Quốc vương qua đời, giá dầu Thế giới có biến?
Quốc vương Saudi Arabia qua đời sáng 23/1 ngay lập tức tác động đến giá dầu mỏ thế giới đồng thời nảy sinh những lo ngại về biến động chính trị.
Theo Reuters, ngay sau thông tin Quốc vương Abdullah bin Abdulaziz qua đời, giá giao dịch dầu thô West Texas Intermediate (WTI) Mỹ bất ngờ tăng 3,1%. Trong phiên giao dịch châu Á sáng nay, WTI đã tăng giá thêm 0,93 USD, tương đương 2.01%, đạt mức 47,24 USD/thùng.
Tổng thống Mỹ Obama và Quốc vương quá cố Saudi Arabia Abdullah trong một cuộc gặp 2009 (ảnh: AP)
Chuyên gia John Kilduff, thuộc Quỹ đầu tư Again Capital LLC ở New York, Mỹ nhận định: “Quốc vương Abdullah được cho là “kiến trúc sư” của chiến lược giá dầu thế giới hiện nay, ông kiên quyết giữ vững mức khai thác, tuyệt nhiên không hề cắt giảm cho dù giá dầu xuống tới mức kỷ lục”.
“Sự ra đi của Quốc vương Abdullah sẽ khiến giá dầu thêm bất ổn trong thời gian tới. Đây là thời điểm vô cùng khó khăn của Saudi Arabia và tôi nghĩ là chưa có bất cứ sự thay đổi chính sách ngắn hạn nào trong tương lai gần”, chuyên gia Kilduff nói
Nhận định về chính sách của người kế nhiệm ở Saudi Arabia, là Quốc vương Salman bin Abdul Aziz, chuyên gia Kilduff nói rằng: “Nhà vua mới được biết đến như là một người bảo vệ quyền lợi của Saudi Arabia, trong tương lai gần khả năng chưa thay đổi các chính sách của OPEC. Thị trường đang chờ đợi những bước chỉ đạo của ông”.
Saudi Arabia là đầu tàu trong nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nắm giữ tới 16% trữ lượng dầu thế giới, có ảnh hưởng lớn về giá năng lượng và sự ổn định chính trị ở Trung Đông. Chính quốc gia này hiện nay đang quyết định ghìm giá dầu, giữ nguyên khối lượng khai thác, không cắt giảm bất chấp giá dầu sụt giảm đáng kể.
Video đang HOT
Biến động chính trị ở Saudi Arabia và mối quan hệ với khu vực
Nhiều thách thức đang chờ đón người kế nhiệm ở Saudi Arabia là Tân Quốc vương Salman, 79 tuổi. Từ việc chuyển giao quyền lực nội bộ cho tới các vấn đề đối ngoại: giải quyết ra sao mối quan hệ với Mỹ, Iran, Iraq, sự trỗi dậy của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), cuộc khủng hoảng ở Yemen và sự ổn định chính trị ở Trung Đông?
Tân Quốc vương Salman (ảnh: AP)
Theo Times of India, trong năm thập kỷ là thống đốc Riyadh, Tân Quốc vương Salman nổi tiếng là một nhà kinh tế lão luyện trong việc quản lý cân bằng lợi ích người dân bản địa, dân nhập cư, các bộ tộc và Hoàng gia, đồng thời duy trì quan hệ tốt với phương Tây.
Về lâu dài, Saudi Arabia đang phải đối mặt với thực trạng gia tăng dân số quá nhanh, việc làm không đủ đáp ứng tỷ lệ lao động và một nền kinh tế vẫn còn quá phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ.
Trong quan hệ quốc tế, giới phân tích khẳng định sẽ dõi theo những động thái của quan hệ Saudi Arabia – Mỹ. Quốc vương quá cố Abdullah bin Abdulaziz kể từ thời điểm lên nắm quyền 2005 chủ trương thân Mỹ và được cho bắt tay với Mỹ trong việc “tung hứng” giá dầu hiện nay.
Ngay khi có thông tin Quốc vương Abdullah qua đời, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ sự tiếc thương, đồng thời nhấn mạnh: Quốc vương là người có quan điểm và niềm tin vững chắc vào “tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ – Saudi Arabia như một động lực cho ổn định và an ninh ở Trung Đông”.
Mối quan tâm tiếp theo của dư luận là liệu Vương quốc giàu dầu mỏ có tiếp tục theo đuổi chính sách thù địch với Iran ? Cuối cùng là thái độ của Saudi Arabia đối với việc tiếp tục chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trong khu vực, ở đây là cuộc chiến chống IS./.
Ngân Giang Theo Reuters,CNN, Times of India
Theo_VOV
Giá dầu thế giới sẽ ra sao sau khi vua Ả Rập Xê Út băng hà?
- Giá dầu thế giới đã tăng nhẹ 2% sau cái chết của Quốc vương Ả Rập Xê Út, quốc gia được xem là nhà cung cấp dầu lớn nhất trong khối OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ).
Sức khỏe của nhà vua Abdullah bin Abdulaziz al Saud đã trở nên xấu đi trong vòng vài tuần qua, theo hãng thông tấn nhà nước Saudi. Quốc vương Abdullah đã trị vì đất nước từ năm 2005 và đã bước sang tuổi 90 từ tháng 8 năm ngoái.
Nhà vua Ả Rập Xê Út Abdullah đã qua đời ở tuổi 90.
"Tôi không cho rằng Ả Rập Xê Út sẽ thay đổi chính sách dầu mỏ một cách mạnh mẽ chỉ trong thời gian ngắn", cựu chuyên gia phân tích chính trị tại Đại sứ quán Ả Rập Xê Út ở Washington, Fahad Nazer nhận định.
Ả Rập Xê Út sở hữu 16% lượng dầu dự trữ thế giới và được biết đến như là "thành viên dẫn dắt" khối OPEC. Quốc gia này cũng có tầm ảnh hưởng lớn đến giá cả năng lượng và sự ổn định về chính trị tại Trung Đông.
Giá dầu đã sụt giảm hơn 50% kể từ mùa hè năm 2014, với giá dầu thô từng được giao dịch ở mức hơn 100 USD/thùng hồi tháng 7/2014 giờ được giao dịch ở mức dưới 50 USD/thùng.
OPEC, dẫn đầu là Ả Rập Xê Út đã quyết định không cắt giảm sản lượng bất chấp giá dầu tụt dốc. Các quan chức Ả Rập Xê Út đã liên tục khẳng định sẽ không cắt giảm sản lượng vì không muốn mất thị phần và giới quan sát dự đoán quốc vương mới nhiều khả năng sẽ không thay đổi đường lối này trong thời gian ngắn.
Một số nhà phân tích còn cho rằng Ả Rập Xê Út ở khía cạnh nào đó thậm chí đã "hoan nghênh" việc dầu giảm giá mạnh vì điều này làm chậm đà tăng trưởng của ngành san xuât dầu đá phiến sét của Mỹ.
Hồi tuần trước, Thái tử Ả Rập Xê Út Alwaleed tuyên bố giá dầu sẽ không bao giờ quay lại mức 100 USD/thùng và giá dầu tụt giảm sẽ giúp Ả Rập Xê Út chứng kiến "có bao nhiêu công ty san xuât dầu đá phiến sét phải phá sản".
Mặc dù vậy, các chuyên gia dự đoán việc giá dầu thô giữ ở mức dưới 50 USD/thùng sẽ tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực. Ả Rập Xê Út dựa nhiều vào nguồn doanh thu từ dầu mỏ để duy trì hoạt động chính phủ.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Pháp kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt Nga ngay lập tức Tổng thống Pháp hôm qua cho rằng các lệnh trừng phạt đối với Nga cần phải được gỡ bỏ ngay lập tức bởi chúng chỉ làm cho tình hình xấu đi. Tổng thống Pháp Francois Hollande. Ảnh: EPA Các quốc gia phương Tây nên dừng việc đe dọa Nga bằng lệnh trừng phạt và thay vào đó hãy tháo gỡ dần những giới...