Quốc tế nói về Chiến tranh Biên giới năm 1979
Nhân tháng hai, xin trích dịch một phần nhỏ nói về cuộc chiến này của M.Ilinski trong quyển hồi ký “Đông Dương, đống tro tàn của bốn cuộc chiến tranh
Cách đây đã lâu, giới phóng viên nước ngoài thường trú tại Hà Nội có tiến hành một cuộc thăm dò nhỏ trong giới với câu hỏi “Ai trong số các phóng viên nước ngoài trong các giai đoạn lịch sử quân sự từ các năm 40 đến các năm 70 của thế kỷ XX đã viết đầy đủ nhất, nhiều nhất và khách quan nhất về các sự kiện ở Đông Dương?”.
Có 4 người được lựa chọn là: Nữ nhà báo Pháp M. Riffo, nhà báo Úc R. Burchett và 2 phóng viên chiến trường Nga là I. Shedrov và M. Ilinski. Năm 2000, M.Ilinski là viện sỹ của 3 Viện hàn lâm Nga và thế giới, 3 người còn lại đều đã mất.
Nhân tháng hai, xin trích dịch một phần nhỏ nói về cuộc chiến này của M.Ilinski trong quyển hồi ký “Đông Dương, đống tro tàn của bốn cuộc chiến tranh” của ông do nhà xuất bản “Veche” Matxcova ấn hành năm 2000 thuộc seri sách “Những bí mật quân sự thế kỷ XX”. Xin nói thêm là M.Ilnski là người đã trực tiếp có mặt tại chiến trường biên giới phía Bắc suốt thời gian chiến sự. Do dịch từ tiếng Nga nên một số địa danh và tên rất có thể không chính xác, kính mong bạn đọc thông cảm và bổ sung.
Phần mở đầu của tác giả
Các phóng viên nước ngoài thường trú tại Hà Nội được triệu tập đến Vụ báo chí Bộ ngoại giao Việt Nam (không rõ ngày tháng -ND). Tại đây, một từ khủng khiếp lại được nhắc đến: “Chiến tranh!”. Các phóng viên được thông báo:
“Cần phải chuẩn bị sẵn sàng để làm việc tại các trận địa chiến đấu. Các gia đình (của các phóng viên) cần phải sơ tán ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Những ai không kịp sơ tán cần chuẩn bị đổ đầy xăng vào xe để chí ít cũng chạy được khoảng 700 km”. Con trai tôi (Ilinski) là Vasili lúc ấy mới 8 tuổi không có ý định sơ tán. Không những thế, cậu còn đòi cấp cho cậu một khẩu súng ngắn. Quả là một chàng trai thực sự. Nhưng dĩ nhiên, không ai cấp súng cho cậu.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến đặt vòng hoa và thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN
Video đang HOT
1. Khiêu khích tại khu vực biên giới
Từ đầu tháng 8/1978, khi các cuộc đàm phán cấp thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Hoa kiều bắt đầu được tiến hành, chính quyền Trung Quốc cũng đồng thời bắt đầu tăng cường các hoạt động khiêu khích quân sự chống Việt Nam trên suốt dọc tuyến biên giới Trung- Việt.
Thực ra, các hành động xâm nhập biên giới đã được phía Trung Quốc tiến hành một cách có hệ thống ngay từ năm 1974. Năm 1975, đã có tới 294 lần các nhóm vũ trang Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1976, con số các vụ vi phạm đường biên giới là 812, năm 1977- là 873 và đến năm 1978, con số trên đã là 2.175 vụ. Tháng 1/1974, Lực lượng vũ trang Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Năm 1978, số vụ quân đội Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tăng lên từng ngày.
Hoạt động gián điệp, khiêu khích quân sự, phá hoại kinh tế, đe dọa dạy cho ” Việt Nam vô ơn một bài học”, kêu gọi Hoa kiều rời Việt Nam- đây là tất cả những biện pháp phá hoại (nhiều mặt) mà các cơ quan đặc biệt Trung Quốc sử dụng để chống Việt Nam. Họ đã chuẩn bị chiến tranh như thế đấy.
2. Trích từ thông báo của Bộ tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam
” Ngày 10, 15 và 23/8 năm 1978, các cơ quan đặc biệt (tình báo) Bắc Kinh đã điều hàng trăm tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Việt Nam tại khu vực các đảo thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh), Bình Trị Thiên (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế) ngăn cản ngư dân Việt Nam hành nghề và đe dọa an ninh Việt Nam. Các máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam tại các tỉnh Quảng Ninh và Cao Bằng”.
2. Trích từ sổ tay công tác (của M.Ilinski)
Thứ hai 24/10 (1978). Tại khu vực biên giới tỉnh Hoàng Liên Sơn, lính Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động trinh sát vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, bắt cóc công dân Việt Nam.
Theo Bao Dat Viet
Làm thế nào để Việt Nam phát triển mạnh?
Cách duy nhất để một quốc gia phát triển đó chính là tìm ra được "Lợi thế kiếm tiền khác biệt" và số tiền đó phải kiếm từ bên ngoài lãnh thổ. Việt Nam muốn phát triển mạnh cũng không thể đứng ngoài quy luật này.
Việt Nam trải qua 30 năm đổi mới. Những thành tựu là rất lớn, tuy nhiên Việt Nam chưa có được sự vượt mạnh như các quốc gia cũng bằng ấy năm như Hàn Quốc, Nhật bản, Thái Lan... Chúng ta đã lãng phí khá nhiều thời gian khi chưa tìm được Keypoint (điểm mấu chốt) của phát triển kinh tế.
Cần tìm ra USP cho kinh tế Việt Nam
Vào năm 1990, giáo sư Michael Porter của Trường Kinh doanh Harvard đã cho xuất bản những kết quả của một nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm hiểu tại sao một số nước lại thành công còn một số khác lại thất bại trong cạnh tranh quốc tế. Porter và các cộng sự đã nghiên cứu tổng cộng 100 ngành tại 10 quốc gia khác nhau. Giống như những người ủng hộ thuyết thương mại mới, công trình của Porter được định hướng bởi niềm tin rằng các lý thuyết hiện tại về thương mại quốc tế chỉ chỉ ra được một phần của câu chuyện. Đối với Porter, nhiệm vụ cốt yếu là giải thích được tại sao một quốc gia đạt được sự thành công quốc tế trong một ngành cụ thể. Porter gọi cái này là "Lợi thế cạnh tranh quốc gia".
Theo các chuyên gia thương hiệu thì nghiên cứu của Michael Porter giải thích một góc nhìn khác gọi là "Lợi thế kiếm tiền khác biệt" so với các quốc gia khác trên thế giới hay nôm na gọi tắt là USP (Unique Selling Point).
USP lý giải tại sao Thái Lan lại có 30 triệu du khách trong khi lợi thế du lịch không hơn Việt Nam thậm chí còn kém nhiều thứ. Hay Nhật Bản vươn lên số 1 thế giới về công nghiệp sản xuất sản phẩm có lý tính cao, nhưng giá thành hạ. Hoặc như Singapore trở thành Trung tâm văn phòng đại diện của các tập đoàn, công ty trên thế giới khi làm ăn tại Châu Á...
Cách duy nhất để một quốc gia phát triển đó chính là tìm ra được "Lợi thế kiếm tiền khác biệt" và số tiền đó phải kiếm từ bên ngoài lãnh thổ.
1. Nếu không lấy được tiền thiên hạ mà chỉ luân chuyển tài sản nội địa thì đất nước không tăng thu nhập với tốc độ cao được.
2. Nếu không tìm và làm ra được một lợi thế kiếm tiền thiên hạ (USP) thì sẽ rất khó lấy được tiền của thiên hạ vì các quốc gia khác có USP họ sẽ lấy mất.
3. Nếu không có USP này thì Việt Nam không có được sức mạnh tập trung của cả dân tộc, mà sẽ bị phân tán nguồn lực. Tác hại của phân tán nguồn lực là cái gì cũng làm nhưng không giỏi cái gì.
4. Nếu không có USP này thì Việt Nam sẽ mất cơ hội tạo di sản lâu đời hay chuyên sâu để tạo thành Văn hóa Dân tộc đặc sắc như Do Thái, người Nhật, người Hoa và được tôn trọng trên toàn Thế giới... mà sẽ mờ nhạt và giống như các nền văn hóa khác và chỉ được nhớ đến như là một nét dân gian lạ kỳ nào đó.
Khi đất nước có được một thế mạnh vượt trội với các quốc gia khác thì người Việt sẽ được tôn trọng hơn trong con mắt của bạn bè quốc tế và việc phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới gợi ý USP cho Việt Nam như thế nào? Giáo sư Michael E. Porter gợi ý trong chiến lược dài hạn, Việt Nam nên tập trung phát triển nông nghiệp để trở thành một nhà cung cấp lương thực, thực phẩm hàng đầu thế giới, hoặc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng về kho bãi, cảng biển để trở thành một điểm trung chuyển hàng hoá, kho vận toàn cầu. Trong khi đó, cha đẻ của Marketing hiện đại Philip Kotler phát biểu: "Nếu Trung Quốc là công xưởng của thế giới, Ấn Độ là văn phòng của thế giới thì Việt Nam hãy là "nhà bếp của thế giới".
Giáo sư Michael E. Porter
Để tìm cho ra được USP của một đất nước thì không thể chỉ nghe ý kiến của các chuyên gia kinh tế trên thế giới mà cần sự sáng tạo của toàn dân tộc. Tất cả những ai được coi là trí thức tại Việt Nam cần phải đóng góp để tìm ra được lợi thế này, muốn vậy cần phải có một dự án tầm quốc gia và Chính phủ hậu thuẫn để nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp cho Lợi thế quốc gia, để phát triển lợi thế này trở thành một "Lợi thế kiếm tiền thế giới" đúng nghĩa và lâu dài.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã có tham luận rất hay tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, với ý kiến lấy kinh tế tư nhân làm trung tâm của nền kinh tế và cần đổi mới cơ chế chính trị trong 70 năm qua đề phù hợp với sự đổi mới của kinh tế và tập trung vào nâng cao năng suất lao động của toàn dân. Tuy nhiên đổi mới chính trị chỉ là một điều kiện cần và nâng cao năng suất của toàn dân là cần thiết nhưng không phải là điều kiện đủ và cái "đủ" là cần phải biết tạo ra lợi thế cạnh tranh quốc gia và nâng cao năng suất tại lợi thế này mới giúp cho đất nước cất cánh trong giai đoạn tới.
Theo An ninh thủ đô
Kỳ vọng vào một Việt Nam phát triển hơn Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò tiên phong trong tất cả những thành tựu của đất nước Nhân dịp Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, dư luận quốc tế đã có nhiều đánh giá tích cực, coi đây là một sự kiện quan trọng đối với Việt Nam và là bước đệm...