Quốc tế tiếp tục vạch trần âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông
Dư luận quốc tề đều bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc đang xúc tiến xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Cùng với việc Chính phủ Trung Quốc hôm qua (25/6) công bố tấm bản đồ mới có đến 10 đoạn, thâu tóm gần như toàn bộ Biển Đông, báo chí nước này cũng tuyên truyền xuyên tạc rằng, Chính phủ cần phải “cẩn thận với tên lửa chống hạm của Việt Nam”. Những động thái này của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong khu vực và quốc tế.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Kiểm ngư Việt Nam
Trang tin Rappler của Philippines cho biết, Nhà xuất bản tỉnh Hồ Nam mới đây đã xuất bản một tấm bản đồ dọc, trong đó bao gồm đường lưỡi bò phi lý (trước đây là đường 9 đoạn nay trở thành đường 10 đoạn) “nuốt” gần trọn diện tích Biển Đông.
Video đang HOT
Ông Lee Yunglung, Học viện Biển Đông (Trung Quốc), nhận xét, Trung Quốc dùng bản đồ mới này để kiểm tra phản ứng từ các nước láng giềng, vốn có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh trên Biển Đông. Nếu không có nước nào phản ứng gay gắt, đây sẽ là cơ hội để chính quyền Trung Quốc chính thức hợp pháp hóa bản đồ này.
Tuy nhiên, ông Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines phản bác rằng, bản đồ dọc của Trung Quốc rõ ràng vi phạm luật quốc tế, cụ thể là công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS), thể hiện chính sách bành trướng của Trung Quốc, gây căng thẳng trên Biển Đông.
Báo chí quốc tế cũng tiếp tục vạch trần âm mưu của Trung Quốc nhằm thôn tính Biển Đông. Tờ Lenta của Nga hôm 24/6 đăng tải bài viết cho rằng, Trung Quốc đang tiến hành một kế hoạch bất thường khác song song với việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trên Biển Đông. Báo Nga cho biết, Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo đặc biệt ở 6 bãi đá Gạc Ma, Gaven, Su Bi, Tư Nghĩa, Chữ Thập và Châu Viên ở quần đảo Trường Sa, nhằm biến chúng thành những chiếc tàu sân bay không thể đánh chìm.
Các nguồn tin trong chính phủ Trung Quốc từ chối bình luận về vụ việc và giải thích rằng đây là một thông tin rất nhạy cảm. Nhưng tờ Lenta dẫn lời ông Vasily Kashin, thành viên cao cấp thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga cho rằng, “việc Trung Quốc âm mưu xây dựng đảo nhân tạo là một phần trong dự án đầy tham vọng của Trung Quốc để tăng cường hiện diện ở Biển Đông”.
Trong khi đó, tờ Inquirer dẫn lời một chuyên gia luật hàng hải khẳng định Trung Quốc đang muốn “thiết lập sự thống trị” ở Biển Đông thông qua việc cải tạo đất ở các rạn san hô để biến chúng thành các đảo nhân tạo. Ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Hải sự và Luật Biển của Đại học Philippines chỉ ra rằng, những hoạt động này có thể dẫn đến khả năng Trung Quốc thiết lập sự thống trị ở Biển Đông.
Tuy nhiên, ông Batongbacal khẳng định, việc xây dựng đảo nhân tạo sẽ không có tác dụng gì đối với việc Manila kiện Bắc Kinh ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) bởi theo Điều 60 trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), thì các hòn đảo nhân tạo không có bất cứ quyền lãnh thổ hàng hải nào. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển còn khẳng định mỗi quốc gia chỉ có thể xây dựng các hòn đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng bày tỏ ý định sẽ kêu gọi các nước ASEAN đưa ra một lệnh cấm tất cả các hoạt động ở Biển Đông, đặc biệt là các hoạt động cải tạo đất.
Hãng tin AP dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á Daniel Russel hôm 25/6 cho rằng những nỗ lực mang tính cưỡng bức của Trung Quốc nhằm thực thi các tuyên bố chủ quyền tại các vùng biển tranh chấp không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn hủy hoại vị thế của nước này trên trường quốc tế. Phát biểu tại phiên điều trần trước quốc hội, ông Russel nhấn mạnh, “những kiểu hành động đơn phương của Trung Quốc ở các khu vực tranh chấp và nhạy cảm đang làm gia tăng căng thẳng và hủy hoại vị thế quốc tế của Trung Quốc”.
Theo Diệu Hương
VOV
Báo chí Pháp lên án Trung Quốc khiêu khích ở Biển Đông
"Cưỡng bức," "răn đe" hay "sự đã rồi" là những thuật ngữ mà hai tờ báo lớn của Pháp là Le Monde và Les Echos ngày 24-6 nhận định về chiến thuật Trung Quốc đang sử dụng để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền một cách vô lý trên Biển Đông.
Theo báo Le Monde, cùng với việc mạo danh "quyền lịch sử", cường quốc kinh tế thứ hai thế giới này đang làm đảo lộn hiện trạng về biên giới trên biển, khiến các quốc gia láng giềng trong khu vực ngày càng nghi ngờ về cái gọi là "sự trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc.
Le Monde đưa tít "Bắc Kinh gia tăng khiêu khích và đe dọa hòa bình trên Biển Đông" cùng bức ảnh chiếm 1/3 trang nhất cảnh tàu cảnh sát biển Trung Quốc hung hăng phun vòi rồng vào tàu Việt Nam đang thi hành công vụ. Tác giả bài viết cũng cho biết việc Việt Nam cho phép giới báo chí nước ngoài tham gia cùng các lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển nước này là nhằm chứng minh với cộng đồng quốc tế rằng chiến dịch phản đối hàng ngày của Việt Nam là ôn hòa và hành động của các tàu Trung Quốc là rất hung hăng và mang tính đe dọa.
Còn nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng với kiểu chiến lược "sự đã rồi," Trung Quốc đang đặt các nước láng giềng trong tình trạng báo động. Trung Quốc thử phản ứng của từng quốc gia và tùy theo hệ quả để có những điều chỉnh lối ứng xử của mình. Les Echos trích nhận định của bà Valérie Niquet thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược của Pháp cho rằng: "Nếu họ phản ứng mạnh, Bắc Kinh sẽ giảm nhẹ cách hành xử, còn nếu các quốc gia có tranh chấp với Bắc Kinh không phản ứng gì, trong trường hợp đó Trung Quốc sẽ rộng đường hành động."
Theo ANTD
Hội Luật gia đề nghị Chính phủ sử dụng pháp luật quốc tế Chiều 25-6, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức họp báo ra Tuyên bố phản đối Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại vùng biển Việt Nam. Bản Tuyên bố nêu rõ: Bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, bất chấp mọi nỗ lực thiện chí giải quyết căng thẳng...