Quốc Trung: Luật sư, bác sĩ… chẳng học giờ nào vẫn ‘làm nghệ thuật’
“Nhiều người chẳng cần học giờ nào cũng vẫn làm được ‘ nghệ thuật’. Họ đang từ mọi ngành nghề khác nhảy sang nghệ thuật và nhiều nhất là âm nhạc”, nhạc sĩ Quốc Trung chia sẻ.
LTS: Trong bối cảnh thị trường văn hóa – giải trí nở rộ trong vài năm gần đây, bên cạnh những người được đào tạo bài bản chuyên môn, không hiếm trường hợp là “tay ngang”, bước vào làm nghề với nhiều vai trò khác nhau. Họ góp phần chi phối, tác động không nhỏ tới bộ mặt nghệ thuật ở nhiều khía cạnh.
VietNamNet giới thiệu bài viết của nhạc sĩ Quốc Trung xung quanh câu chuyện này.
Ngày xưa, học Nhạc viện muốn tốt nghiệp hệ đại học mất 16 năm, bây giờ thời gian ngắn hơn. Nhưng nhiều người chẳng cần học giờ nào cũng vẫn làm được “nghệ thuật”. Họ đang từ mọi ngành nghề khác nhảy sang nghệ thuật và nhiều nhất là âm nhạc.
Từ những ngành gần và liên quan như nhà thơ, nhà văn, nhà báo, hoạ sĩ đến những ngành không liên quan như luật sư, bác sĩ… đều có thể “làm nghệ thuật” từ chỉ đạo, đạo diễn đến thậm chí làm hẳn một đêm nhạc như ai.
Nó cũng giống như một vài nhạc sĩ vẽ tranh vậy. Triển lãm hay đấu giá hình như chưa có ai lên sâu khấu, việc đàn hát cũng không nhiều người làm được. Nhưng sáng tác hay phổ thơ vài bài hát khá phổ biến, sau đó có thể thuê hoà âm phối khí làm album để tặng nếu gia đình có điều kiện.
Video đang HOT
Hay liều hơn có thể làm hẳn một đêm nhạc. Chả ai cấm được, dễ hơn triển lãm tranh nhiều. Đó thường là kiểu “kiến trúc sư yêu nhạc” ghé qua cho vui đời thôi!
Nhưng cũng có nhiều người chuyển sang và ở lại với âm nhạc với các vai trò lớn hơn hẳn. Họ định hướng, dẫn lối, chỉ đạo hay sai bảo dân “chuyên văn Nhạc viện” mới ghê.
Có một mẫu số chung cho những người này là chê mọi thứ, mắng các loại nghệ sĩ, coi tất cả những gì đang có trong đời sống nghệ thuật là sến súa rẻ tiền.
Ý tưởng dựa trên những kiến thức văn hoá nền tảng là rất quan trọng. Những triết lý sâu sắc là điều không phải dân nhạc nào cũng nắm được, nhất là khi họ chỉ tập trung vào những nốt nhạc. Vậy nhưng, nhạc là nhạc, là những nốt nhạc, là giai điệu, hoà thanh, tiết tấu chứ không phải chữ. Hát và đàn khác với đọc thơ và diễn thuyết, thế nên nếu những ý tưởng đó không được chuyển tải bằng nhạc, nó có thể là “nghệ” chứ không phải nhạc.
Nếu bạn không được học hoặc tự học về thiết kế hay đạo diễn sân khấu thì khó có thể hình dung về những quy tắc và tỷ lệ. Nếu không có kinh nghiệm và kiến thức về ánh sáng hay đơn giản là tính năng của đèn, thậm chí còn không có tiết tấu trong người thì cũng không thể trở thành “phù thuỷ” ánh sáng hay nháy đèn cho đúng nhịp.
Nếu không phải là người có kiến thức âm nhạc tổng hợp thì đơn giản không thể sắp xếp một setlist cho một đêm nhạc một cách hợp lý vì có thể ý tưởng, chỉ đạo một đằng nhưng lại phối khí một nẻo. Cuối cùng, việc chuyển tải những ý tưởng tới ê-kíp cũng “tam sao thất bản” vì không hiểu những ngôn ngữ, đặc thù chuyên môn của từng bộ phận. Quan trọng nhất là không huy động được khả năng của nghệ sĩ và các cộng sự.
Quốc Trung từng mời Dàn nhạc Giao hưởng London về Việt Nam biểu diễn.
Khi mời Dàn nhạc Giao hưởng London (London Symphony Orchestra) sang Việt Nam biểu diễn, tôi hay được nghe tư vấn là sao không bảo họ chơi Beethoven No5 hay Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ cho khán giả trong nước biết.
Trước tiên, về mặt khán giả, việc đến nghe một dàn nhạc nổi tiếng nhất thế giới chơi một bản nhạc quen thay vì được lần đầu và có thể duy nhất nghe live Mahler No6 – một bản giao hưởng đồ sộ không phải dàn nhạc và chỉ huy nào cũng dám chơi và chơi thành công thì điều nào giá trị hơn?
Trên hết, về nguyên tắc, ban tổ chức hay nhà sản xuất không thể can thiệp vào repertoire nằm trong tour diễn của dàn nhạc. Chúng tôi cũng không thể nói với nhạc trưởng Simon Rattle những điều như vậy. Nó thật sự là điều thô lỗ mà những người không có chuyên môn trong ngành không hiểu.
Nhạc sĩ Quốc Trung trăn trở câu chuyện người ngoài ngành làm nghệ thuật.
Tôi hoàn toàn cảm thông cho việc này nhưng không thể thoả hiệp xu hướng ngày càng có nhiều người từ các ngành khác tham gia vào âm nhạc và nghệ thuật. Nhu cầu đa dạng nhưng để thành công và mang lại những điều mới mẻ, sáng tạo và bền vững, cần thận trọng và thời gian.
Tôi không dám phản đối nhưng đặt ra một giả thuyết, nếu các nhạc sĩ chúng tôi nhảy vào lĩnh vực của các quý vị đó đang làm thì liệu họ có im lặng lịch sự như chúng tôi đang làm hay không? Hay quyền biểu đạt trong âm nhạc và nghệ thuật là của tất cả mọi người?
Sản phẩm 'ca sĩ ảo' có phải là nghệ thuật?
Làng giải trí Việt đang xôn xao với sự kiện ca sĩ ảo, được xây dựng bằng trí tuệ nhân tạo, có nghệ danh là Ann, ra mắt MV đầu tay có tên 'Làm sao nói thương anh'.
Sau 9 ngày tung ra, MV này đạt gần 170 ngàn lượt xem trên youtube, một số lượng khiêm tốn so với thời đại giải trí trực tuyến hôm nay song không hẳn là con số bi quan cho một nội dung đầu tiên của một nhân vật mới toanh.
Ca sĩ thực tế ảo Damsan. Ảnh minh họa.
Ann không phải là ca sĩ ảo đầu tiên ở Việt Nam. Trước Ann, ở Lễ hội âm nhạc Hozo 2022 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh cũng đã giới thiệu 2 ca sĩ "siêu thực" là Michau và Damsan. Hai nhân vật này được tạo ra bởi công nghệ thực tế ảo (AR) và trí tuệ nhân tạo. Cũng khá nhiều khán giả đã ra sân khấu tò mò xem Michau và Damsan có làm nên khác biệt gì không. Sau Hozo, cả hai dường như chìm nghỉm đúng như dư âm không quá ấn tượng của lễ hội âm nhạc này.
Trên thế giới, nghệ sĩ ảo xuất hiện cũng khá lâu, với ban nhạc Gorillaz lừng danh từ Anh quốc những năm cuối thập niên 90. Tuy nhiên, Gorillaz khác biệt rất xa với những ca sĩ, nhóm nhạc ảo thời nay ở chỗ đứng sau Gorillaz là những nghệ sỹ thực thụ. Họ lựa chọn cách đứng sau những nhân vật hoạt hình được tạo ra như đại diện của bản thân mình để tạo hiệu ứng thu hút sự quan tâm của công chúng mà thôi. Còn ngày nay, đứng đằng sau các nhân vật ảo trong thế giới showbiz lại không phải là các nghệ sĩ thực thụ thể hiện mà chỉ là đội ngũ lập trình viên. Giọng hát của các ca sĩ ảo thời đại này cũng không phải giọng người thật mà là một sự tổng hợp các chất giọng được trí tuệ nhân tạo chắt lọc và tuyển lựa.
Liệu có thể nhận định rằng nhiều người đã và đang quá lời khi gọi các dự án âm nhạc cho các ca sĩ ảo là "dự án nghệ thuật"? Dường như đang có sự đánh lẫn, thậm chí là thiếu hiểu biết về nghệ thuật khi đánh giá quá lời như vậy. Nếu chỉ nhìn vào doanh số từ các ca sĩ ảo đang thành công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... mà điển hình là Lạc Thiên Ý (Trung Quốc), Aespa (Hàn Quốc) để cho rằng đó chính là nghệ thuật thì có lẽ đang tồn tại sự lầm lẫn tai hại giữa giải trí, công nghiệp giải trí với nghệ thuật chân chính.
Công chúng hoàn toàn có thể thần tượng một nhân vật không có thật ngoài đời như chuột Mickey, Super Mario... nhưng điều đó không có nghĩa là một ca sĩ ảo đông đảo người thần tượng sẽ là... nghệ sĩ. Cơ bản, bản chất của nghệ thuật cần phải đến từ cái "chân", nằm ở cảm xúc, ở thể nghiệm và trải nghiệm, ở biểu đạt và biểu hiện, ở thái độ thực hành nghệ thuật và ở tư duy nghệ thuật... Trí tuệ nhân tạo có thể học được kiến thức và kinh nghiệm, song không bao giờ có thể học được cái "chân" trong xúc cảm và lối tư duy của loài người.
Tìm kiếm tính nghệ thuật trong các dự án ca sĩ ảo may ra chỉ còn lại ở ca khúc mà ca sĩ ấy thể hiện, nếu nó được viết ra bởi nhạc sĩ là con người thật.
Điều đáng khen duy nhất của nỗ lực xây dựng những ca sĩ như Ann chính là lối tư duy, cách hành động cũng như khả năng, trình độ kiến thức của đội ngũ kỹ thuật đằng sau hậu trường. Họ tỏ ra nhanh nhạy, đúng như thế hệ GenZ, để bắt kịp xu hướng thời đại. Nhưng cần phải nhớ rằng nghệ thuật không dễ dàng như thế. Người ta có thể thích giọng nói "chị Google" nhưng người ta không có nhu cầu tìm kiếm hình tượng "chị Google" làm gì cả. Đơn giản, vì đó là một ảo tưởng không thực. Những gì không chân thực không thể là nghệ thuật, một di sản của loài người được hun đúc dày công qua ngàn năm.
Ưng Đại Vệ hé lộ kế hoạch thực liện live concert riêng, sẽ mời một nhân vật đặc biệt Sau hơn 2 thập kỉ đi hát, Ưng Đại Vệ tiết lộ sẽ tổ chức concert của riêng mình và mang đến nhiều sản phẩm âm nhạc cho khán giả trong thời gian tới. Vào những năm 2000, Ưng Đại Vệ là một trong những cái tên được khán giả săn đón hàng đầu làng nhạc Việt nhờ vào vẻ ngoài điển trai,...