Quốc tế không chấp nhận hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông
Nhiều nước tiếp tục phản đối mạnh mẽ các tuyên bố và hành động mới của Trung Quốc tại Biển Đông.
Một số công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa – Ảnh: Reuters
Ngày 17.6, Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc ( NDRC) ngang nhiên công bố danh mục một số cơ sở hạ tầng phi pháp sắp xây dựng ở quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo Reuters, danh mục này bao gồm hải đăng, trạm điều hướng, trạm dự báo thời tiết, trạm nghiên cứu khoa học và thiết bị đối phó tràn dầu. Ngoài ra còn có cơ sở xử lý nước, rác thải, cơ sở trú đóng, sửa chữa tàu tìm kiếm, cứu nạn và tàu cá. NDRC ngụy biện rằng các cơ sở này nhằm “giúp cải thiện điều kiện sống” và giúp Trung Quốc “hoàn thành trách nhiệm quốc tế về giám sát môi trường, cứu trợ thảm họa và an toàn hàng hải” nhưng không nói rõ địa điểm xây dựng.
Trước đó một ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng thông báo dự án bồi đắp phi pháp của nước này trên một số bãi đá ở Trường Sa sẽ được hoàn tất “trong vài ngày tới”, theo Tân Hoa xã. Giới quan sát nhận định tuyên bố này nhằm hạ nhiệt căng thẳng ngoại giao trong bối cảnh nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản và Úc cùng ASEAN liên tục lên án mạnh mẽ và đã có hành động phản ứng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách đối với Biển Đông, thậm chí có nguy cơ leo thang trong tương lai. Bằng chứng là ông Lục cũng tuyên bố nước này sẽ bắt đầu xây dựng các cơ sở để đáp ứng những “nhu cầu phòng thủ quân sự cần thiết” và nhu cầu dân sự, sau khi kết thúc hoạt động bồi đắp.
Video đang HOT
Rõ ràng Trung Quốc đã không che mắt được ai khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17.6 cảnh báo kế hoạch quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. “Chúng tôi dĩ nhiên không muốn thấy những hòn đảo này được quân sự hóa. Các kế hoạch do Trung Quốc công bố không hề góp phần làm giảm căng thẳng hay có ích cho việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao và hòa bình. Trung Quốc đang cô độc. Không nước nào trong khu vực ủng hộ những hành vi đó.”, Reuters dẫn tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Mỹ viết.
Tương tự, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định nước này không chấp nhận “sự đã rồi” sau hành động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. “Chúng tôi đặc biệt quan ngại về các hành vi đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng, vốn chỉ làm gia tăng căng thẳng. Dù Trung Quốc chuẩn bị hoàn tất các dự án bồi đắp đảo, chúng ta không được chấp nhận chuyện bồi đắp là việc đã rồi. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc không được có hành vi đơn phương gây ra những sự thay đổi trái tự nhiên”, AFP dẫn lời ông Suga nói.
Cũng trong ngày 17.6, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines, Peter Galvez cho hay đường băng phi pháp dài 3.000 m của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập đã hoàn tất khoảng 75%, theo AFP. “Đường băng này có thể đóng vai trò như một căn cứ chuyển tiếp, một trạm tiếp liệu cho tàu và máy bay”, ông Galvez nhận định và cảnh báo Bắc Kinh có thể dựa vào đường băng này để vươn tầm ảnh hưởng đến tận Úc và khu vực nam Thái Bình Dương.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Trung Quốc công khai danh mục hạ tầng sắp xây dựng ở Trường Sa
Bắc Kinh ngang nhiên công khai kế hoạch sử dụng cơ sở dân sự ở một số bãi đá của quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, sau khi thông báo sắp hoàn thành việc cải tạo đất.
Hình ảnh Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập của Việt Nam hồi giữa tháng 5. Ảnh: Reuters
Kế hoạch này được Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố hôm nay trong một bản thông báo ngắn, theo Reuters.
Các cơ sở được nêu trong kế hoạch xây dựng bao gồm hải đăng cỡ lớn, trạm dành cho thiết bị điều hướng không dây, trạm dự báo thời tiết, trạm nghiên cứu khoa học và thiết bị để đối phó với sự cố tràn dầu. Cơ sở xử lý nước và rác thải cũng nằm trong số này.
Trung Quốc cũng sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các tàu tìm kiếm, cứu nạn, và nơi tránh bão, sửa chữa cho tàu cá, tuy nhiên NDRC không nêu rõ sẽ xây dựng loại cảng hoặc bến nào.
NDRC bao biện rằng các cơ sở này nhằm "giúp cải thiện điều kiện sống" ở Trường Sa và giúp Trung Quốc "hoàn thành trách nhiệm quốc tế về giám sát môi trường, cứu trợ thảm họa và an toàn hàng hải". Cơ quan này không nói rõ khi nào các cơ sở nói trên được hoàn thành, và không chỉ rõ họ sẽ xây dựng những hạ tầng này trên bãi đá nào ở Trường Sa.
Trung Quốc hôm qua nói sẽ hoàn tất dự án cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam "trong những ngày tới" và chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy quy mô xây dựng của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo. Mỹ cho biết riêng trong năm nay Trung Quốc đã bồi đắp hơn 6.000 m2 đất. Các cơ sở quân sự Bắc Kinh xây dựng bao gồm đường băng dài 3.000 m, trạm radar cảnh báo sớm máy bay, dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay, theo một chỉ huy Mỹ.
Sau khi một số nước và tổ chức nghiên cứu về quốc phòng lên tiếng về việc Trung Quốc đẩy mạnh bồi đắp các đá ở Biển Đông từ tháng 5 năm ngoái, Bắc Kinh đã công khai hoạt động phi pháp này, thậm chí còn đề cập đến khả năng sử dụng hạ tầng cho mục đích quân sự.
Mỹ và các nước quan tâm đến tự do hàng hải ở Biển Đông phản đối mạnh mẽ việc xây dựng của Trung Quốc. Việt Nam cũng nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm các thỏa thuận đa phương.
Khánh Lynh
Theo VNE
"Đại công trường" trái phép của Trung Quốc ở đá Xu Bi Từ đầu năm 2014, Trung Quốc đưa tàu thuyền, thiết bị cơ giới hiện đại rầm rộ cải tạo, xây dựng trái phép đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của VN, sau khi cưỡng chiếm đầu năm 1988. Tàu vận tải khủng với 4 hệ thống cần cẩu Ký ức không thể quên Đại tá Hoàng Ngọc Thái, Chủ nhiệm Khoa...