Quốc vương Thái Lan phê chuẩn lãnh đạo đảo chính làm thủ tướng
Lãnh đạo đảo chính ở Thái Lan đã chính thức được Quốc vương đáng kính của nước này hôm nay phê chuẩn làm thủ tướng.
Tướng Prayut quỳ lạy trước chân dung Quốc vương Thái Lan trong buổi lễ nhận chỉ thị của Quốc vương ngày 25/8.
Tư lệnh lục quân Prayut Chan-O-Cha, 60 tuổi, đã lật đổ chính phủ được bầu của bà Yingluck trong một cuộc đảo chính không đổ máu vào ngày 22/5 vừa qua. Và vào tuần trước ông đã được quốc hội với đa số là các nhân vật quân đội gần như nhất loạt bầu làm thủ tướng.
Trong buổi lễ ngắn, nhưng tỉ mỉ để nhận chỉ thị của hoàng gia, ông Prayut, mặc lễ phục màu trắng, quỳ và cúi đầu trước bức ảnh chân dung lớn của quốc vương Bhumibol Adulyadej.
“Quốc vương đã bổ nhiệm tôi làm Thủ tướng. Tôi đặt biệt biết ơn…đây là một vinh dự lớn cho tôi và gia đình”, ông Prayut cho biết sau buổi lễ. “Tôi sẽ làm việc với sự trung thực và vì lợi ích của người dân và đất nước”, ông nói.
Sau khi làm thủ tướng, Tướng cấp cao Prayut vẫn là người đứng đầu Hội đồng tư vấn quân sự, hội đồng lập ra sau cuộc đảo chính nhằm lãnh đạo đất nước.
Người phát ngôn Hội đồng cho biết, Tướng Prayut sẽ chọn nội các mới và bổ nhiệm các bộ trưởng vào tháng 9 này.
Hội đồng tư vấn, có tên gọi chính thức là Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia (NCPO), cho biết họ buộc phải đứng ra nắm quyền ở Thái Lan sau nhiều tháng biểu tình bạo lực, khiến gần 30 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương, khiến chính phủ bị tê liệt, làm ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Hội đồng ra quyết định sẽ tổ chức tổng tuyển cử trước tháng 10/2015, bất chấp nhiều nước trên thế giới kêu gọi cần phải đưa Thái Lan trở lại ngay nền dân chủ. Hội đồng cũng cam kết đầu tiên sẽ giám sát cải cách ở Thái Lan, nhằm làm trong sạch nền chính trị và xã hội Thái Lan.
Video đang HOT
Tướng Prayut sẽ vẫn là lãnh đạo Hội đồng tư vấn quân sự.
Prayut, tư lệnh lục quân sẽ mãn nhiệm kỳ vào cuối tháng 9 tới, được xem là nhân vật đối lập của anh trai bà Yingluck, cựu thủ tướng Thaksin, người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006.
Các nhóm nhân quyền lên án Hội đồng tư vấn đã loại bỏ những người chống đối kể từ khi lên nắm quyền.
Theo thiết quân luật, biểu tình bị cấm. Hàng trăm nhân vật chính trị đối lập đã bị quân đội triệu tập sau cuộc đảo chính, mặc dù vài ngày sau đó họ đã được thả.
Tuần trước Liên hợp quốc bày tỏ báo động trước số vụ bắt giữ và bỏ tù nhanh ở Thái Lan kể từ sau cuộc đảo chính hồi tháng 5.
Vũ Quý
Theo Dantri/AFP
Người Thái dọn dẹp phố xá đón sinh nhật quốc vương
Người biểu tình Thái Lan hôm qua cùng các lực lượng chính phủ quét dọn đường phố Bangkok, nơi diễn ra những vụ đụng độ gay gắt nhiều ngày qua, để chào mừng sinh nhật lần thứ 86 của quốc vương.
Đông đảo người biểu tình cùng nhau cầm chổi ở khu vực xung quanh Tượng đài Dân chủ, nơi các hoạt động mừng sinh nhật Quốc vương Bhumibol Adulyadej sẽ được tổ chức.
Tham gia dọn vệ sinh cùng người biểu tình là các nhân viên môi trường của thành phố. Tượng đài Dân chủ phía sau lưng họ là nơi hàng nghìn người biểu tình Thái Lan từng tụ tập từ hồi cuối tháng 11 để phản đối dự luật ân xá được cho là nhằm tạo điều kiện đưa cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra về nước.
Xung đột leo thang vào hôm 1/12, khi người biểu tình tổ chức bao vây và chiếm giữ nhiều trụ sở chính phủ, khiến cảnh sát phải dùng hơi cay và vòi rồng để trấn áp. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Hôm 3/12, chính phủ Thái Lan và những người ủng hộ phe đối lập đạt được nhất trí tuân thủ một thỏa thuận ngừng xung đột để lập lại không khí hòa bình cho thủ đô vào sinh nhật quốc vương 5/12, một ngày lễ trọng đại của quốc gia, đồng thời cũng là ngày quốc khánh.
Trong khi đó, hàng nghìn người đổ về thị trấn Hua Hin, gần cung điện Klai Kangwon của quốc vương với hy vọng được nhìn thấy ông. Các xe buýt và chuyến tàu hỏa đặc biệt được Bộ Giao thông triển khai để tạo điều kiện đưa người dân đến thị trấn này.
Vài trăm người biểu tình cũng tổ chức cuộc mít tinh trước trụ sở cảnh sát quốc gia ở Bangkok. Tuy nhiên, họ không mang theo lựu đạn hay bình xịt hơi cay như những ngày trước mà là ảnh của quốc vương.
Họ được cảnh sát phép cho vào bên trong trụ sở, sau đó rút đi.
Một người vừa thổi còi và giương cao hình ảnh của quốc vương. Ông sẽ có một bài phát biểu theo truyền thống hàng năm vào ngày sinh nhật. Người dân Thái Lan đang chờ đợi nhà vua lên tiếng về cuộc khủng hoảng chính trị chưa có hồi kết.
Cảnh sát chống bạo động sẵn sàng làm nhiệm vụ tại trụ sở cảnh sát Bangkok.
Các nữ cảnh sát Thái tươi cười vẫy chào đoàn người biểu tình khi họ rời trụ sở cảnh sát. Tuy nhiên, không khí hòa bình hiện tại chỉ là khoảng dừng tạm thời chứ chưa phải chấm dứt của làn sóng biểu tình lớn nhất ở Thái Làn từ năm 2010. "Sau sinh nhật nhà vua, chúng tôi sẽ lại đấu tranh cho đến khi đạt được mục đích của mình", cựu thủ tướng, cũng là thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố, nhắc đến mục tiêu lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Theo VNE
Chiếc ghế của Thủ tướng Thái Lan Vậy là tôi lại có ông chủ mới. Đó là Tư lệnh tối cao của quân đội Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha, lẽ ra sẽ phải về hưu kể từ tháng Chín nhưng kể từ cuộc đảo chính đột ngột hôm 22/5 ông đã là người điều hành đất. Vậy là tôi lại có ông chủ mới. Đó là Tư lênh tôi cao...