Quốc vương Campuchia bắt đầu chuyến thăm, nghỉ dưỡng tại VN
Chiều ngày 19/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội kiến thân mật với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni tại TP Huế.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tới Quốc vương; nhấn mạnh việc Quốc vương Norodom Sihamoni sang thăm nghỉ dưỡng tại Việt Nam thể hiện tình cảm hữu nghị của Quốc vương dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có cuộc Hội kiến thân mật với Quốc vương Norodom Sihamoni tại Thành phố Huế chiều 19/10
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhắc lại truyền thống đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của Cố Quốc vương Norodom Sihanouk và nhân dân Campuchia đã dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp với Vương quốc Campuchia, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Đồng thời, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong các lĩnh vực hợp tác đầu tư, du lịch… Chủ tịch nước chúc đất nước, nhân dân Campuchia sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế- xã hội.
Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni bày tỏ vui mừng được sang thăm và nghỉ dưỡng tại Việt Nam; chân thành cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và những tình cảm quý báu mà Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã dành cho Quốc vương.
Quốc vương Campuchia tham quan các di tích tại Huế chiều 19/10
Quốc vương Norodom Sihamoni nhấn mạnh Việt Nam là người bạn lớn, láng giềng gần gũi và thân thiết của nhân dân Campuchia; nhân dân Campuchia đánh giá cao và không bao giờ quên sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho nhân dân Campuchia trong mọi hoàn cảnh.
Quốc vương Sihamoni chúc mừng những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt mà Việt Nam đạt được, mong muốn sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển đất nước. Quốc vương Sihamoni bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm lần này sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ hợp tác toàn diện hai nước.
Đồng thời, Quốc vương Campuchia khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện con đường đúng đắn của Vua cha vun đắp cho tình đoàn kết, quan hệ hữu nghị trong sáng, sự hợp tác tốt đẹp và đời đời bền vững giữa hai dân tộc anh em Campuchia-Việt Nam.
Chuyến thăm, nghỉ dưỡng tại VN của Quốc vương Norodom Sihamoni sẽ kéo dài từ ngày 19 đến ngày 22/10, trong thời gian này, Quốc vương sẽ đến thăm một số cơ sở văn hóa, lịch sử tại thành phố Huế và thành phố Đà Lạt.
An Giang (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Báo Trung Quốc, Đức, Pháp viết về lễ diễu binh mừng Quốc khánh của Việt Nam
Các bài viết phản ánh lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành long trọng mừng tròn 70 năm quốc khánh Việt Nam, có lời chúc mừng của Ngoại trưởng Mỹ.
Báo Mỹ: Ấn Độ quyết định thiết lập giàn khoan ở Biển ĐôngTrung Quốc năm 2017 quân sự hóa đảo nhân tạo bao trùm cả Biển Đông"Cần đoàn kết ngăn chặn Trung Quốc bành trướng, cường quyền Biển Đông"
Tân Hoa xã ngày 2 tháng 9 đưa tin, ngày 2 tháng 9, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam đã tổ chức "duyệt binh" (thực ra là lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành), chúc mừng tròn 70 năm thắng lợi cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 2015
Số người tham gia mít tinh, diễu binh, diễu hành lần này lên tới hơn 30.000 người, bao gồm các quân chủng, dân quân, đại diện các dân tộc thiểu số và các tầng lớp xã hội của Việt Nam. Lễ diễu binh được bắt đầu vào lúc 7 giờ cùng ngày, sau hành tiến của các khối còn có tổ chức biểu diễn văn nghệ.
Trước khi diễu binh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu cho biết: 70 năm trước, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cách mạng tháng Tám thành công vĩ đại. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" ở quảng trường Ba Đình.
Video đang HOT
70 năm qua, Việt Nam đã có bước phát triển rất dài, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cần đoàn kết chặt chẽ, nắm chắc cơ hội, ứng phó thách thức, bảo vệ thành quả cách mạng, thực hiện 2 mục tiêu chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo bài báo, hoạt động diễu binh đã thu hút rất nhiều người dân Việt Nam đến xem. Một người dân tên là Hà Quang 66 tuổi cho biết: "Hôm nay là ngày đáng để kỷ niệm trong lịch sử Việt Nam. Tôi cảm thấy rất tự hào. Hy vọng, Việt Nam có thể khắc phục được những khó khăn, tiếp tục phát huy truyền thống 70 năm qua, tiếp tục phát triển đi lên".
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Ngoài diễu binh, Việt Nam cũng đã tổ chức các hoạt động chúc mừng khác, bao gồm biểu diễn văn nghệ, triển lãm, tuần phim toàn quốc.
Đài phát thanh quốc tế Pháp ngày 2 tháng 9 đã chỉ ra quá trình giành độc lập, tiến hành kháng chiến chống Pháp của Việt Nam, nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 làm cho thực dân Pháp thảm bại, rút khỏi Việt Nam. Đồng thời cho rằng, đến nay, Pháp là nước viện trợ kinh tế "quan trọng nhất" của Việt Nam, thương mại hai nước năm 2014 đạt 3,5 tỷ Euro.
Theo bài báo, trong ngày lễ độc lập, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết, Việt Nam còn đang phải đối mặt với các loại mối đe dọa, nhất là mối đe dọa đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có Biển Đông, điều này được bài viết này cho là "ám chỉ Trung Quốc" (Trung Quốc xâm lược, nhảy vào tranh chấp).
Chủ tịch Trương Tấn Sang phát biểu: "Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra tại nhiều nơi. Đặc biệt là sự tranh chấp chủ quyền biển đảo ngày càng gia tăng trên Biển Đông và những âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch chống phá nhà nước ta, chế độ ta, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta".
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Báo Pháp cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức lễ diễu binh, diễu hành quy mô lớn ở quảng trường Ba Đình, có tới 30.000 người tham gia, nhưng hoàn toàn không phô trương bất cứ vũ khí trang bị nào.
Trong bài phát biểu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đặc biệt kêu gọi cần xây dựng một đội quân mạnh để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.
Chủ tịch Trương Tấn Sang cho rằng, những thế lực thù địch có ý đồ lật đổ chế độ, phá hoại thành quả cách mạng.
Theo hãng tin Central News Agency (CNA) Đài Loan ngày 2 tháng 9, sáng cùng ngày, tại quảng trường Ba Đình, Việt Nam đã tổ chức hoạt động diễu binh, văn nghệ quy mô lớn chúc mừng tròn 70 năm thành lập nước.
Bắt đầu từ 7 giờ sáng, trước hết đã tiến hành lễ đốt đuốc, sau đó cử hành lễ chào cờ, hát quốc ca. Đồng thời 25 khẩu pháo đã đồng loạt bắn chào mừng.
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Ngoài người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan liên quan, còn có đại diện lãnh đạo các nước, cơ quan đại diện các nước tại Việt Nam nhận lời mời tham dự. Toàn bộ lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành đã được đài truyền hình VTV1 phát sóng trực tiếp.
Tối cùng ngày, tại các địa phương như thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ chúc mừng tròn 70 năm Quốc khánh, thu hút người dân đến xem.
Bài báo viết, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 8 năm 1945, đã đưa ra "lệnh tổng khởi nghĩa", kêu gọi toàn dân tiến hành cách mạng, cuộc cách mạng kéo dài 2 tuần, diễn ra trên khắp cả nước, cuối cùng đã giành thắng lợi hoàn toàn.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản "Tuyên ngôn độc lập", trịnh trọng tuyên bố với toàn dân và toàn thế giới về việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Tờ "Bành bái" Trung Quốc ngày 2 tháng 9 viết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu, trong 70 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng, điều này còn chưa đủ so với tiềm năng của Việt Nam. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tụt hậu kinh tế. Nếu không thể đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Theo bài báo, tham gia lễ diểu binh có 30.000 người, ngoài các khối quân đội, dân quân, cảnh sát, còn có nông dân, công nhân, cựu chiến binh. Dân tộc thiểu số cũng mặc quần áo truyền thống tham gia diễu hành. Theo kế hoạch, hoạt động chúc mừng kéo dài 1 ngày, buổi tối còn bắn pháo hoa.
Trước đó, Việt Nam còn tuyên bố đặc xá cho hơn 18.000 phạm nhân để chúc mừng quốc khánh.
Bài báo viết, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố độc lập từ tay Nhật Bản, xóa bỏ chế độ quân chủ, thoát ly quan hệ với Pháp, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Không lâu sau, dưới sự hỗ trợ của Mỹ, Pháp quay trở lại triển khai các hành động quân sự tại Việt Nam, mưu đồ biến Việt Nam thành thành trì chống phong trào chủ nghĩa cộng sản. Quân đội của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút về "khu vực nông thôn".
Do đó, cuộc chiến ở Việt Nam lại tiếp tục kéo dài 30 năm: Trước hết là kháng chiến chống Pháp, tiếp theo là "nội chiến" ở Việt Nam (thực ra là kháng chiến chống Mỹ và tay sai). Năm 1975, chính quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã tiếp quản toàn bộ Việt Nam.
Ngày 30 tháng 4 năm nay, Việt Nam cũng đã tổ chức hoạt động diễu binh kỷ niệm tròn 40 năm thống nhất hai miền nam bắc. Giống như lễ diễu binh mừng quốc khánh lần này, diễu binh khi đó cũng không phô diễn các trang bị hặng nặng như xe tăng, pháo.
Theo giới thiệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, quy mô diễu binh quốc khánh năm nay lớn hơn quy mô diễu binh tròn 60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ và tròn 40 năm thống nhất hai miền nam bắc.
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Trước khi diễu binh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu, nhấn mạnh những thời cơ và thách thức hiện nay của Việt Nam, nhấn mạnh sự suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ đảng viên đang ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng trong nhân dân, đồng thời nhấn mạnh đến tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc.
Theo bài báo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ra tuyên bố chúc mừng Quốc khánh Việt Nam. Tuyên bố cho biết, năm nay đúng vào dịp tròn 20 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt, ông Kerry ca ngợi những nỗ lực của Việt Nam trong 20 năm qua, đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hiện đại và đầy sức sống, cũng trở thành một đối tác hợp tác quan trọng của Mỹ. Ông trông đợi, trong 20 năm tiếp theo, hai nước Mỹ-Việt sẽ có nhiều hợp tác hơn.
Trang mạng Đài tiếng nói Đức ngày 2 tháng 9 cũng đã viết về lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành chào mừng tròn 70 năm quốc khánh Việt Nam.
Theo bài viết, văn hóa Việt Nam có lịch sử gần 4.000 năm, nhưng Việt Nam có hơn 1.000 năm Bắc thuộc. Sau thế kỷ 19, Việt Nam lại bị thực dân Pháp đô hộ. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, lực lượng du kích do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã trợ giúp quân đồng minh cùng chống quân xâm lược Nhật Bản.
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Tháng 8 năm 1945, lực lượng vũ trang của Hồ Chí Minh đã kiểm soát Hà Nội, từ đây lịch sử Việt Nam bước vào thời đại do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Bài viết đã nhắc lại sự kiện ngày 2 tháng 9 năm 1945, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời đề cập đến một số nội dung quan trọng trong bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 2 tháng 9 năm 2015, nhấn mạnh những cơ hội và thách thức trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
Việt Nam tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành mừng tròn 70 năm quốc khánh
Đông Bình (Tổng hợp)
Theo giaoduc
Quốc vương Campuchia không can thiệp vấn đề biên giới với Việt Nam Quốc vương Campuchia, Norodom Sihamoni sẽ không can thiệp vào vấn đề biên giới với Việt Nam vốn gây tranh cãi căng thẳng giữa các đảng phái ở nước này, Phnom Penh Post cho hay. Quốc vương Norodom Sihamoni (trái) và Thủ tướng Hun Sen - Ảnh: Reuters Ngày 27.7, Phnom Penh Post cho biết Hoàng gia Campuchia đã ra thông báo gửi...