“Quốc hội Ukraine sẽ thông qua thỏa thuận gia nhập EU vào 16/9
Theo AFP, ngày 12/9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thông báo quốc hội nước này sẽ triệu tập một phiên họp vào ngày 16/9 tới để thông qua một thỏa thuận liên kết lịch sử với Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko. (Nguồn: AFP)
Phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp quốc tế ở thủ đô Kiev, ông Poroshenko khẳng định việc thông qua thỏa thuận chính trị-thương mại này sẽ là “thời khắc lịch sử” của Ukraine.
Đây là là dấu hiệu tiếp theo cho thấy Kiev đang ngày càng xa rời quỹ đạo của Nga.
Ngoài ra, Tổng thống Poroshenko bày tỏ hy vọng sẽ giành được một “quy chế đặc biệt” với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong chuyến công du Mỹ vào tuần tới.
Ông Poroshenko nói: “Trong vài ngày tới, tôi sẽ tới Mỹ. Tại đây, chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc gặp rất quan trọng với các thành viên trong Quốc hội Mỹ và Tổng thống (Barack Obama). Chúng tôi cũng kỳ vọng sẽ giành được quy chế đồng minh phi NATO trong tương lai gần”./.
Theo Vietnam
Mỹ quyết chiến với IS, Ukraine rơi lệ
Điểm nóng Ukraine dần nguội, trong khi Trung Đông lại nóng lên đột biến với lời tuyên chiến của nước Mỹ. Tương lai của Ukraine sẽ đi về đâu?
Nghịch lý tình hình Ukraine
Ngày 10/9, cả thế giới rung động với lời thề "đuổi cùng giết tận" khủng bố IS tại Trung Đông của Tổng thống Obama. Nhưng còn một lời tuyên bố khác, nhẹ nhàng hơn, thế giới không quan tâm hơn, nhưng đủ khiến cả chính quyền Kiev rơi lệ.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf cho biết: "Washington ghi nhận tình hình Ukraine có những bước đi tích cực. Nước Mỹ đã nhìn thấy những sự hợp tác từ phía Nga."
Video đang HOT
Lời tuyên bố này chẳng khác gì Washington nói thẳng với Kiev rằng "tôi thấy các bạn ổn, và có lẽ tôi không cần phải lo cho các bạn nữa."
Và một khi người Mỹ thấy tích cực, đương nhiên châu Âu cũng thấy ổn thỏa. Sẽ chẳng có lý do gì để EU gia tăng lệnh trừng phạt lên nước Nga, bởi đến chính nước Mỹ, người bạn lớn của họ còn ghi nhận Moscow đã bắt đầu hợp tác, đã rút quân khỏi biên giới. EU có thể hả hê mà tự phụ rằng họ đã thân thiện, đã đấu dịu, chẳng việc gì phải đuổi cùng giết tận.
Điều này lý giải vì sao EU tiếp tục trì hoãn thực thi lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga. Trong cuộc họp cấp đại sứ tại Brussels (Bỉ), ngày 10/9, 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa nhất trí được về thời điểm thực thi các biện pháp trừng phạt mới.
Nga đã rút 2/3 số binh sỹ ở biên giới với Ukraine
Thực tế thì ai cũng biết, EU không thống nhất trong việc trừng phạt Nga, những đòn đáp trả của Moscow sẽ khiến bản thân các nước thành viên EU mâu thuẫn, dẫn đến nội bộ lục đục.
EU vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công từ năm 2010, những khó khăn về kinh tế, đặc biệt là nguy cơ bị Nga cắt nguồn cung khí đốt tương đương với gần 30% nhu cầu, nền kinh tế của EU chắc chắn sẽ rơi vào thảm cảnh ngàn cân treo sợi tóc.
Mỹ nói Ukraine khả quan, EU cho rằng mọi thứ sẽ ổn thỏa, còn Nga, họ có suy nghĩ thế nào? Quả thực Nga đã rút dần quân khỏi biên giới theo lời nhận định của ông Tổng thống Ukraine Poroshenko.
Nhưng hành động này chưa chắc đã là sự xuống nước thực lòng của Nga như EU hoan hỉ nhìn nhận. Những quân sỹ, khí tài quân sự ở biên giới vì sao Nga có thể rút. Bởi đã qua rồi lực lượng này đứng thị uy để những người ly khai thêm niềm tin, chắc tay súng đối đầu với quân chính phủ.
Ly khai ngày nay đã làm chủ miền Đông và họ ngày càng chắc chân với những gì mình làm chủ. Hội đồng an ninh quốc gia và quốc phòng Ukraine ngày 11/9 đã thông tin cho biết lực lượng này đã mở rộng vùng kiểm soát ra lãnh thổ biên giới giáp Nga và hướng ra biển Azov.
Quân ly khai trang bị đầy đủ trước cửa một tòa nhà trong những ngày ngừng bắn
Một sự thật phải thừa nhận rằng nếu không có ngừng bắn, thì với thế thắng như chẻ tre của quân ly khai, không biết Kiev sẽ còn mất thêm bao nhiêu đất. Ví dụ điển hình nhất thì Maripol giờ này có lẽ đã bị quân ly khai chiếm, thống nhất cả dải đất ven biển nếu không ngừng bắn kịp thời vào ngày 5/9.
Rút quân khỏi biên giới, Nga đã cho Mỹ và đồng minh châu Âu chút cơ hội để "rửa mặt" về những thất bại chiến lược tại Ukraine.
Vì sao Ukraine thất sủng?
Thông tin ly khai mở rộng kiểm soát ở lãnh thổ phía Đông và biển Azov cho thấy chiến sự vẫn được diễn ra đều đặn, chỉ là không công khai. Và nếu chiến tranh thầm lặng như vậy, những du kích của miền Đông chắc chắn nắm lợi thế.
Trong khi Mỹ nhìn thấy tích cực, EU không muốn trừng phạt, đồng nghĩa với việc không tiền, không vũ khí, tương lai của chính quyền Kiev và đất nước Đông Âu này sẽ đi về đâu?
Trước hết phải thấy rằng Mỹ đã chán Ukraine. Bởi đơn giản, miếng bánh Ukraine giờ chẳng còn gì ngon lành. Bán đảo Crimea, vị trí đắc địa nhất Ukraine, mục tiêu cuộc chính biến Kiev lật đổ Yanukovych cuối năm 2013, đã rơi vào tay Nga một cách chóng vánh.
Phần miền Đông với trù tính là cơ sở để NATO mang tên lửa, bộ binh của mình đặt trước cửa nhà Nga, và cũng là phần giàu có trù phú nhất, nay bị những người thân Nga chiếm đóng và chưa thấy cơ hội nào lấy lại được.
Chỗ còn lại của Ukraine là một tập hợp nghèo nàn, lạc hậu, đói kém, thiếu thốn, sắp vỡ nợ, và chính trị thì khủng hoảng trầm trọng.
Máy bay Mỹ cất cánh từ một sân bay ở Thổ Nhĩ Kỳ để tấn công lực lượng khủng bố IS
Trong khi đó, đối thủ nguy hiểm nhất lúc này của Mỹ không phải Nga hay những người ly khai, mà lại nằm ở Trung Đông, nơi phong trào thánh chiến Hồi giáo của khủng bố IS đang bùng nổ.
Mục tiêu của IS là được đạp bỏ và di nát nước Mỹ dưới chân mình. Đây mới là nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh nước Mỹ. Và những người bạn, những người đồng minh của họ, đã bị Washington lôi kéo vào một cuộc chiến mới - tuyên chiến với khủng bố IS.
Có thể thấy rằng NATO họp lên họp xuống, EU bàn thảo trăm cuộc, nhưng chưa một đồng tiền nào đáng kể, chưa một khẩu súng nào được viện trợ cho quân đội Ukraine. Nhưng IS vừa làm loạn, Mỹ vừa không kích được vài hôm, thì trực thăng Đức, súng máy Anh, không quân Úc... đã xuất hiện để viện trợ cho chính quyền Iraq.
Cái giá của Ukraine, sức nóng của quốc gia này đã nhanh chóng mất đi. Sự quan tâm hàng đầu của Mỹ hiện nay là Iraq, Syria, là nhanh chóng làm sao chặn đứng được sự trỗi dậy của tổ chức khủng bố còn nguy hiểm và tàn bạo hơn cả Al-Qaeda của Osama bỉn Laden.
Tương lai Kiev đi về đâu?
Bị thất sủng trong mắt nước Mỹ, thực tế thì chưa bao giờ được sủng ái thực sự, tương lai của Kiev ngày càng bấp bênh với một chính trường hỗn loạn.
Động thái mới nhất thì Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk đã trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan chức năng xây tường với nước Nga. Công trình này gồm 1.500km hào, 8.000 công sự, 4.000 lô cốt, 60km chướng ngại vật chống nổ... được xây dựng thành 2 tueyesn phòng thủ ở một số điểm nhất định trên biên giới với Nga ở vùng Đông Nam.
Hàng hóa châu Âu biến mất trên kệ hàng các siêu thị của Nga
Bức tường Ukraine này thể hiện quyết tâm bài Nga, đoạn tuyệt với Nga của một số bộ phận Đảng phái tại Kiev, trong khi ngược lại, Tổng thống Poroshenko đang phải đấu tranh với Nga và lực lượng ly khai trên bàn đàm phán sao cho đảm bảo miền Đông có lợi ích mà Kiev không thiệt thòi.
Phái bài Nga đã cho thấy tương lai họ sẽ chống cự quyết liệt với những cá nhân hay đảng phái nào tỏ thái độ thỏa hiệp hay thân Nga trong cuộc Tổng tuyển cử vào tháng 10 tới. Lúc này buộc Tổng thống Poroshenko phải đi những nước cờ của mình.
Cơ quan thực thi pháp luật của Ukraine bắt đầu điều tra về tội ác của các tiểu đoàn tình nguyện nhằm vào dân thường ở miền Đông (gồm Aidar, Azov, Donbass, Dnieper)... Điều này cho thấy rất có thể những lãnh đạo hay các thành viên của các lực lượng chống Nga này sẽ phải ngồi tù, đồng nghĩa với việc vây cánh của các Đảng thù Nga cũng bị chặt bỏ.
Thực tế, Ukraine đã thừa hiểu họ bị Mỹ, EU bỏ rơi, đương đầu với Nga vào thời điểm mùa đông đến gần này là dại dột. Để vừa đàm bảo lợi ích, vừa bảm bảo quyền lực, Tổng thống Poroshenko buộc phải một lúc chơi hai trận chiến, vừa làm giá, vừa đấu hòa với Nga trên bàn đàm phán.
Theo Đất Việt
Tiếng Nga có thể bị tước quyền ngôn ngữ chính thức ở Liên Hợp Quốc Thay thế tiếng Nga có thể là tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Bengal hay tiếng Quốc tế ngữ. Liên hiệp quốc dự kiến sẽ tước quyền ngôn ngữ chính thức của tiếng Nga - một trong những ngôn ngữ được sử dụng ở tổ chức này. Một đại diện của Viện ngôn ngữ học trường Đại học Harvard (Harvard Department of Linguistics) đã...