Quốc tế tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột tại Iraq
Cộng đồng quốc tế kêu gọi Iraq tiến hành đối thoại dân tộc khẩn cấp để xoa dịu căng thẳng.
Hai năm sau khi các lực lượng Mỹ rút khỏi Iraq, quốc gia vùng Vịnh này lại đang rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng do sự “trỗi dậy” của các phiến quân Hồi giáo cực đoan.
Cộng đồng quốc tế đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Chính phủ và người dân Iraq trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố và cực đoan.
Lực lượng người Kurd bảo vệ thành phố Kirkuk (Ảnh Reuters)
Liên quan đến tình hình Iraq, người phát ngôn Bộ Nội vụ nước này, Chuẩn tướng Saad Maan ngày 13/6 cho biết nước này đã tăng cường các biện pháp bảo vệ thủ đô Baghdad trong bối cảnh lực lượng phiến quân gần thủ đô gia tăng sức ép tấn công tại thành phố lớn thứ hai Mosul và cảnh báo tiến vào Baghdad.
Các quan chức quân đội và cảnh sát Iraq cho biết lực lượng an ninh giao tranh với các tay súng Hồi giáo dòng Sunni thuộc Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) ở ngoại ô thành phố Baquba.
Video đang HOT
Các tay súng đã chiếm được thủ phủ hai tỉnh ở Iraq là thành phố Tikrit ở tỉnh Salaheddin và thành phố Mosul ở tỉnh Nineveh, cùng một số thị trấn và khu vực khác ở Iraq. Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông muốn chiếm thủ đô Baghdad để thành lập nhà nước riêng của họ ở Iraq.
Cùng ngày, Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã có chuyến thăm bất ngờ tới thành phố Samarra, phía Bắc Baghdad và đã có cuộc gặp với các chỉ huy quân đội tại đây. Ông đã thúc giục quân đội và mọi người dân quyết tâm bảo vệ thành phố.
“Những gì đang diễn ra càng thúc đẩy quyết tâm của mọi người lính, sỹ quan và người dân Iraq trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan. Hàng nghìn người đã tự nguyện cầm súng chống lại những kẻ khủng bố và hiện chúng ta chưa vũ trang kịp cho những tình nguyện viên”, ông al-Maliki tuyên bố.
Thành phố Samarra đã bị rơi vào tay các phiến quân hôm 5-6, nhưng sau đó đã được các lực lượng Iraq đánh chiếm lại.
Tình trạng bạo lực leo thang nghiêm trọng tại Iraq khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với chính phủ và nhân dân Iraq trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và kêu gọi tổ chức một cuộc đối thoại khẩn cấp mang tính toàn diện tại nước này.
Phát biểu về tình hình hỗn loạn hiện nay ở Iraq, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen cho biết vai trò của NATO là bảo vệ các đồng minh và khối này không có sự ủy nhiệm hay đề nghị nào tại Iraq. Tuy nhiên, người đứng đầu NATO cho biết sẽ theo dõi sát sao tình hình và kêu gọi tất cả các bên liên quan ngừng sử dụng vũ lực./.
Theo VOV
Quân đội Mỹ sẽ không quay lại "vũng lầy" Iraq
Tổng thống Barack Obama tuyên bố hôm thứ Sáu (13/6) rằng Mỹ sẽ không tái can thiệp quân sự ở Iraq, hãng tin AP cho biết.
Iraq đã quay về thời kỳ bất ổn chính trị lớn khi các nhà lãnh đạo ở Baghdad từ chối cải cách chính trị, khiến nhiều khu vực của quốc gia này nhanh chóng bị rơi vào tay lực lượng phiến quân Hồi giáo nổi loạn.
Lính của "Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông" đang tuần tra đường phố ở thành phố Mosul, Iraq.
Ông Obama phủ nhận khả năng Mỹ đưa quân quay trở lại Iraq, nhưng cho biết ông đang xem xét một loạt các lựa chọn khác do Lầu Năm Góc kiến nghị, trong đó có việc sử dụng máy bay không người lái, tăng cường giám sát và thu thập tình báo và nhiều nỗ lực khác.
Ông Obama cũng đề nghị các nhà lãnh lạo Iraq cần có "một nỗ lực nghiêm túc và chân thành" trong việc xoá bỏ sự khác biệt giữa hai tộc người Sunni và Shitte.
"Chúng tôi không thể làm điều đó thay họ, Tổng thống Mỹ nói, "Nếu không có những nỗ lực chính trị như vậy, bất cứ sự trợ giúp nào mà chúng tôi có thể hỗ trợ, bao gồm cả hành động quân sự ngắn hạn, cũng sẽ không thể thành công".
Cơ quan tình báo Mỹ đánh giá rằng Baghdad không có khả năng làm suy giảm tình hình bất ngờ hiện nay, theo một quan chức giấu tên chia sẻ trên AP. Binh sĩ người Shiite của Iraq đã bỏ hoang hàng loạt thị trấn vì họ không muốn chiến đấu và chết cho các vùng đất từng chủ yếu có người Sunni sinh sống.
Các quan chức Mỹ cũng ước tính có khoảng vài ngàn quân nổi dậy thuộc người Sunni nhưng cũng không thể quá con số 10.000 người.
Tình hình an ninh ở Iraq nhanh chóng xấu đi trong tuần này khi nhóm khủng bố al Qaida tự xưng là "Nhà nước Hồi giáo Iraq và cận đông" nhanh chóng càn quét thành phố lớn thứ hai Iraq - Mosul, quê hương của người Tikrit và lực lượng lính thiện chiến thời Tổng thống Saddam Hussei. Các chiến binh đã tuyên bố sẽ chiếm Baghdad. Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, lực lượng nổi dậy với hơn 800 quân đã đánh bại quân chính phủ hơn 30.000 người, cho thấy sự yếu đuối của quân đội Iraq khi không có sự hỗ trợ từ Washington.
Cuộc tấn công đã nổi lên như một mối đe doạ lớn đối với sự ổn định của Iraq kể từ khi Mỹ rút quân vào cuối năm 2011, sau hơn 8 năm tham chiến ở quốc gia Trung Đông này.
Theo nhiều chuyên gia phân tích, chính chính sách điều hành đất nước đầy tính phân biệt chủng tộc của Thủ tướng Nouri al-Maliki đã không thể giúp quốc gia này yên ổn sau nhiều năm chiến tranh. Trong vài ngày qua, Mỹ đã kêu gọi ông Maliki tránh tiếp tục thực hiện chính sách này.
Cũng theo ông Obama, Mỹ sẽ mất vài ngày thu thập thông tin tình báo cần thiết để đưa ra quyết định về phản ứng cuối cùng của Washington đối với tình hình của Iraq.
Đối với Obama, phát động tấn công quân sự tại Iraq sẽ kéo Mỹ trở lại một cuộc xung đột mà ông tuyên bố chấm dứt hồi 2 năm trước. Chính quyền của ông đang cố gắng tránh khỏi bị sa lầy tại Trung Đông, trong đó có cả Syria, quốc gia hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy ở Iraq.
Trong nhiều trường hợp, Mỹ sẽ vẫn cho xuất quân một số đơn vị nhỏ quân đội và máy bay tới Iraq để sơ tán hàng ngàn nhân viên và quan chức vẫn đang làm việc tại đây, hoặc bảo vệ họ khi cần thiết. Hiện Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định liệu có sơ tán ngay lập tức Đại sứ quán tại Baghdad hay không.
Theo Infonet
Chân dung kẻ xả súng tại căn cứ Mỹ Các nhà chức trách Mỹ vẫn tiến đang tiến hành điều tra tại sao cựu quân nhân chiến tranh Iraq lại nổ súng bắn chết 3 người và khiến 16 người khác bị thương tại căn cứ quân sự Fort Hood, Texas trước khi tự kết liễu đời mình. Ảnh trên Facebook của Ivan Lopez. "Chúng tôi vẫn đang điều tra và không...