Quốc hội xin ý kiến đại biểu về chính sách hưởng bảo hiểm 1 lần
Quốc hội vừa gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với nhóm lao động sau một năm nghỉ việc (quy định tại Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hiện còn chưa có hiệu lực thi hành).
Phiếu xin ý kiến được thiết kế theo hướng thăm dò quan điểm về việc Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết tại kỳ họp thứ 9 về việc người lao động sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Các đại biểu có thể lựa chọn đồng ý/không đồng ý hoặc có ý kiến khác với chủ trương ban hành Nghị quyết này. Các vị đại biểu Quốc hội được đề nghị gửi lại phiếu xin ý kiến về Đoàn thư ký kỳ họp chậm nhất vào sáng 5/6/2015.
Trước đó, sau phiên thảo luận tại hội trường về Điều 60 vào ngày 27/5 vừa qua, đoàn thư ký kỳ họp cũng đã có báo cáo tổng hợp ý kiến các đại biểu. Báo cáo thể hiện, có 14/22 ý kiến thống nhất đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết với nội dung nêu trên.
Việc điều chỉnh Điều 60 còn nhằm đáp ứng nguyện vọng của một bộ phận người lao động thực sự khó khăn có nhu cầu được nhận BHXH một lần. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cụ thể, các đại biểu nhất trí với đề xuất của Chính phủ và UB Các vấn đề xã hội điều chỉnh chính sách cho người lao động sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được hưởng BHXH một lần.
Các đại biểu nhận định, quy định tại Điều 60 là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với Hiến pháp, quan điểm, mục tiêu của Đảng và xu hướng phát triển chung. Tuy nhiên, căn cứ theo Hiến pháp, quy định quyền an sinh xã hội của công dân, trong đó có quyền lựa chọn hưởng chế độ bảo hiểm, phải được tôn trọng và bảo đảm.
Do đó, người lao động khi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, sau 1 năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc tiếp tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, việc điều chỉnh Điều 60 còn nhằm đáp ứng nguyện vọng của một bộ phận người lao động thực sự khó khăn có nhu cầu được nhận BHXH một lần để giải quyết khó khăn trước mắt.
Các đại biểu cũng đặt vấn đề Chính phủ cần xây dựng lộ trình để nâng dần điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần phù hợp với tỷ lệ lao động trong khu vực chính thức và sự phát triển của thị trường lao động để giảm dần số người không có lương hưu khi về già.
Tuy nhiên,cũng có những ý kiến không nhất trí với việc điều chỉnh chính sách hạn chế việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần thể hiện trong Điều 60 tại kỳ họp này. Các ý kiến này đề nghị trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước, công đoàn, cơ quan BHXH các cấp, cơ quan thông tin đại chúng, các địa phương phải phối hợp chặt chẽ và có nhiều giải pháp phù hợp hơn nữa để tuyên truyền phổ biến, giải thích bản chất, ý nghĩa mục tiêu, quan điểm của chính sách BHXH để người lao động hiểu rõ lợi ích của việc bảo lưu thời gian đóng BHXH, đảm bảo cuộc sống khi về già để thận trọng cân nhắc và có sự lựa chọn tốt nhất cho quyền lợi của mình.
Gửi phiếu xin ý kiến đại biểu về việc ban hành nghị quyết về việc này không nêu nội dung “chỉnh” trực tiếp Điều 60 (có thể hiểu là chỉ hoãn thi hành điều luật này và sẽ tiến dần tới việc thực hiện quy định theo lộ trình).
Việc Quốc hội có ra nghị quyết hay không còn tùy thuộc vào kết quả phiếu xin ý kiến. Hiện tại, chương trình kỳ họp vẫn chưa bố trí thời gian cho việc thông qua nghị quyết này.
P.Thảo
Theo Dantri
Cách tính lương hưu đối với quân nhân, công an nhân dân đã chuyển ngành
Tôi tại ngũ được 15 năm thì chuyển ngành sang đơn vị hành chính sự nghiệp. Sắp tới tôi được nghỉ hưu nên đang băn khoăn không biết cơ sở tính lương hưu cho tôi như thế nào, theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội từ khi là quân nhân hay mức lương hiện nay?
Đặng Thiết Hùng (huyện Thạch Thất)
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 34 Nghị định 153/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân:
"7. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp nhà nước, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:
a) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;
b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 điều này;
c) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo điểm a, điểm b khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu". Ban Bạn đọc
Theo_Hà Nội Mới
Chi trả trợ cấp xã hội qua bưu điện Từ ngày 1.7 tới, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sẽ phối hợp chi trả trợ cấp xã hội cho các đối tượng thông qua hệ thống bưu điện. Riêng những đối tượng người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật nặng sẽ được nhân viên bưu điện chi trả tại...