt ra khái niệm quỷ ám mới xảy ra ở 2 nạn nhân và có sự đồng bộ trong hành vi. Nhưng sự ghê rợn và lời lẽ báng bổ trong phim không thể so sánh với phần phim cũ dù thực hiện với kỹ xảo hiện đại chân thật hơn. Diễn xuất của các nhân vật cũng chỉ ở mức vừa đủ và an toàn cho một bộ phim giải trí. Sự đáng sợ trong diễn xuất và lời thoại biến The Exorcist trở thành phim kinh dị đầu tiên được đề cử Oscar không thể được tìm thấy trong phần hậu truyện này.
Phim xoáy sâu vào tựa đề Believer (Tín đồ) nhằm nêu cao đức tin trong mỗi con người nhưng lại phủ nhận vai trò của cha xứ và nhà thờ một cách khiên cưỡng, trong khi điểm nhấn của phần phim cũ là cuộc chiến khốc liệt giữa các cha xứ và quỷ dữ.
Tín đồ từ những đức tin khác nhau nỗ lực giải thoát sự quỷ ám. Blumhouse Productions
Nửa sau của phim lại tạo ra sự mơ hồ khi các nhân vật chỉ biết bám víu vào đức tin. Dù ngập tràn những trích đoạn sách thánh đến từ những tín đồ tâm linh khác nhau nhưng khán giả không thể thấy được trọn vẹn một cuộc trừ tà với các yếu tố mà điện ảnh 50 năm nay khai thác: hình ảnh và tên gọi quỷ dữ.
Chính vì thiếu sót trên mà cao trào của phim không mang lại sự căng thẳng kịch tính như mong đợi. Cú twist cuối phim chỉ để nhấn mạnh sự quỷ quyệt lại tạo ra một cái kết lưng chừng không mang tính nhân văn và không thể đưa ra một thông điệp rõ ràng.
Cảnh phim về quỷ dữ kinh điển trong bộ phim The Exorcist. ScreenRant
Có thể nói rằng bộ phim đã không mang lại được một điểm nhấn mới và là sự hụt hẫng cho loạt phim nổi tiếng, khi mà các yếu tố kinh dị trong phim đã quá quen thuộc và nhàm chán tìm thấy được ở nhiều phim kinh dị hiện đại mang chủ đề trừ tà khác. Đây cũng chính là vấn nạn chủ chốt của rất nhiều phim kinh dị “vắt sữa” từ các thương hiệu đình đám trong quá khứ như Halloween hay The Texas Chainsaw Massacre, khi chính đạo diễn của phim David Gordon Green cũng chỉ đạo các phần tiếp theo mới đây của chuỗi Halloween.
“Gấp đôi quỷ ám đồng nghĩa với nhân đôi vấn đề cho Quỷ ám: Tín đồ, bộ phim có những giá trị riêng nhưng lại là sự hồi sinh đáng thất vọng những nền tảng của điện ảnh kinh dị”, Tom Jorgensen của IGN nhận xét, chấm điểm 6/10 cho phim.
'Quỷ ám: Tín đồ' bị chê là 'rác phẩm', khán giả dập 'tơi tả'
The Exorcist: Believer (Quỷ ám: Tín đồ) bị truyền thông và khán giả nước ngoài chê tơi tả, coi là "rác phẩm".
The Exorcist: Believer ( Quỷ ám: Tín đồ) là sản phẩm ăn theo The Exorcist (1973) của đạo diễn William Friedkin - bộ phim kinh dị được nhiều khán giả đánh giá là "tởm" nhất mọi thời đại và đem về doanh thu siêu kỷ lục 441 triệu USD.
Tuy nhiên trái với người tiền nhiệm đã trở thành huyền thoại, The Exorcist: Believer đang bị giới phê bình và khán giả "dập" cho tơi tả, với những lời bình luận tiêu cực. Đạo diễn của bộ phim là David Gordon Green - một người khá mát tay trong thể loại kinh dị, khi từng làm ra bộ phim Halloween (2018) được đánh giá cao, nhưng có vẻ như thành công đó không lặp lại với Quỷ ám: Tín đồ.
The Exorcist: Believer ( Quỷ ám: Tín đồ) - bộ phim kinh dị mới nhất ra rạp
Trang IndieWire cho phim 25/100 điểm, nhận xét rằng: "Một bộ phim không có gì bù đắp được ngoài diễn xuất chính được điều chế tốt của nam chính Leslie Odom Jr. Đạo diễn Green gây ức chế và khó chịu trong nửa đầu câu chuyện. Quỷ ám: Tín đồ quá yếu đuối về mặt sáng tạo và thiếu đi những ý tưởng riêng của mình, toàn bộ khái niệm về sự báng bổ chỉ giới hạn ở việc đe dọa di sản của nhượng quyền thương mại".
Movie Nation có số điểm khá hơn một chút nhưng nhận xét cũng không tích cực hơn là bao: "Sau khi mất nhiều thời gian để mở đầu câu chuyện và gặp chút khó khăn trong việc thiết lập giai điệu của cảm giác diệt vong. Green đánh mất cốt truyện và cùng với đó là sức mạnh để tung ra một cú nổ lớn ở hồi thứ ba".
Một số nhà phê bình khác có ý kiến như sau:
"Mặc dù nửa đầu khá mạnh mẽ nhưng nó bắt đầu thất bại khi nó trở thành phần tiếp theo kế thừa buộc phải kết nối với phần gốc. Bộ phim đề cập đến một số ý tưởng hay nhưng chưa bao giờ đủ tầm để thể hiện chúng".
"Rõ ràng là các chủ đề mà William Peter Blatty (biên kịch bộ phim 1973) thiết lập trong phim The Exorcist gốc nằm ngoài tầm hiểu biết của đạo diễn David Gordon Green".
"Phim mang đến rất ít cảnh hù dọa, ngay cả với ngân sách CGI hiện đại dồi dào và sự hỗ trợ nhiệt tình của hãng phim Universal".
Rất nhiều ý kiến tiêu cực
Một số ý kiến trung lập cho rằng, The Exorcist: Believer không tốt nhưng không phải quá tệ, bộ phim vẫn cố gắng cài cắm một vài thông điệp về Thiên Chúa giáo, nhưng dường như đó vẫn là không đủ để tác phẩm này gây ấn tượng mạnh mẽ.
Loạt thương hiệu phim kinh dị nhắc tới muốn 'nổi da gà' Cùng điểm lại loạt thương hiệu phim kinh dị như thảm sát Halloween, búp bê hay chú hề ma quái vẫn luôn khiến mọt phim 'nổi da gà' mỗi lần nhắc đến. Đến hẹn lại lên, tháng 10 cũng là tháng của thể loại phim kinh dị đua nhau đổ bộ rạp chiếu. Màn ảnh Hollywood có không ít những thương hiệu kinh...