Quốc hội và hai chữ “giá như”
Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII vừa bế mạc hôm qua (23.11) với kỷ lục về số phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Thế nhưng, vẫn còn hai chữ… “giá như”.
Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII vừa kết thúc, một kỷ lục mới về quá trình dân chủ hóa các hoạt động nghị trường được thiết lập với cả thảy 12 phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Ít năm trước, tâm sự với Báo Pháp luật TPHCM về chuyện truyền hình trực tiếp các phiên họp của Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão kể lại chuyện nguyên Bộ trưởng Trần Xuân Giá. Dù là người “thiết tha đổi mới”, nhưng ông Giá không thích trả lời chất vấn có truyền hình trực tiếp. “Anh Giá nói khá gay gắt, lẽ nào các bộ trưởng chừng này tuổi rồi mà vẫn phải đứng trước ống kính truyền hình trả lời như trả bài vậy…”.
Năm 1994, đề án truyền hình trực tiếp một số phiên họp của Quốc hội- dù được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và Bộ Chính trị tán thành, nhưng vẫn “căng thẳng đến phút chót”. Quanh đi quanh lại vẫn là câu chuyện “trước nay chưa từng làm” “sợ lộ bí mật quốc gia” “sợ mất uy tín người trả lời chất vấn”. Thậm chí, lời ông Vũ Mão: “Có người còn cho rằng nước ta chỉ một đảng thì không nên đặt nặng vấn đề giám sát”. Thậm chí, đích thân Chủ tịch Quốc hội hồi bấy giờ là ông Nông Đức Mạnh và Phó Thủ tướng thường trực Phan Văn Khải ngay trước phiên truyền hình quyết định “ngay trước giờ G”.
Video đang HOT
Quốc hội đã đúng khi công khai trực tiếp cho dân nghe, dân biết những vấn đề của đất nước. Bởi nỗi lo mất thể diện của một bộ trưởng không thể quan trọng hơn quyền được biết của người dân. Bởi đối với dân, thật khó có thể nói điều gì cần phải bí mật.
Vạn sự khởi đầu nan. Năm 2004- tức là sau 10 năm “truyền hình trực tiếp”- Thủ tướng Phan Văn Khải cũng là vị thủ tướng đầu tiên “trả bài” trước Quốc hội, mở ra một thông lệ tuyệt vời về việc công khai nghĩa vụ và trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ trước Quốc hội, trước cử tri, trước nhân dân.
5 năm trước, khi các phiên họp toàn thể tại hội trường thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội của đất nước được truyền hình trực tiếp, cử tri đã quan tâm theo dõi không kém các phiên trả lời chất vấn.
Và tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII vừa kết thúc, một kỷ lục mới về quá trình dân chủ hóa các hoạt động nghị trường được thiết lập với cả thảy 12 phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp: Trực tiếp phiên thảo luật kinh tế- xã hội trực tiếp Luật Phòng, chống tham nhũng trực tiếp giám sát khiếu tố đất đai trực tiếp Hiến pháp. Và đặc biệt, phiên chất vấn- theo thông lệ- vẫn được truyền hình trực tiếp.
Không cần phải khảo sát, đánh giá cũng có thể thấy, sự công khai tại Quốc hội làm thỏa mãn rất nhiều nhu cầu thông tin. Người dân tự nghe, tự biết, tự đánh giá và đó chính là những “nguyên liệu của lòng tin” tạo nên sự tin tưởng giữa người dân và Quốc hội, cơ quan đại diện cho họ. Những phiên truyền hình trực tiếp đó chính là những tấm gương để Thủ tướng cũng như các vị bộ trưởng điều chỉnh hoạt động điều hành của mình sao cho phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Tất cả những điều đó sẽ thật là tốt đẹp, nếu như không có hai chữ “giá như”.
Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi Quốc hội bế mạc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, việc “Quốc hội họp kín về biển Đông là điều rất bình thường”. Ông cũng nói thêm rằng:” Khi các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, nếu nắm được chắc các nội dung cụ thể về biển Đông thì sẽ trả lời cho cử tri. Bản thân tôi nếu được cử tri hỏi thì tôi sẽ trả lời”.
Vấn đề thời sự mà người dân đang quan tâm là những tấm hộ chiếu Trung Quốc in bản đồ hình lưỡi bò mà họ gọi là “hộ chiếu lưỡi bò”. Điều mà họ muốn biết là các dân biểu sẽ nghe gì, bàn gì, nói gì về những điều chướng tai gai mắt đó.
Có thể việc họp kín của Quốc hội- không chỉ ở Việt Nam, là bình thường. Nhưng việc người dân không được biết có lẽ lại không phải là bình thường.
Giá như Quốc hội sẽ không còn những phiên họp kín. Giá như “nội giao” được “tin cậy”- thay vì “tế nhị” – như một năm trước đây Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã từng nói.
Theo laodong
Thực hiện tốt lời hứa, tín nhiệm sẽ cao
Trao đổi với báo chí, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết:
- Câu hỏi chất vấn của các ĐBQH ngày một sắc nét và mạnh mẽ hơn. Điều này thể hiện không khí nghị trường thẳng thắn, minh chứng sự dân chủ trong xã hội chúng ta ngày càng được nâng lên. Kiến nghị của các ĐBQH đều mang tính chất xây dựng, với mong muốn việc điều hành của Chính phủ ngày càng tốt hơn, thông qua tay chèo vững vàng của các "tư lệnh ngành".
- PV: Trước đây chúng ta chưa làm rõ trách nhiệm cũng như thời hạn thực hiện lời hứa của các bộ trưởng, việc này sẽ được giám sát ra sao trong thời gian tới?
- Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Chính Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn sẽ là cơ sở để xem xét. Vào kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII (đầu năm 2013), lần đầu tiên sẽ tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm. Vì vậy đương nhiên các bộ trưởng sẽ phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc thực hiện lời hứa trước Quốc hội và với cử tri. Bộ trưởng nào thực hiện tốt lời hứa thì tín nhiệm sẽ cao và ngược lại, tín nhiệm sẽ xuống thấp nếu bộ trưởng thực hiện không tốt lời hứa của mình. Liên quan đến lời hứa của các bộ trưởng, có một nét rất mới được thể hiện ngay tại kỳ họp thứ 4 này. Đó là ngay sau khi các bộ trưởng trả lời chất vấn xong, thì Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt cho Chính phủ báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội tại hai kỳ họp trước (thứ 2 và thứ 3), trong đó Phó Thủ tướng nói rõ những việc đã và chưa làm được để ĐBQH cũng như cử tri nắm được. Đó cũng chính là kết quả thực hiện lời hứa của các bộ trưởng - thông điệp là rất rõ ràng.
- Văn phòng Quốc hội có thống kê số lượng ý kiến phát biểu, cũng như những ĐBQH không có ý kiến gì tại kỳ họp không? Liệu có thể lấy đây là một trong những tiêu chí đánh giá, xem xét lấy phiếu tín nhiệm của đại biểu?
- Việc phát biểu hay không là quyền của ĐBQH, nên không thể lấy làm căn cứ xét lấy phiếu tín nhiệm. Văn phòng Quốc hội có bản bóc băng ghi âm để đưa vào kỷ yếu hàng năm, ghi lại đầy đủ số lượng và ý kiến phát biểu cụ thể của đại biểu.
- Xin cảm ơn ông!
Theo ANTD
9 luật, 3 nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ tư Chiều 23.11, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo thông báo kết quả kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII. Sau 25,5 ngày làm việc (từ 22.10 - 23.11), kỳ họp Quốc hội lần này đã thông qua 9 luật, 3 nghị quyết. Theo báo cáo của Văn phòng Quốc hội, sau gần một tháng làm việc khẩn trương, với...