Quốc Trung: Cộng đồng nghe nhạc sến đang mặc cảm, tự ti
Sau những ý kiến phản bác mình về quan điểm đối với nhạc sến, nhạc sỹ Quốc Trung thẳng thắn đối thoại trực tiếp với những ý kiến trái chiều.
- Có rất nhiều ý kiến phản bác nhận định của anh về nhạc sến là thiếu hiểu biết, nông nổi, anh thấy sao?
- Phản bác là chuyện bình thường, tuy nhiên đa số dự luận lại phản bác ý kiến của tôi một cách sai lệch hoàn toàn, dường như họ không đọc hay không hiểu điều tôi nói.
Tôi bình thản và đón nhận các ý kiến phản bác và sẵn sàng tranh luận một cách văn hoá. Tuy nhiên dư luận ở đây cũng chỉ là những ý kiến, comment trên mạng xã hội. Nó chưa phải là những ý kiến phản bác một cách chính thức để tôi có cơ hội được tranh luận nghiêm túc.
- Trước sức ép của dư luận, anh có muốn bổ sung, đính chính hay làm rộng nghĩa những gì anh đã nói không, thưa anh?
- Có lẽ có những sự mặc cảm do dư luận hay va chạm tranh luận từ trước đây nên khi đọc bài phỏng vấn đó đa số người yêu thích các dòng nhạc đó đã bị cái tựa đề và câu hỏi của phóng viên dẫn vào lối mòn của phản ứng quen thuộc.
Bỏ qua những câu hỏi của phóng viên sẽ không khó để nhận thấy là tôi không chê bai dòng nhạc nào hay đánh giá thấp những người yêu thích nó. Tôi chỉ nêu lên lý do xuất hiện, tồn tại và phát triển và lý do thật sự cho trào lưu đang phát triển của nó hiện nay.
Quan điểm của tôi là đóng góp xây dựng đời sống và tương lai âm nhạc Việt (trong đó có tôi), không phải phê phán dòng nhạc nào hay tô vẽ bản thân.
- “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng một viên đạn, tương lai sẽ bắn bạn bằng một quả đại bác”, có phải anh đang nhân danh sự văn minh để phủ nhận những giá trị của quá khứ?
- Người ta bảo tôi bắn vào quá khứ để tạo những tiếng nổ trên truyền thông nhưng tôi không làm điều đó. Chẳng nhẽ nói đến lịch sử của những cuộc chiến, mất mát, đau thương của dân tộc để lý giải cho việc hình thành dòng nhạc đó với đa số là bài hát buồn, mất mát, chia ly là bắn vào quá khứ? Chính những người đó mới là người bắn súng vào quá khứ bằng sự cẩu thả của mình.
Tôi đâu có phán xét các dòng nhạc đó, chỉ nói lên sự dễ dãi, lười sáng tạo, chộp giật hay có thể nói là trào lưu ăn bám vào quá khứ nhân danh đẳng cấp, sang trọng hay ký gửi vào những tinh hoa của các lớp nghệ sĩ đi trước trong đời sống nhạc Việt hiện nay.
Quốc Trung đã nhận nhiều lời chỉ trích khi nhận xét về nhạc sến.
- Có ý kiến cho rằng, tại sao các nhạc sĩ phía Bắc lại nhận xét về một dòng nhạc được coi là đặc sản Sài Gòn. Anh thấy sao về ý kiến này, nó có phải là sự nhắc nhở nhạc sĩ của vùng miền nào chỉ nên nhận xét về âm nhạc của vùng miền đó?
- Tôi không nhận xét hay đánh giá gì về dòng nhạc đó. Có rất nhiều món đặc sản nhưng khi xã hội phát triển và văn minh, mọi người bớt hoặc không ăn nữa vì phát hiện ra nó có hại cho sức khỏe hoặc do những thay đổi trong quan điểm sống.
- Những quan điểm của anh về nhạc sến là ý kiến của thế hệ sau dành cho thế hệ trước. Nhiều người thắc mắc Quốc Trung là ai mà tự cho mình quyền đó?
Video đang HOT
- Tôi chưa đưa ra bất cứ đánh giá nào về nhạc sến. Tất cả đánh giá về dòng nhạc sến là cấp thấp hay thị trường đều xuất phát từ câu hỏi của phóng viên chứ không phải của tôi. Tôi chỉ nói lên lý do và hoàn cảnh lịch sử của nó để mọi người có thể đánh giá nó có phù hợp và đóng góp tích cực cho đời sống hay không, nhất là đối với lớp trẻ hôm nay. Tôi cũng chưa coi thường những người thích nghe nhạc xưa bởi đó là sự lựa chọn của họ và chẳng có lý do và quyền hạn gì để phê phán họ.
Đứng trên quan điểm xây dựng, việc những thanh niên thời đại ngày nay cần thứ âm nhạc năng động, đúng với nhịp đập thời đại, hơi thở cuộc sống của ngày hôm nay thay vì chìm đắm trong những u sầu, sướt mướt. Cũng sẽ chẳng có gì tích cực cho những thiếu niên, vị thành niên bước vào đời với những bài hát mang nội dung chia ly, cuộc tình tan vỡ, sầu thảm. Đánh giá những quan điểm và ý kiến cần dựa trên lập luận và lý lẽ, không phụ thuộc vào danh giá hay địa vị của người nói.
- Nếu nói như vậy, khán giả hay những người không có kiến thức âm nhạc bằng tôi thì không được quyền tranh luận?
- Muốn xây dựng xã hội văn minh chúng ta cần bỏ thói quen áp đặt theo kiểu “bịt miệng trẻ con” như vậy. Đừng hỏi tôi là ai, hãy tranh luận với tôi một cách có văn hoá.
- Dư luận cho rằng họ tìm đến nhạc sến bởi âm nhạc hiện nay đang bế tắc và không có gì ấn tượng. Là một người trong cuộc, anh nghĩ gì về điều đó?
- Nó có cả hai chiều tương hổ. Đúng là nếu hiện tại bế tắc người ta sẽ tìm đến những giá trị xưa quen hay hoài cổ. Nhưng nếu cứ nghĩ là chỉ có xưa không ủng hộ hay không có thói quen cổ vũ cho những tìm tòi sáng tạo mới thì sẽ chẳng bao giờ có cái mới ấn tượng. Tôi trân trọng những bậc tiền bối và học tập ở họ nhưng sẽ luôn ủng hộ người trẻ để có thêm những tài năng mới cho đời sống âm nhạc.
Sứ mệnh của người nghệ sĩ là phải luôn đưa ra những cái mới.
- Một đồng nghiệp của anh có nói: “Nghệ sĩ của chúng ta hiện giờ diễn giải nhiều quá, coi công chúng như những đứa bé ba tuổi, bố mẹ phải dỗ ăn cái này ngon lắm, bổ lắm”. Anh nghĩ sao trước ý kiến này?
- Không phải nghệ sĩ mà chính truyền thông đang dắt mũi công chúng bởi những đánh giá ít khi công tâm, phiến diện ở cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Thích hay thân, ca ngợi lên chín tầng mây, vượt xa khả năng thực có, đôi khi làm hỏng cả những tài năng trẻ. Ghét thì đánh đập tả tơi thui chột cả khát khao và hưng phấn làm nghề.
Nghệ sĩ chúng tôi không có cái quyền năng đó và nếu muốn cùng phải “nhờ cậy” truyền thông rất nhiều. Cũng như đưa trẻ cần thay đổi thói quen dinh dưỡng từ sữa đến bột, cơm, thịt… để phát triển, thay vì suốt đời chỉ uống sữa.
Sứ mệnh của người nghệ sĩ là phải luôn đưa ra những cái mới và thuyết phục lôi kéo công chúng đi theo mình, không phải chỉ chạy theo thói quen của công chúng bởi như vậy họ không còn là nghệ sĩ mà chỉ là những kẻ mua vui tầm thường.
Ngay cả những nhạc sĩ thành danh trước đây để có những bài hát xưa được yêu thích hôm nay cũng đã phải hứng chịu rất nhiều sức ép khi thay đổi, cách tân trong những tác phẩm của mình.
- Anh có cho rằng sự phản đối những ý kiến của anh đến từ một tâm thế tiếp nhận thông tin một cách chưa cụ thể và rõ ràng không? Bởi quan điểm của anh không có ý kiến nào mang tính chất tiêu cực về nhạc sến?
- Điều này đúng. Tôi khá ngạc nhiên bởi những phản ứng nhiều người trong đó có cả những tri thức. Có nhà văn cũng viết “tâm thư” cho tôi nhưng khi tôi hỏi là dựa vào đâu từ bài phỏng vấn để anh nói tôi như vậy, anh lại không đưa ra được dẫn chứng và đã gỡ bài của mình khỏi trang xã hội cá nhân của anh ấy.
- Anh nghĩ như thế nào về tinh thần đối thoại về những vấn đề mang tính chất tranh luận của số đông nói chung? Có cảm giác mọi người đang cố chứng minh lập luận của tôi đúng theo kiểu: “Tôi đúng thì anh bắt buộc phải sai”?
- Muốn tranh luận phải công bằng và công khai. Khi đưa ra quan điểm của mình theo cách nào bạn cũng phải chấp nhận cách phản biện tương tự như vậy.
Nếu bảo ông là ai mà dám nhận xét này nọ thì hóa ra chỉ có lãnh tụ hay vĩ nhân mới được phát biểu? Bản thân nó đã chứng tỏ sự thiếu công bằng, dân chủ. Kiểu tranh luận đó vừa trịch thượng và mang cả sự mặc cảm và tự ti.
Đừng biến tranh luận thành những cuộc mạt sát, chửi bới hay bôi nhọ nhau. Tranh luận bằng lý lẽ hoặc chứng minh nó bằng thực tế để đóng góp cho đời sống chứ không phải chứng minh bản thân bởi nó sẽ là những việc vô bổ và lãng phí thời gian đời sống của mình.
Theo Trithuctre
Quốc Bảo: 'Đừng đánh giá công chúng thích nhạc sến thấp'
Không hẳn cổ xúy cho trào lưu "đào bới" những ca khúc xưa - sến nhưng Quốc Bảo cũng không ủng hộ cách nhận xét của nhạc sĩ Quốc Trung, anh nói: "Sao phải chê?".
- Anh có thể "phân loại dán nhãn" các dòng nhạc tồn tại ở Việt Nam hiện nay?
- Việc phân loại, dán nhãn các "dòng" ở Việt Nam chỉ mới dừng ở mức sơ sinh, kiểu như những đứa bé lọt lòng mẹ được cho mặc áo hồng nếu là con gái, áo xanh là con trai.
"Dòng" ở đây chẳng nói lên phong cách âm nhạc mà chỉ phân loại theo cảm tính, đầy bất cập và thành kiến. Hơn nữa, đâu phải một ca sĩ chỉ đi một dòng - các nhãn dán lên một nghệ sĩ chắc phải kín hết người.
Nhạc sĩ Quốc Bảo.
- Nhiều người phủ nhận sức sống của nhạc thị trường, nhạc sến, còn anh?
- Riêng tôi chưa phủ định nhạc bình dân. Nó có công chúng, có các bài hát hay bên cạnh nhiều bài dở. Tôi cho rằng, nhạc boléro chịu ảnh hưởng của dân nhạc người Chăm. Có chất liệu dân gian, có các tác giả viết đều, lời ca lại nói đúng nỗi niềm của người ta, tại sao mình lại chê? Không có nhạc cấp thấp, chỉ có nhạc dở.
- Sự tồn tại và phát triển của các dòng nhạc được liệt kê cấp thấp như nói ở trên, theo anh có nguy hại cho những dòng nhạc khác?
- Ai làm việc nấy. Không lợi gì và cũng chẳng hại gì. Công chúng nhạc bình dân vẫn có thể nghe các loại nhạc không bình dân. Đâu ai bắt họ chỉ được nghe boléro.
- Nếu những dòng nhạc sến xưa cũ vẫn thịnh hành, anh nghĩ điều này có thể hiện một thị hiếu khán giả đang có vấn đề?
- Không. Đừng bao giờ cho rằng công chúng thấp hơn mình.
- Thực tế là có những ca sĩ đang lận đận trong công danh nhưng bỗng dưng nổi tiếng khi ra một sản phẩm nhạc xưa. Điều đó anh thấy sao?
- Họ tìm ra một lối rẽ để phát triển sự nghiệp, ta phải khen ngợi họ. Mặt khác, chắc gì chúng ta - tạm gọi là những người viết nhạc "cấp cao" - có đủ bài hay cho họ hát.
"Chắc gì chúng ta đã đủ bài nhạc cao cấp cho họ hát".
Nhạc bình dân sẽ tồn tại, có thăng có trầm nhưng không chết
- Từ góc nhìn của mình, anh thấy sao về sức sống của những dòng nhạc như boléro?
- Có một khái niệm gọi là vô thức tập thể, ăn sâu vào gen di truyền. Không cần học, không cần ai quảng cáo người ta vẫn cảm thấy yêu nhạc bình dân, yêu các làn điệu rên rỉ buồn thương. Còn việc liệu có đến lúc chẳng ai nghe boléro nữa không, tôi cho rằng không. Nhạc bình dân vẫn sẽ tồn tại, có thăng có trầm nhưng không chết.
- Nếu có ai đó đề nghị anh sản xuất một album theo dòng nhạc xưa cũ, anh vẫn làm chứ?
- Một nhà sản xuất giỏi luôn tìm được ở người ca sĩ một kho tàng cất giấu và biết cách đan cài những gì đặc sắc của bản thân vào với giọng ca, phong cách người ca sĩ đó. Tôi vẫn nhận lời nếu có thời gian.
"Khán thính giả lựa chọn những gì hợp với họ".
- Hiện nay làn sóng ca sĩ Việt kiều trở về Việt Nam và hát những ca khúc xưa đang nở rộ. Theo góc nhìn của anh điều này có làm ảnh hưởng đến tư duy cũng như thẩm mĩ của khán giả cũng như làm cho ca sĩ trong nước chạy theo trào lưu này?
- Người ta hát khi còn có người nghe. Khán thính giả lựa chọn những gì hợp với họ, có cung có cầu, đấy là lành mạnh.
- Theo anh, những thứ chúng ta cần để làm mới nền âm nhạc vốn đang trọng những giá trị xưa cũ hơn mức bình thường như hiện nay?
- Cần học. Cần phát triển tư duy. Cần dũng cảm.
- Những liveshow đều đặn diễn ra của các ngôi sao với thể loại, dòng nhạc xưa cũ như hiện nay, có làm anh bận tâm?
- Tôi nghĩ có cung thì có cầu. Ta đâu có quyền trách người tiêu dùng thích.
- Vậy vấn đề đặt ra cho các nhạc sĩ hiện tại là gì khi những những ca khúc nhạc xưa, sến vẫn đang rất được ưa chuộng?
- Các nhạc sĩ nên làm thế nào để giỏi hơn.
Theo VTC
Huy Tuấn: 'Đua nhau hát nhạc sến là a dua thiếu nhận thức' Nhạc sĩ cho rằng phong trào các ca sĩ đua nhau hát nhạc sến hiện nay là một việc làm rất nghiệp dư và thiếu nhận thức. Đua nhau hát nhạc sến chỉ là sự a dua thiếu nhận thức - Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng khán giả mới là đối tượng tính "đẳng cấp" trong sự tồn tại...