Quốc tế đạt thỏa thuận về quy tắc thực thi Hiệp định Khí hậu Paris
Thỏa thuận này cho phép nhân loại tiếp tục cùng nhau hướng đến mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2C.
Greta Thunberg phát biểu tại COP24. Ảnh: Reuters
Cô bé gây chấn động COP24
Tiếng nói của một cô gái 15 tuổi người Thụy Điển gây chấn động Thượng đỉnh Khí hậu quốc tế lần thứ 24 tại Ba Lan (COP 24) vào giữa tháng 12/2018.
“Các vị thường nói các vị yêu quý trẻ em hơn hết, vậy mà các vị lại đánh cắp tương lai của chúng ngay trước mắt chúng”, Greta Thunberg đã nói như vậy trong bài phát biểu mang tiêu đề “Các vị đang đánh cắp tương lai của chúng tôi”.
Cô bé này cũng đề xuất: “Nếu như không thể tìm ra được các giải pháp trong lòng cái hệ thống này, thì chúng ta cần phải thay đổi hệ thống. Chúng tôi không còn thời gian nữa, chúng tôi đến đây để nói với quý vị rằng thay đổi đang đến, dù các vị có muốn hay không. Quyền lực thuộc về nhân dân”.
Video đang HOT
Thất vọng trước cảnh đàm phán giữa các quốc gia tại Hội nghị Khí hậu toàn cầu lần thứ 24 lâm vào bế tắc, Greta Thunberg kêu gọi “học sinh toàn thế giới bãi khóa” để gây áp lực buộc giới chính trị phải nỗ lực tham gia chống biến đổi khí hậu.
Tuần nào cũng vậy, vào ngày thứ Sáu, Greta Thunberg đứng biểu tình một mình trước trụ sở Quốc hội Thụy Điển để kêu gọi mọi người trẻ tuổi hãy hành động như cô, buộc các quốc gia tôn trọng các cam kết khí hậu đã được đưa vào Thỏa thuận Paris. Cô bé cũng quyết định thay đổi cuộc sống của mình để làm gương: Cô ngừng ăn thịt, lắp đặt pin điện mặt trời trong nhà và có một vườn rau gia đình.
Sáng kiến của cô bé Thụy Điển đã được hàng nghìn trẻ em trên thế giới hưởng ứng. Hàng nghìn bạn trẻ đã bãi khóa, biểu tình trước các nhà Quốc hội, hay các cơ quan dân cử địa phương ở Đức, ở Úc. Greta Thunberg đang trở thành một biểu tượng mới của cuộc chiến vì Khí hậu, vì các cam kết quốc tế trong Thỏa thuận Paris 2015.
Đạt thỏa thuận bước đầu
Không biết có phải sức nặng của những lời phát biểu đanh thép của một cô bé 15 tuổi có thực sự chấn động hay không nhưng cộng đồng quốc tế đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc thực thi Hiệp định khí hậu Paris. Thỏa thuận này cho phép nhân loại tiếp tục cùng nhau hướng đến mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2C.
Chủ tịch COP 24, Tổng thống Ba Lan Michal Kurtyka, tuyên bố là thật không hề dễ dàng để đạt được đồng thuận này. Ngay từ khi thượng đỉnh mới mở ra, rất nhiều đại diện các nước đã hoài nghi về triển vọng đạt được một thỏa thuận vững chắc như văn bản vừa được thông qua. Bởi vì, tồn tại quan điểm rất khác biệt giữa các nước với nhóm các quốc gia dầu mỏ lớn, trước hết là Hoa Kỳ, Ả rập Xê Út hay Nga, đã là một trong những cản trở chính trong quá trình thương lượng.
Cho dù thỏa thuận tại Ba Lan được thông qua, nhưng giới bảo vệ môi trường đặc biệt lo ngại là thỏa thuận COP24 đã không thực sự coi trọng các kết quả nghiên cứu của nhóm GIEC, đặc biệt nhấn mạnh đến mục tiêu không tăng quá 1,5C, để bảo đảm biến đổi khí hậu trên Trái đất không vượt tầm kiểm soát.
Tháng 9/2019, Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức thêm một thượng đỉnh riêng về biến đổi khí hậu tại New York, để hối thúc các quốc gia nỗ lực chuẩn bị để đưa ra các chỉ tiêu mới, cao hơn, cho giai đoạn kể từ năm 2020 để hy vọng sớm đảo ngược lại xu thế khí thải tiếp tục tăng mạnh hiện nay mà dự kiến đến năm 2030 mới đạt đỉnh).
Theo nhipcaudautu
Mátxcơva coi tấn công quân sự Belarus như tấn công vào Nga
Mátxcơva se xem xét bât ky cuộc tấn công quân sự nao vào Belarus như cuộc tấn công vào Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: Sputnik
"Một tuyên bô rất quan trọng, đối với các đối tác Belarus của chúng tôi, và đối với những người đang âm mưu tấn công vào Belarus, đó là bât ky cuộc tấn công quân sự nao vào Belarus sẽ được coi như cuộc tấn công vào Nga với tất cả những hậu quả có thể xảy ra" - ông Mikhail Babich, Đại sứ Nga tại Minsk cho biết trên kênh truyền hình Belarus 1.
Đây là cách nhà ngoại giao Nga bình luận về kế hoạch triển khai căn cứ Mỹ gần biên giới phía tây của Belarus.
Theo ông Babich, "đây là yếu tố đáng lo ngại và không thể làm ngơ".
"Trong tình huống này giữa chúng tôi và các đối tác Belarus có sự hiểu biết lẫn nhau tuyệt vời, chúng tôi có một nhóm quân đội trong khu vực, có tất cả thành phần cần thiết cho cả việc phòng thủ lẫn cuôc tân công đáp trả"- Đại sứ nói.
Đại sứ Babich cũng lưu ý, "một cuộc đối đầu như vậy sẽ không mang lại bất cứ điều gì tốt". Đồng thời, ông Babich đảm bảo rằng Belarus "hoàn toàn được bảo vệ" và "có thể hoàn toàn an tâm".
"Chúng tôi là một quôc gia liên minh. Chúng tôi có quan hệ đồng minh, có một chính sách quân sự duy nhất đảm bảo an ninh tuyệt đối cho công dân của chúng tôi" - ngươi đưng đâu phái đoan ngoại giao Nga noi thêm.
Trước đó, Ba Lan đã vận động hành lang để Mỹ đặt căn cứ quân sự thường trực ở nước này do lo ngại Nga. Hồi tháng 9, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp ở Nhà Trắng. Một trong những chủ đề chính được bàn thảo là vị trí đặt căn cứ quân sự thường trực của Mỹ ở Ba Lan.
K.M
Theo Laodong
Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Ba Lan Wojciech Gerwel Chiều ngày 12/10, tiếp Đại sứ Cộng hòa Ba Lan Wojciech Gerwel đến chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Thường thực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khăng đinh, Viêt Nam hoan nghênh va tiêp tuc tao thuân lơi cac doanh nghiêp Ba Lan đâu tư, kinh doanh tai Viêt...