Quốc lộ 1 qua tỉnh Bình Định xấu nhất nước?
Đó là ý kiến được nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bình Định mang ra “mổ xẻ”, phân tích trong buổi chất vấn Giám đốc Sở GTVT tỉnh này.
Chiều nay (18.7), Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa XII, nhiệm kỳ 2016-2021, kỳ họp thứ 7 bước vào ngày họp thứ 2 với nhiều câu hỏi rất “ nóng” dành cho lãnh đạo các ngành liên quan.
Quốc lộ 1 qua tỉnh Bình Định liên tục xuất hiện hư hỏng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm (Ảnh tư liệu)
Chất vấn Giám đốc Sở GTVT Bình Định, đại biểu Nguyễn Thanh Trà (huyện Tây Sơn) cho rằng, chất lượng Quốc lộ 1 qua tỉnh này xấu nhất nước, trong khi đó trên 2 tuyến đường Quốc lộ 1 và Quốc lộ 19 tại Bình Định lại đặt đến 3 trạm thu phí BOT khiến người dân bức xúc.
Theo ông Trà, người dân Bình Định đã chịu thiệt thòi so với các tỉnh lân cận vì chịu phí BOT bằng nhau nhưng lại sử dụng đoạn đường trên Quốc lộ 1 quá xấu.
“Mới đây, họp Quốc hội đại biểu cũng phản ánh tuyến đường Quốc lộ 1 qua tỉnh Bình Định là xấu nhất nước. Song, đồng chí Bộ trưởng Bộ GTVT trả lời là do mưa bão, trọng tải lớn… điều này chưa thỏa đáng. Nếu do trọng tải lớn, tỉnh nào chẳng có, đâu riêng ở Bình Định. Tôi xin hỏi 3 trạm thu phí ở Bình Định, trạm nào đặt đúng vị trí, trạm nào sai?”, ông Trà chất vấn.
Video đang HOT
Trong khi đó, các đại biểu cũng rất quan tâm đến việc tại tỉnh Bình Định có tới 3 trạm thu phí. Người dân phản ứng nhưng không hiểu vì sao có trạm đã giảm giá nhưng có trạm lại chưa.
Ông Nguyễn Tự Công Hoàng – Giám đốc Sở GTVT Bình Định, cho rằng dự án QL 19 chậm tiến độ do khó khăn về vốn.
Trả lời chất vấn, ông Nguyễn Tự Công Hoàng – Giám đốc Sở GTVT Bình Định cho biết: “Theo quy định, khoảng cách giữa các trạm thu phí là 70km. Trường hợp, khoảng cách giữa các trạm thu phí không đủ 70km thì trước khi xây trạm thu phí phải được Bộ GTVT thống nhất ý kiến của UBND tỉnh và Bộ Tài chính quy định”.
Theo vị Giám đốc Sở GTVT Bình Định, hiện nay, tỉnh Bình Định có 3 trạm thu phí, trong đó 2 trạm thu phí BOT Nam Bình Định và BOT Bắc Bình Định trên Quốc lộ 1 đã tiến hành giảm giá. Riêng trạm thu phí trên Quốc lộ 19 (tại huyện Tây Sơn), địa phương đang trình danh sách các vùng lân cận, các đối tượng trong diện giảm giá để trình Tổng cục Đường bộ xem xét.
“Tuy nhiên, thời gian vừa qua, người dân tiếp tục yêu cầu giảm giá cho một số đối tượng khác và phương tiện khác để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng lân cận”, ông Hoàng thông tin.
Quang cảnh kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Bình Định khóa XII
Tại buổi chất vấn, nhiều đại biểu bày tỏ sự lo ngại việc thi công Quốc lộ 19 mới đã gây ảnh hưởng đến việc thoát lũ, ảnh hưởng trực tiếp đến đất sản xuất của bà con nông dân.
“Việc thi công Quốc lộ 19 mới nối Quốc lộ 1 với cảng Quy Nhơn, đây là dự án trọng điểm được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh hết sức quan tâm. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện dự án chậm so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính là do khó khăn về nguồn vốn. Việc thi công chậm, do vậy về mùa nắng thì bụi, mùa mưa thì lũ lụt. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh cũng liên tục kiến nghị các đoàn công tác Trung ương quan tâm hỗ trợ cho địa phương để tiếp tục triển khai dự án này”, ông Hoàng nói.
Theo Danviet
Hôm nay có văn bản chính thức đổi tên trạm thu giá sang trạm thu phí
Chiều 9/7, trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, về vấn đổi tên gọi Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ thành Trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ sẽ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản chính thức vào ngày 10/7.
Việc Bộ GTVT sử dụng cụm từ "Trạm thu giá" tại các trạm BOT đã gây nhiều tranh cãi (Ảnh minh họa: Người lao động).
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải về đổi tên gọi Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ thành Trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ nhằm "thống nhất tên gọi phù hợp, đơn giản, dễ hiểu, được người dân, doanh nghiệp đồng tình chấp thuận".
Cụ thể các dự án đường sẽ được gọi tên là Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Km (lý trình) Quốc lộ (tên Quốc lộ); Dự án cầu gọi là Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ cầu (tên cầu) Km (lý trình) Quốc lộ (tên Quốc lộ); Dự án hầm là Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ hầm (tên hầm) Km (lý trình) Quốc lộ (tên Quốc lộ).
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tên gọi đã được sử dụng từ khi có cơ chế thu phí sử dụng đường bộ, phù hợp với quy định tại Điều 51 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (Trạm thu phí là nơi thực hiện việc thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ, được xây dựng theo quy hoạch hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt); phù hợp với thói quen của người tham gia giao thông, được xã hội chấp nhận.
Tên gọi "trạm thu phí" ở đây được hiểu là nơi thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được điều hành theo Luật Giá.
Thời gian vừa qua thuật ngữ thu phí BOT và thu giá BOT đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Tại buổi trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV sáng 4/6/2018, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã chủ động nói về sự đổi tên của trạm "thu giá BOT". Tiếp thu ý kiến của cử tri, dư luận xã hội, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo rà soát để thay đổi tên mới phù hợp.
Theo thông tin từ Vụ Đối tác công - tư (PPP - Bộ Giao thông Vận tải), hiện nay, cả nước có 88 trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ; trong đó Bộ Giao thông Vận tải quản lý 73 trạm (56 trạm đang thu phí, 17 trạm chưa tiến hành thu phí), còn lại 15 trạm (11 trạm đang thu phí và 4 trạm chưa thu phí) do UBND các tỉnh quản lý.
Quang Toàn
TTXVN
Quốc lộ hư hỏng, dân bức xúc vì phí BOT quá cao Các vấn đề như quốc lộ hư hỏng nhưng phí BOT quá cao, doanh nghiệp khai thác cát "lậu" ban đêm... được nhiều đại biểu chất vấn gay gắt, làm nóng hội trường kỳ họp HĐND tỉnh Bình Định. Nhiều đại biểu phản ứng việc quốc lộ 1 hư hỏng nhưng phí qua trạm BOT quá cao. Ảnh: D.T Cát "lậu" tung hoành...