Quốc tế chung tay khắc phục hậu quả bom mìn với Việt Nam
Những năm qua, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, tuy nhiên, hiện cả nước vẫn có trên 20% diện tích đất đai bị ô nhiễm bom mìn. Tai nạn do bom mìn vẫn xảy ra, gây thương vong cho con người, ảnh hưởng tiêu cực đến khai thác, sử dụng tài nguyên đất, rừng và nước, gây tâm lý bất an cho nhân dân.
Việc khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh còn nhiều khó khăn
Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm nhưng hiện số bom mìn, vật nổ chưa nổ vẫn còn nằm rải rác ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước (cả trên cạn và dưới nước). Theo số liệu từ Trung tâm Công nghệ Xử lý Bom mìn Việt Nam (BOMICEN) cuối năm 2011, diện tích bị ô nhiễm bom mìn là khoảng 6,6 triệu ha, chiếm 20,12% tổng diện tích cả nước. Số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam gồm đủ các chủng loại từ bom phát quang, bom bi, các loại đạn pháo, các loại mìn… tới hàng trăm loại dị vật khác nhau.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, những năm qua, mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm nghiên cứu, xây dựng hệ thống thể chế quản lý, điều hành và đầu tư ngân sách, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Tuy nhiên, hiện cả nước vẫn có trên 20% diện tích đất đai bị ô nhiễm bom mìn. Tai nạn do bom mìn vẫn xảy ra, gây thương vong cho con người, ảnh hưởng tiêu cực đến khai thác, sử dụng tài nguyên đất, rừng và nước, gây tâm lý bất an cho nhân dân.
Trong Hội nghị Đối tác phát triển khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đã diễn ra tại Hà Nội sáng 14-3 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, nhiều đại biểu đã cho rằng, dù đã nỗ lực nhưng việc khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Ban chỉ đạo 504) cho biết, một khó khăn đó là nguồn lực để đảm bảo cho thực hiện chương trình còn hạn chế, chủ yếu vẫn là nguồn vốn do Chính phủ cấp, chưa huy động được nhiều nguồn tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nhà nước, của chính phủ các nước và cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, diện tích đất đai bị ô nhiễm bom mìn hiện còn rất lớn, tiến độ thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh chưa đáp ứng yêu cầu; công tác phát triển nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu của chương trình; trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, công tác cấp cứu, hỗ trợ nạn nhân bom mìn còn gặp nhiều bất cập, do các cơ sở ý tế cấp xã và khu vực ô nhiễm bom mìn chưa được đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện.
Hiện số bom mìn, vật nổ chưa nổ vẫn còn nằm rải rác ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Quốc tế chung tay hỗ trợ Việt Nam
Tại Hội nghị hôm nay, cộng đồng quốc tế cũng đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc rà phá cũng như có chính sách hỗ trợ các nạn nhân của bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Đại diện nhiều nước, tổ chức quốc tế cũng cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam trong công tác này trong thời gian tới qua Tuyên bố chung của các nhà tài trợ và của các Tổ chức phi chính phủ.
Đại diện Đại sứ quán Đức, ông Hans-Jrg Brunner đưa ra tuyên bố chung thay mặt Đại sứ quán Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, AiLen, và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: “Chúng tôi hoan nghênh kế hoạch của Chính phủ thành lập Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam. Công tác điều phối quốc gia mạnh mẽ, hiệu quả và cam kết là rất cần thiết để huy động tất cả các nguồn lực của Việt Nam và các đối tác quốc tế nhằm khắc phục những thách thức ô nhiễm bom mìn vật nổ còn sót lại của chiến tranh”.
Tại Hội nghị, Đại sứ Stefano Toscano, Giám đốc Trung tâm quốc tế Geneva về rà phá bom mìn nhân đạo (GICHD) – một tổ chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực khắc phục bom mìn, cho biết: “Chương trình khắc phục bom mìn Việt Nam là chương trình lớn nhất trên thế giới. Việt Nam là một tấm gương cho các nước sau chiến tranh khác học hỏi, nhưng Việt Nam cũng có những cơ hội thực sự để học hỏi từ những cách làm sáng tạo và thành công của các nước khác trên thế giới. Tôi nhận thấy có sự tham gia của các đồng nghiệp từ Campuchia, Lào và Myanma tại hội nghị này. Đây là một cơ hội để chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau ngay tại đây”.
Bà Nguyễn Thu Thảo, Trưởng đại diện Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam IC-VVAF – tổ chức đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực khắc phục bom mìn từ năm 2000, cho biết: “Những tai nạn bom mìn bi thảm trong tháng 12- 2013 và tháng 1 – 2014 tại Vĩnh Long, Đồng Nai và Quảng Bình đã gây ra cái chết thương tâm cho 7 trẻ em và gây thương tật cho 5 trẻ em, tất cả nạn nhân đều sinh ra sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975″.
“Điều này nhắc nhở tất cả chúng ta rằng ô nhiễm bom mìn ở Việt Nam diễn ra trên diện rộng và công tác khắc phục bom mìn là một quá trình lâu dài, là nhiệm vụ cấp bách đối với Việt Nam. Khi hợp tác với Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế khác tăng lên, Việt Nam sẽ có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình hành động quốc gia về khắc phục bom mìn. Như thế, số người bị tai nạn bom mìn sẽ được giảm xuống”, bà Thảo nói.
Trong Hội nghị, Quỹ Cựu Chiến binh Mỹ tại Việt Nam (IC-VVAF) cũng cho biết, sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Văn phòng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 504 tổ chức Hội nghị Đối tác Phát triển Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam. Trong năm 2014, IC-VVAF cũng đồng chủ tịch Nhóm tác công tác khắc phục bom mìn của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tại Việt Nam.
Quan hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn các các nhà tài trợ, các vị Đại sứ, bạn bè quốc tế quan tâm tham gia vào Nhóm đối tác để tham vấn cho Chính phủ Việt Nam và tích cực kết nối với các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ thực hiện Chương trình, sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia không còn tác động của bom mìn.
Hội nghị hôm nay cũng ra mắt Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam, Ban Vận động Hội và Quỹ khắc phục hậu quả bom mìn.
Theo ANTD
Có hay không chi 76.000 tỉ đồng cho bộ máy thực hiện giảm nghèo?
Thời gian qua một số báo đã đưa nội dung "Một năm Việt Nam đã chi vào bộ máy xóa đói giảm nghèo 3,5 tỉ USD (76.000 tỉ đồng, tương đương giá trị 77 sân vận động Mỹ Đình".
Trước thông tin trên, phóng viên đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm về vấn đề này.
- Gần đây có một số thông tin cho rằng hàng năm số tiền chi vào bộ máy giảm nghèo là gần 76.000 tỉ đồng (3,5 tỉ USD). Thứ trưởng giải thích điều này như thế nào?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Mới đây, trên một số báo có thông tin nói về chi tiêu hành chính cho giảm nghèo tiêu tốn lớn, bằng 77 sân vận động Mỹ Đình. Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẳng định thông tin này là không chính xác về công tác chỉ đạo giảm nghèo của Việt Nam từ trước đến nay.
Việt Nam không có bộ máy riêng chuyên trách làm công tác giảm nghèo mà đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị cùng phối hợp thực hiện.
Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 đã quy định rõ từng bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp đề xuất các chính sách; hướng dẫn thực hiện; kiểm tra đánh giá về lĩnh vực mình phụ trách đối với công tác giảm nghèo.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa là cơ quan thường trực ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp vừa phải thực hiện một số chính sách đối với người nghèo theo lĩnh vực Bộ đảm nhiệm (dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động) đồng thời, các bộ, ngành sẽ cử các cán bộ tham gia ban chỉ đạo tại trung ương.
Tại tỉnh, các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, cấp huyện là phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, cấp xã là các công chức phụ trách từng lĩnh vực là thành viên của ban chỉ đạo giảm nghèo.
Tất cả cán bộ làm công tác giảm nghèo đều là kiêm nhiệm. Không có ngân sách riêng cho hoạt động này mà đây là kinh phí thường xuyên của bộ máy hành chính hiện có. Thời gian qua, cộng đồng quốc tế đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, nếu nói rằng Việt Nam phải nuôi bộ máy riêng làm công tác giảm nghèo là rất sai lầm, dẫn đến cộng đồng quốc tế hiểu sai về công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Thông qua việc này, tôi đề nghị các cơ quan báo chí cần tiếp tục tích cực tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo bằng cách truyền thông, vận động, giải thích định hướng chính sách một cách chính xác; đồng thời thẳng thắn phê bình các bất cập, sai trái trong quá trình thực hiện công tác này.
-Thứ trưởng có thể cho biết một số định hướng của Việt Nam trong công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới?
Hiện nay, Chính phủ đang tiến hành đánh giá giữa kỳ chính sách giảm nghèo giai đoạn 2011-2015. Quốc hội cũng đang giám sát tối cao về vấn đề này. Các đánh giá cho thấy các chính sách về giảm nghèo hiện có những điểm mạnh nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập như: chính sách về giảm nghèo quá nhiều, phân tán, khó lồng ghép; đầu mối quản lý điều hành nằm ở rất nhiều bộ, ngành.
Bên cạnh đó các chính sách của ta chưa khuyến khích được người nghèo vươn lên, vô hình chung còn tạo ra cho một bộ phận người nghèo thụ động...
Mục tiêu cho giai đoạn 2016-2020 là các bộ, ngành cần thống nhất về quan điểm thiết kế chính sách phù hợp để giảm nghèo bền vững, tăng cường rà soát, sắp xếp, tránh sự chồng chéo, trùng lắp trong thiết kế chính sách; tập trung hỗ trợ cho các vùng khó khăn về điều kiện sản xuất, trình độ, hạ tầng cơ sở như vùng đồng bào dân tộc, miền núi trên cơ sở địa thế, đặc điểm của từng vùng, tránh "cào bằng;" xây dựng hệ thống giám sát rõ ràng nhằm khuyến khích được cộng đồng người nghèo vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành cần xây dựng, thiết kế chính sách, phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đói "đa chiều" để xác định đối tượng, xây dựng chính sách để người nghèo tự đối chiếu mình thiếu hụt về vấn đề gì để hỗ trợ.
Theo Motthegioi
Dịch cúm A đang áp sát Việt Nam Số người mắc và chết do cúm A (H7N9) tại Trung Quốc tiếp tục tăng, dịch tiến sát biên giới Việt Nam. Chiều muộn 13/1, Ban chỉ đạo liên ngành về phòng chống dịch đã họp khẩn bàn biện pháp ứng phó. Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về phòng chống dịch nhận định, nguy cơ dịch cúm A (H7N9) từ Trung...