Quốc lộ 31 tắc nghẽn vì thương lái mua trái vải
Quốc lộ 31, trục đường chính xuyên vựa vải Lục Ngạn ( Bắc Giang) những ngày gần đây thường bị tắc dài cả cây số vì số phương tiện vận vải quá đông.
Với sản lượng ước đạt trên 130.000 tấn, mùa vải thiều năm nay tại Bắc Giang giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Thế nhưng, lượng phương tiện vận chuyển trái vải đi các tỉnh đã vượt quá khả năng của quốc lộ 31. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Tình trạng ùn tắc kéo dài diễn ra tại nhiều điểm tập trung thu mua của huyện Lục Ngạn như thị trấn Chũ, ngã ba Kép… (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Nguyên nhân ùn ứ do nhiều đại lý tổ chức thu mua trái vải tập thể, các xe tải liên tục vào ra dẫn đến ách tắc vào chiều 20/6. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Giá vải thiều ở Lục Ngạn năm nay dao động 15 – 20 ngàn đồng/kg. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Xe tải, container từ khắp các tỉnh đổ về đây thu mua trái vải, trong đó đa phần từ phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam… Một lượng lớn vải được xuất đi Trung Quốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Thương nhân Trung Quốc đến mùa vải thiều đã trực tiếp có mặt ở đây để thu mua. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Video đang HOT
Có trường hợp, lợi dụng tình trạng ùn tắc, nhiều thương nhân đã ép giá trái vải xuống mức thấp nhất. Thậm chí có ngày chỉ còn 7.000-8.000 đồng/kg. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Cô Nguyễn Thị Tình, một nông dân trồng vải thiều cho biết thương lái có nhiều &’chiêu trò’ để ép giá trái vải, một trong số đó chính là điều những xe trọng tải lớn để gây tắc đường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Giờ cao điểm, ngay cả xe máy cũng phải đứng chôn chân hàng giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Một xe máy chở mỗi lần gần 2 tạ vải thiều thế nên tình trạng đổ, dập nát vải xảy ra thường xuyên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Các bạn sinh viên tình nguyện hỗ trợ sắp xếp lại cho người nông dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Người thanh niên này dù đã bán được hàng nhưng phải lắc đầu ngao ngán vì không thể lách khỏi đây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Theo Minh Sơn (Vietnam )
Theo_Người lao động
Mỹ đặt 200 cây vải thiều, 200 thương lái TQ đã tới
Mùa vải Bắc Giang đã cấp cho 200 hộ dân mã tiêu chuẩn Mỹ, 200 thương lái Trung Quốc sẽ sang giám sát thu mua.
Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang xác nhận với Đất Việt thông tin trên.
Theo lãnh đạo Sở Công thương, trong vài năm gần đây, sản lượng vải xuất khẩu sang Trung Quốc khá cao. Đây vẫn được xác định là thị trường truyền thống, có nhiều nét tương đồng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mặt hàng vải thiều.
Người tiêu dùng Trung Quốc ưa thích và quen loại quả ở Việt Nam, không yêu cầu các tiêu chuẩn khắt khe như chiếu xạ... Do đó, những năm trước, xuất khẩu sang Trung Quốc rất cao, năm 2011 vào khoảng 60-70 % tổng sản lượng xuất khẩu, năm 2015 hạ xuống mức 45%.
Việc hạ thấp mức xuất khẩu sang Trung Quốc và cung ứng thị trường nội địa sẽ cân bằng được lượng cung- cầu trên thị trường đồng thời nâng giá vải lên cao hơn.
Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Lào Cai. Ảnh: Nhân dân
Mùa vải ở Bắc Giang ngắn, chỉ kéo dài khoảng 1,5 tháng nên dễ cân đối được thị trường chung trong nước và xuất khẩu ra các nước như Trung Quốc và các thị trường mới như Mỹ, Úc, Malaysia, EU.
Hướng tới từng bước giảm dần sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc để tạo giá cạnh tranh, năm nay Bắc Giang xác định làm tốt các công tác xúc tiến ở thị trường trong nước cùng với thị trường mới mở. Thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc năm nay giảm xuống, ước đạt 40%.
"Năm nay, Bắc Giang kế hoạch xúc tiến một cách bài bản hơn. Tại Lào Cai, các bạn hàng Trung Quốc sẽ sang giám sát quá trình thu mua vải thiều của chúng ta", ông Tấn thông tin.
Hôm 27/5 vừa qua, tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tươi, niên vụ 2016 ở Lào Cai đã có 98 người cả thương nhân và chính quyền Trung Quốc, trong đó có 60 thương nhân sang tham dự để phối hợp xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều.
Các thương nhân này sẽ làm công tác giám sát việc thu mua còn các đầu mối cân, xuất khẩu sang qua cửa khẩu vẫn là các công ty Việt Nam đảm nhận.
Những thương nhân này đã phải đăng ký với Cục xuất nhập cảnh theo quy định pháp luật của Việt Nam và thực hiện theo các chính sách về xuất nhập cảnh mà chúng ta đã quy định.
Cũng thông tin về Hội nghị trên, ông Tấn cho hay, vào vụ thu hoạch vải thiều, toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng gần 3.000 điểm thu mua lớn nhỏ, với trên 1.500 thương nhân trong và ngoài nước về thu mua và giám sát tiêu thụ vải thiều; trong đó riêng thương nhân là người Trung Quốc đến giám sát thu mua là trên 200 người.
Thương lái Trung Quốc sẵn sàng có mặt, thương nhân Mỹ chưa thấy đâu
Theo thông tin từ Sở Công thương Bắc Giang, riêng huyện Lục Ngạn được Mỹ cấp 15 mã vùng trồng vải cho hơn 200 hộ dân với 158 ha theo tiêu chuẩn Globalgap, với chất lượng đặc biệt; được trồng, chăm sóc dưới sự giám sát nghiêm ngặt về quy trình sản xuất của các cơ quan chức năng; sản lượng dự kiến khoảng 1.000 tấn đảm bảo điều kiện xuất khẩu vải thiều sang Mỹ, Úc, EU...
Theo ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, việc các thương nhân Trung Quốc sang giám sát thu mua vải thiều hiểu nôm na là họ tới những điểm tập kết thu mua và chọn hàng ngay tại Bắc Giang. Quả vải thiều khi đó sẽ được cân đo và bán ngay tại địa phương, thương nhân Trung Quốc làm việc với những công ty Việt Nam, "tiền trao cháo múc" và qua Lục Ngạn là thẳng đường sang cửa khẩu, hoàn toàn không bị ách tắc và hạn chế thời gian bảo quản cho hoa quả.
Thương lái Trung Quốc chọn mua hàng trong mùa vải thiều Lục Ngạn 2015.
Cũng theo ông Báo, năm ngoái, ở thời điểm này đã có một số thương nhân Mỹ sang thăm và tham khảo thị trường nhưng tới nay, đã phân vùng trồng theo tiêu chuẩn vẫn chỉ phía Mỹ sang tham khảo, kiểm tra cũng chưa có thông tin đặt hàng nào.
"Điều này phụ thuộc vào cơ chế thị trường, khi tới vụ, nếu giá cả cao quá, có thể vẫn bị các thương nhân từ Mỹ từ chối xuất khẩu sang đất nước họ do phụ thuộc vào chi phí vận chuyển, bảo quản... Khi đó, nếu phía Mỹ từ chối, vải vẫn có thể bán cho các công ty khác do nhu cầu thị trường vẫn rất lớn", ông Báo khẳng định.
Tại Lục Nam, thị trường truyền thống cung cấp cho các mối hàng bán nội địa cũng chưa có các đối tác nước ngoài nào tới tham khảo. Những thương lái nước ngoài tới khảo giá đều phải đăng ký thông báo xuống xã, từ địa phương gửi thông báo lên tuyến huyện.
Cúc Phương
Theo_Báo Đất Việt
Tiêu thụ hết 6 tấn vải thiều nghĩa tình trong 1 ngày Sáng nay (16/6), Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cho biết, 6 tấn vải thiều đã được bán hết trong ngày hôm qua (15/6) với giá 20.000 đồng/kg và được người dân địa phương ủng hộ nhiệt tình. Trước đó, vào tối ngày 14 và rạng sáng 15/6, 6 tấn vải thiều Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) được chuyển về đến Tỉnh đoàn Quảng Ngãi,...