Quốc tế bình luận cải tiến mới nhất tên lửa Bastion-P Việt Nam
Sau khi Lữ đoàn 681, vùng 2 Hải quân tổ chức diễn tập triển khai chiến đấu với Bastion-P, truyền thông nước ngoài đã dành sự quan tâm đến vũ khí này.
Bastion-P Việt Nam lên báo nước ngoài
Ngày 16/8, trên tạp chí Jane’s, chuyên gia quân sự Mỹ Richard D Fisher cho biết, kênh truyền hình QPVN hôm 10/8 đã phát sóng phóng sự lực lượng Hải quân Việt Nam tổ chức diễn tập triển khai chiến đấu với hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P.
“Đài truyền hình QPVN đã chiếu cảnh hai bệ phóng di động K-340P của tổ hợp Bastion-P được cơ động bằng tảu đổ bộ nhỏ – một phần trong cuộc diễn tập triển khai hệ thống tên lửa chống hạm này”, Jane’s viết đồng thời cho biết thêm:
“Việc Việt Nam cơ động bệ phóng Bastion-P bằng tàu đổ bộ nhỏ chứng tọ “họ có khả năng đưa Bastion-P tới các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
Hệ thống phòng thủ bờ Bastion-P của Việt Nam.
Trong khi đó, truyền thông Nga dẫn nguồn tin BQP Nga bình luận rằng: “…Hải quân Việt Nam đã tiến hành cuộc diễn tập triển khai tên lửa bờ K-300P Bastion-P trong khoa mục phản kháng một cuộc tấn công từ lực lượng đổ bộ của hải quân kẻ thù (giả định)”.
“Điểm đặc biệt trong cuộc diễn tập này là Việt Nam đã cơ động Bastion-P bằng tàu đổ bộ nhỏ và triển khai hệ thống nhằm huấn luyện khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các binh sĩ.
Cuộc diễn tập nói trên dường như cho thấy khả năng chiến đấu cao trong tác chiến bờ biển của Việt Nam. Hải quân Việt Nam có thể cơ động dễ dàng Bastion-P tới các đảo nhỏ trên Biển Đông và triển khai để tiêu diệt kẻ thù”, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Video đang HOT
Trong khi đó, dù không nói về cuộc diễn tập của Việt Nam với hệ thống Bastion-P, nhưng hãng thông tấn TASS lại đăng tải thông tin cho rằng “át thủ” Bastion-P của Việt Nam đã được tăng thêm khả năng chiến đấu sau khi Nga bàn giao hệ thống quản lý thông tin địa lý (GIS) Horizon.
“Chúng tôi vừa cung cấp hệ thống Horizon cho đối tác Việt Nam. Hệ thống này được thiết kế để hoạt động với tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion và tổ hợp radar bờ Monolith-B”, TASS dẫn nguồn tin từ người phát ngôn tổ hợp quân sự quốc phòng Nga.
Hệ thống Horizon do Viện nghiên cứu thiết bị tự động hóa V. S. Semenikhina thuộc tập đoàn Rostec (Nga) thiết kế. Horizon được trình làng lần đầu tại triển lãm MILEX-2014.
Trang web của tập đoàn Rostec cho biết, hệ thống Horizon có nhiều tính năng độc đáo về tốc độ xử lý, chất lượng hiển thị thông tin và có thể xử lý một số lượng lớn dữ liệu bản đồ.
Nguồn tin còn cho biết thêm, ngoài việc chuyển giao hệ thống Horizon, phía Nga còn chuyển thêm cho Việt Nam hệ thống radar cảnh giới đường không và mặt biển Monolith-B mà Quân đội Việt Nam đang được trang bị.
Việt Nam diễn tập triển khai chiến đấu với Bastion-P.
Sức mạnh cơ bắp
Hệ thống Bastion-P hiện Việt Nam đang sử dụng được thiết kế để tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển bao gồm cả tàu sân bay. Hệ thống Bastion-P có khả năng cơ động cao, hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, có khả năng kháng nhiễu mạnh, khai hỏa nhiều đạn tên lửa cùng lúc.
Bastion-P sử dụng tên lửa P-800 Yakhont nặng khoảng 3 tấn, dài 8,9m, đường kính thân 0,7m, sải cánh 1,7m. Đạn tên lửa P-800 trang bị động cơ phản lực tĩnh dòng thẳng siêu âm cho phép đạt tốc độ Mach 2.
Với vận tốc cực lớn như vậy, đối phương rất khó phản ứng kịp thời và bị tiêu diệt bởi đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 200-250kg.
Theo đánh giá của chuyên gia thế giới, với đầu đạn đó P-800 có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Tầm bắn của tên lửa P-800 phụ thuộc vào chế độ bay: bay quỹ đạo cao – thấp hỗn hợp cho phép đạt tầm bắn 300km; bay quỹ đạo thấp – đạt tầm bắn 120km.
Theo Đất Việt
Đây sẽ là "người bạn đồng hành" tin cậy của T-90MS Việt Nam?
Trong tác chiến hiện đại, xe tăng chiến đấu chủ lực dù cho tối tân đến đâu chăng nữa cũng trở nên vô cùng mong manh và dễ vỡ trước sức mạnh của trực thăng vũ trang.
Thông tin Việt Nam dự định đặt mua tới 200 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS hiện đại hàng đầu của Nga là lời khẳng định đối với chủ trương dành ưu tiên hiện đại hóa cho lực lượng Lục quân trong nhiệm kỳ này, đúng như lời Thượng tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu trưởng từng cho biết.
Dự kiến giá trị hợp đồng có thể lên tới hàng tỷ USD, sẽ đưa Lục quân Việt Nam trở lại ngôi vị số 1 Đông Nam Á khi sở hữu Binh chủng Tăng - Thiết giáp đông đảo cũng như chất lượng vượt trội.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS
Tuy nhiên nếu như đã mua số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới, ngoài cơ sở hậu cần kỹ thuật phục vụ khai thác, Việt Nam rất cần thiết phải xây dựng hoàn chỉnh các đơn vị tác chiến song song.
Mặc dù vẫn là "nắm đấm thép" có sức xuyên phá mạnh nhất của bộ binh, nhưng trong kỷ nguyên mới, ưu thế của xe tăng trên chiến trường đã phần nào bị trực thăng vũ trang áp đảo. Nhìn lại chiến tranh vùng Vịnh hay xa hơn là tại chiến trường Việt Nam năm 1972 đã cho thấy xe tăng hoàn toàn bị thất thế trong cuộc đối đầu với trực thăng.
Do vậy, trang bị bổ sung các tổ hợp phòng không lục quân tầm thấp đủ khả năng bám sát đội hình tiến quân của xe tăng để đánh trả những đòn tập kích đường không từ đối phương là yêu cầu tối quan trọng.
Hiện tại, trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam có các tổ hợp tên lửa và pháo phòng không di động Strela-10 cùng với ZSU-23-4, nhưng đây là những khí tài đã lạc hậu, độ cơ động không cao, đặc biệt là tầm bắn hiệu quả quá thấp, khó đảm đương vai trò cận vệ cho T-90MS.
Cho dù Việt Nam mới đây đã tiếp nhận các hệ thống phòng không di động SPYDER-SR/MR của Israel, nhưng vũ khí này lại được tối ưu hóa cho phòng thủ điểm và tác chiến mạng trung tâm, không phải hệ thống phòng không lục quân đúng nghĩa.
Trong hoàn cảnh trên, có lẽ lựa chọn tối ưu của Việt Nam là mua tiếp các tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 (phiên bản sử dụng khung gầm xe bánh xích) để lĩnh trọng trách bảo vệ những đơn vị xe tăng T-90MS hiện đại.
Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 (phiên bản sử dụng khung gầm xe bánh xích GM-532)
Bên cạnh phiên bản bánh lốp tiêu chuẩn, gần đây Nga đã giới thiệu biến thể mới nhất của Pantsir-S1 sử dụng khung gầm xe bánh xích GM-532, đây được cho là cấu hình tối ưu dành cho việc đi kèm, hộ tống đội hình tiến quân của các sư đoàn cơ giới nhờ tính việt dã vượt trội.
Về cơ bản thì toàn bộ các thành phần của Pantsir-S1 vẫn được giữ nguyên với radar cảnh giới nhìn vòng 2RL80 (tầm trinh sát 45 km), radar kiểm soát hỏa lực 1RS2-1, cùng thiết bị ngắm bắn quang điện.
Sức mạnh của Pantsir-S1 nằm ở 2 pháo bắn nhanh 2A38M cỡ 30 mm tốc độ bắn 2.500 phát/phút, tiêu diệt được mục tiêu bay từ cự ly tối đa 4 km, trần bay 3 km; và tên lửa đánh chặn 57E6 tầm bắn 20 km, độ cao bắn hạ 15 km. Phạm vi tác chiến này đủ lập ô phòng không đảm bảo an toàn cho xe tăng vì tên lửa phóng đi từ trực thăng chỉ có tầm 10 km đổ lại.
Với những đặc tính chiến đấu ưu việt của mình, Pantsir-S1 phiên bản bánh xích rất nhiều khả năng sẽ được Việt Nam lựa chọn làm chủ lực của Phòng không Lục quân do không còn ứng viên nào phù hợp hơn, điều này cũng phù hợp với định hướng ưu tiên hiện đại hóa đã được đề ra.
Theo Soha News
Phương án nâng cấp tàu Oliver Hazard Perry phù hợp với Việt Nam Mua lại một số khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry được xem là giải pháp giúp gia tăng nhanh chóng số lượng tàu mặt nước cỡ lớn cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hiện tại, do toàn bộ khinh hạm Oliver Hazard Perry đã bị Hải quân Mỹ loại biên, những vũ khí nguyên bản trang bị cho lớp tàu này cũng...