Quốc kỳ đỏ rực dịp kỷ niệm 2/9 trong thời điểm giãn cách xã hội
Hà Nội và một số tỉnh thành đang trong thời điểm giãn cách xã hội, đường phố thưa vắng người, song sắc đỏ cờ Tổ quốc vẫn được người dân Thủ đô treo trang trọng, đỏ rực trên nhiều tuyến phố.
Dịp kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2021) diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Hà Nội và một số tỉnh thành đang trong thời điểm giãn cách xã hội, đường phố thưa vắng người, song sắc đỏ cờ Tổ quốc vẫn được người dân Thủ đô treo trang trọng, đỏ rực trên nhiều tuyến phố.
Các hoạt động trang trí tuyên truyền kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2021) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2021) được triển khai đan xen với hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 – 25/8/2021) và phòng, chống dịch Covid-19.
Đường phố vắng vẻ vì đang trong thời kỳ giãn cách xã hội, song người dân Thủ đô vẫn trang trọng treo cờ Tổ quốc trong dịp kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.
Đây sẽ là dịp kỷ niệm Ngày Quốc khánh đáng nhớ khi cờ đỏ sao vàng hòa cùng các panô, áp phích tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19.
Phố Hàng Gai thưa vắng người qua lại.
Toàn bộ cửa hàng kinh doanh buôn bán không thiết yếu đều phải đóng cửa trong thời gian giãn cách xã hội. Tại khu vực trung tâm thành phố và các trục đường chính, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ triển khai công tác tuyên truyền cổ động trực quan.
Màu cờ đỏ nổi bật tại một vùng xanh được thiết lập trên phố Khâm Thiên. Đối với người dân Việt Nam, treo cờ, sử dụng cờ đỏ sao vàng chính là việc làm thể hiện sự trân trọng những giá trị thiêng liêng của dân tộc, là niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân cùng đoàn kết, chung sức đồng lòng xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
Một vùng xanh tại phố Hào Nam. Công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế của Thủ đô và đảm bảo các điều kiện về phòng chống dịch Covid-19.
Video đang HOT
Việc đeo khẩu trang và kính chắn giọt bắn đã trở nên quen thuộc đối với người dân mỗi khi ra đường.
Những lá Quốc kỳ vẫn đỏ rực dưới nắng chiều.
Treo cờ Tổ quốc tại phố Bà Triệu.
Quốc kỳ được treo trang trọng trong các ngõ phố nhỏ. Trong ảnh là một ngõ trên phố Cát Linh.
Phố Bạch Mai.
Lá cờ đỏ sao vàng tung bay rực rỡ trong tiết nắng thu.
Phố An Trạch.
Lá cờ Tổ quốc dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn là niềm tự hào của người dân Việt Nam.
Hà Nội ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội: Không quá lo lắng nhưng vẫn còn tâm lý chủ quan
Nhìn chung người dân Thủ đô đều có tâm lý vững vàng, bình tĩnh thực hiện giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, tại một số chợ có thời điểm vẫn còn tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng, với tâm lý tích trữ hàng hóa.
Từ 6 giờ ngày 24/7, thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là lần thứ 2 thành phố Hà Nội thực hiện việc giãn cách kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn. Nhìn chung người dân Thủ đô đều có tâm lý vững vàng, bày tỏ quyết tâm đồng lòng cùng chính quyền đẩy lùi dịch bệnh. Song, vẫn còn bộ phận không nhỏ người dân còn tâm lý chủ quan, tích trữ hàng hóa .
Đường phố vắng vẻ trong ngày đầu thực hiện Chỉ thị 17 của UBND thành phố Hà Nội. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Kích hoạt các lượng lượng phòng, chống dịch cộng đồng
Do đây không phải lần đầu thành phố thực hiện giãn cách xã hội, trong trường hợp cần thiết để phòng, chống dịch COVID-19 nên người dân thành phố cơ bản chấp hành tốt các quy định. Các trục đường lớn dẫn vào Thủ đô cũng như con phố chính ở nội đô lịch sử, thấy ít người qua lại, tập thể dục. Thành phố bước sang một giai đoạn mới - giai đoạn của thử thách lòng kiên trì, ý thức tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Dù trên đường thưa vắng người nhưng lực lượng chức năng thành phố ra quân từ sớm đã có mặt tại các khu chợ dân sinh, khu vực thường tập trung đông người nơi công cộng, nhắc nhở người dân tuân thủ nghiêm yêu cầu mới.
Tại phường Tràng Tiền (Hoàn Kiếm), ngay từ lúc hơn 6 giờ sáng nay, lực lượng công an phường đã cầm loa di động đi đến một số tuyến phố chính nhắc nhở người dân không tập thể dục, hãy ở yên trong nhà, không bàn bán hàng để phòng, chống dịch hiệu quả.
Còn tại các phường: Láng Hạ, Ô Chợ Dừa, Quang Trung (Đống Đa), lực lượng Công an kết hợp với các bộ phận liên quan đã có mặt ở nhiều nơi để tuyên truyền nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các quy định của cấp trên về phòng, chống dịch.
Thượng tá Nguyễn Tiến Đạt, Phó Trưởng Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, sau khi có Công điện 17 của Chủ tịch UBND thành phố, cũng như thực hiện chỉ đạo của Công an cấp trên, Công an quận đã quán triệt tới tất cả cán bộ, chiến sỹ về tinh thần vì nước quên thân, vì dân phục vụ, đặt nhiệm vụ phòng, chống dịch lên hàng đầu. Đồng thời, chỉ đạo ngay đầu giờ sáng nay Công an các phường phối hợp với lực lượng chức năng, ban, ngành địa phương đồng loạt ra quân, tuyên truyền trên địa bàn. "Ngày đầu, chúng tôi chủ yếu tập trung nhắc nhở những hàng quán còn vi phạm và thực hiện giải tỏa chợ cóc chợ tạm, giải tỏa tụ tập đông người. Còn trong trường hợp người dân cố tình vi phạm, Công an sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý nghiêm. Không thể vì một người vi phạm để vất vả, đứt gẫy thành quả của cả cộng đồng trong phòng chống, dịch được", Thượng tá Nguyễn Tiến Đạt nhấn mạnh.
Quanh khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm không còn tình trạng người dân đi tập thể dục. Ảnh: Minh Quyết/ TTXVN
Tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) nơi đang là điểm nóng về số bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 đã yêu cầu các lực lượng liên quan, kiểm tra giải tỏa chợ cóc họp ven đường. Đối với những chợ được phép hoạt động, UBND quận đã yêu cầu phường sở tại lắp rào chắn bằng thép ngăn cách giữa người bán và người mua, tối thiểu 2 mét để phòng, chống dịch.
Ở một số nút giao thông như Xuân Thủy - Nguyễn Phong Sắc - Trần Thái Tông, Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng đều có lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ.
Tại một số chợ truyền thống ở Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, ghi nhận lượng hàng hóa vẫn dồi dào, thực phẩm đảm bảo tươi ngon.
Tại huyện Quốc Oai, ông Nguyễn Vũ Hán, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện cho biết, người dân ý thức cao việc phòng, chống dịch bệnh nên thực hiện nghiêm túc việc giãn cách. Đối với một số khu vực bị phong tỏa, lực lượng chức năng vẫn chốt chặt kiểm soát không cho người dân ra vào.
Bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin, địa phương đã kích hoạt các Tổ COVID-19 cộng đồng ở trạng thái cao hơn. Theo đó, Tổ COVID-19 cộng đồng có nhiệm vụ truyên tryền, vận động nhân dân chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch theo mô hình 3 lớp, đồng thời thực hiện tốt việc kiểm soát người lạ ra vào khu dân cư. Theo tinh thần mỗi thôn làng là một pháo đài phòng, chống dịch, huyện yêu cầu các Tổ COVID-19 cộng đồng thực hiện nghiêm việc đo thân nhiệt, khai báo y tế, để lại số điện thoại tại chốt trực đối với mỗi người lạ trong trường hợp cần thiết khi đi vào thôn, xóm.
Vẫn còn tâm lý tích trữ hàng hóa
Từ sáng sớm, các chợ dân sinh khu vực phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được lực lượng chức năng lập chốt, ngăn chặn khiến nhiều người bán-mua tỏ ra lúng túng (ảnh chụp lúc 6 giờ 21 sáng 24/7). Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Bà Nguyễn Thị Lành ở xã Dương Xá (Gia Lâm) cho biết, sáng ra đi chợ Sủi mua ít thịt bò về cho gia đình ăn dần trong mấy ngày cuối tuần, giá cả và thực phẩm không khác gì mọi ngày. Ở ngoại thành, chúng tôi chỉ cần mua thực phẩm tươi sống thôi, còn rau quả chúng tôi có thể tự cung tự cấp tại vườn nhà nên khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ, gia đình tôi cũng như nhiều người hàng xóm không quá lo lắng về "cái ăn".
Nhìn chung người dân Thủ đô bình tĩnh thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, tại một số chợ có thời điểm vẫn còn tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng, với tâm lý tích trữ hàng hóa.
Ghi nhận lúc 8 giờ sáng 24/7, tại khu vực chợ Nhân Hòa phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) lượng người vẫn rất đông, nhiều gia đình vẫn có tâm lý đi mua tích trữ thực phẩm. Một số siêu thị như Vimart, cửa hàng bác Tôm nằm trên phố Vũ Trọng Phụng, khách đến mua hàng cũng khá nhiều nhưng đều phải thực hiện quy định giãn cách, đứng xếp hàng lần lượt để được vào mua hàng.
Chị Nguyễn Thị Hồng, một người dân ở phố Nhân Hòa, phường Nhân Chính, cho biết: "Từ sáng đến giờ chị đi chợ đến 2-3 lần rồi. Tôi vẫn biết quy định của thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội và chỉ được ra ngoài khi thật sự cần thiết, đặc biệt các ngành đã chuẩn bị đủ lượng hàng hoá phục vụ nhân dân, nhưng tâm lý người dân vẫn muốn đi mua đồ để dành ăn dần trong vài ngày đến cả tuần để hạn chế tối đa ra ngoài".
Còn tại chợ Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), chợ Bưởi (quận Tây Hồ) người mua bán tấp nập. Theo khảo sát, giá cả các mặt hàng thực phẩm cơ bản bình ổn, không có việc tăng giá bất thường, nhất là thịt lợn, thịt gà, bò, rau xanh. Duy chỉ có mặt hàng trứng gia cầm có sự tăng giá cao.
Chị Nguyễn Thị Hằng, nhà tại ngõ 1 đường Võ Chí Công, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy cho biết: Ngay khi nghe ti vi và báo chí thông báo tối qua nên nay dậy sớm đi mua thực phẩm. Dù chị biết khả năng cung ứng hàng hóa không khan hiếm nhưng vì thực hiện giãn cách nên tranh thủ mua luôn cả tuần, nhằm hạn chế ra ngoài nhiều.
Công an quận Đống Đa phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg. Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN
Theo ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Chủ tịch UBND phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy) phường đã chỉ đạo toàn bộ lực lượng công an, dân phòng và cán bộ công chức phường ra hiện trường, ứng trực từ 5h sáng để nhắc nhở người dân thực hiện đúng quy định mới nhất của thành phố.
"Hôm nay là ngày rằm nên người dân có nhu cầu mua sắm cao hơn ngày thường. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ kiên trì nhắc nhở, vận động để người dân có ý thức hơn nữa trong phòng, chống dịch. Với cách làm quyết liệt của thành phố, cùng với sự vào cuộc của địa phương, chắc chắn dịch COVID sẽ được kiểm soát", ông Nguyễn Hữu Nam chia sẻ.
Ý thức của người dân quyết định chặt đứt dịch bệnh
Ông Phạm Văn Lợi, người dân sinh sống tại tập thể Nghĩa Tân cho biết, thành phố áp dụng nguyên tắc của Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch là rất cần thiết. Với tình hình người mắc COVID ngày càng nhiều, không rõ nguồn lây thì đây là một biện pháp hữu hiệu.
"Ngay từ đêm qua, tôi đã nhắc nhở người thân chuẩn bị tinh thần, sẵn sàng thực hiện các quy định của thành phố. Mỗi người 1 tay thì dịch sẽ bị đẩy lùi", ông Phạm Văn Lợi bày tỏ.
Chia sẻ về những khó khăn, bất tiện với người dân khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, y thức trách nhiệm của mỗi người dân trong lúc này là vô cùng quan trọng. Mong rằng từng cá nhân hãy cố gắng có trách nhiệm với sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Người đứng đầu thành phố nhìn nhận, việc áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg lúc này là đòi hỏi tất yếu để phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ an toàn tính mạng người dân. Đồng chí yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp thành phố phải tranh thủ từng phút, từng giờ, bằng mọi biện pháp tận dụng tối đa "thời gian vàng" 15 ngày thực hiện Chỉ thị để khống chế dịch, đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, việc quyết định áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg đã được thành phố chuẩn bị kỹ, có kịch bản tương ứng để bảo đảm việc thực hiện ít xáo trộn nhất cho đời sống nhân dân và phát huy hiệu quả cao. "Trên thực tế, Hà Nội đã có kinh nghiệm áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg trong năm 2020. Ngay trước khi thực hiện giãn cách xã hội lần này, thành phố đã áp dụng các biện pháp tiệm cận. Qua đó cho thấy, không chỉ cấp ủy, chính quyền thành phố đã có sự chuẩn bị nhằm bảo đảm đời sống nhân dân, mà bản thân người dân cũng làm quen và dần thích nghi với Chỉ thị số 16/CT-TTg", Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Từ năm nay, Lễ Quốc khánh có 2 ngày nghỉ chính thức Bắt đầu từ kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh năm nay (2021), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày liền kề. Năm 2021, ngày nghỉ liền kề Ngày Quốc khánh được chọn là 3/9. Từ năm 2021, người lao động được nghỉ 2 ngày liền kề trong dịp Lễ Quốc Khánh 2/9 (Ảnh: Hữu Nghị). Căn...