Quốc hội trao cơ chế đặc biệt để Chính phủ, Thủ tướng chống dịch
Quốc hội tán thành việc giao Chính phủ, Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách để phòng, chống dịch COVID-19.
Cuối buổi làm việc chiều 28/7, Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV với 469/469 đại biểu tán thành. Trong đó, Nghị quyết trao cho Chính phủ và Thủ tướng một số quyền để tăng cường các biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19.
Theo Nghị quyết, Quốc hội tán thành việc Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện trong thời gian qua; đồng thời, giao Chính phủ, Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách.
100% đại biểu tán thành Nghị quyết Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV.
Cụ thể, Chính phủ và Thủ tướng quyết định áp dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn cần thiết; tổ chức các lực lượng để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có dịch; biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc và các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan.
Chính phủ, Thủ tướng quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch COVID-19 về áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong cấp phép, đăng ký lưu hành, sản xuất, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất; mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, phát sinh và có giải pháp không để xảy ra tiêu cực, hạn chế tối đa lãng phí trong hoạt động này.
Quốc hội cũng đồng ý thực hiện chuyển nguồn 1.237 tỷ đồng kinh phí chi sự nghiệp y tế còn lại năm 2020 của Bộ Y tế để mua vaccine phòng dịch COVID-19 và quyết toán vào chi ngân sách Nhà nước năm 2021.
Cùng với đó là ưu tiên sử dụng ngân sách Nhà nước và huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; quyết định chuyển nguồn kinh phí chi thường xuyên trong dự toán đã được duyệt cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; thay đổi, điều chỉnh nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước đối với các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết để chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Video đang HOT
Nghị quyết chỉ rõ, trường hợp cần thiết phải ban hành quy định về phòng, chống dịch COVID-19 khác với quy định của luật thì trong thời gian Quốc hội không họp, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn trước khi thực hiện. Đồng thời yêu cầu thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng dịch COVID-19.
Nghị quyết cũng nêu rõ Chính phủ, Thủ tướng được thực hiện các biện pháp trên cho đến hết ngày 31/12/2022 và phải báo cáo Quốc hội về việc áp dụng các biện pháp đặc biệt này tại kỳ họp gần nhất.
Căn cứ tình hình thực tế và nếu thấy cần thiết thì Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện các biện pháp này tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2022).
Giá cước vận chuyển ở TPHCM tăng đột biến, giao cái bánh hết 250.000 đồng
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa của người dân TPHCM tăng cao cộng với việc số lượng tài xế giao hàng giảm mạnh đã khiến giá cước tăng chạm đỉnh.
Giao bánh, phí ship hết 250.000 đồng
Chị T.C (ngụ quận Tân Bình, TPHCM) cho biết, giá cước vận chuyển hàng hóa (phí ship) đã tăng rất nhiều so với trước.
Cụ thể, chị C. đặt shipper (người giao hàng) của Ahamove đưa bánh bông lan từ quận Tân Bình đến hai địa điểm ở quận 2 và quận 7 hết 250.000 đồng. Trong khi ngày thường, chị chỉ mất từ 100.000 đến 120.000 đồng.
"Phí ship đã tăng rất sốc, của Ahamove dường như đã tăng 2 lần so với bình thường và Grab cũng tăng mạnh", chị C. than thở.
Người dân phải trả 250.000 đồng cho việc giao bánh bông lan đến hai địa điểm tại TPHCM (Ảnh: T.C).
Chị Nguyễn Thị Dung (ngụ quận 3) kể, chị đặt shipper của Grab để giao thịt và rau củ cho em gái ở quận Bình Thạnh. Bình thường, phía ship là khoảng trên dưới 40.000 đồng nhưng hôm nay chị phải trả hơn 70.000 đồng.
"Tôi gửi rau và thịt chỉ khoảng 150.000 đồng mà tiền vận chuyển chiếm gần một nửa so với tiền thức ăn. Giá ship đúng là tăng chóng mặt", chị Dung nói.
Không chỉ bất ngờ vì tiền vận chuyển tăng mạnh, không ít người than thở việc phải mở hàng hóa để shipper kiểm tra trước khi đi giao.
Anh Bùi Trọng Hiếu (ngụ quận 10) cho biết, anh gửi cá biển qua cho người thân ở quận 5. Sau khi cho cá vào thùng xốp, dán băng keo cẩn thận thì anh được shipper yêu cầu mở thùng cá ra kiểm tra.
"Tài xế nói phải kiểm tra xem có phải thực phẩm thiết yếu không, nếu không phải thì họ sẽ không chở. Tôi đành gỡ băng keo ra cho shipper kiểm tra rồi dán băng keo lại để gửi hàng", anh Hiếu thông tin.
Anh Hiếu thừa nhận việc gửi hàng hóa trong những ngày qua là không hề dễ dàng, nhất là khi Chỉ thị 16 được nâng cao, shipper bị kiểm tra gắt gao và hạn chế đi lại hơn trước.
Vì sao giá cước tăng mạnh?
Trao đổi với Dân trí , đại diện một hãng gọi xe công nghệ cho biết công ty này nhận được nhiều phản ánh về tình trạng giá cước vận chuyển tăng cao. Tuy nhiên giá cước tăng là do thuật toán tính giá cước của các ứng dụng.
"Giá mỗi cuốc xe phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và lượng xe có sẵn tại thời điểm khách đặt xe. Khi nhu cầu giao hàng tăng cao nhưng lượng xe phục vụ lại quá ít thì giá sẽ tăng lên", đại diện hãng gọi xe thông tin.
Nhu cầu giao hàng tăng cao nhưng số tài xế hoạt động lại giảm mạnh khiến giá cước "leo thang" (Ảnh: Đại Việt).
Đại diện hãng Gojek Việt Nam cũng cho hay, khi TPHCM áp dụng Chỉ thị 16, doanh nghiệp chỉ hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa và đi chợ hộ. Trong khi người dân hạn chế ra khỏi nhà, lượng đơn hàng tăng vọt thì nhiều tài xế xe công nghệ lại nằm trong diện cách ly, phong tỏa nên không thể phục vụ đủ nhu cầu của người dân.
Sau khi TPHCM áp dụng Chỉ thị 16 nâng cao, tình hình giao nhận hàng hóa ngày càng khó khăn hơn. Cầu tăng mạnh trong khi cung ngày càng giảm khiến giá cước tăng theo.
"Những tài xế còn tiếp tục hoạt động thường là đối tượng cực kỳ khó khăn. Họ phải chấp nhận rủi ro để tiếp tục chạy xe kiếm tiền nuôi gia đình. Nếu xảy ra trường hợp khó đặt được xe giao hàng hoặc giá cước tăng thì chúng tôi mong nhận được sự thông cảm của người dân", đại diện Gojek nói.
Còn theo đại diện của hãng Grab, dịch vụ giao hàng và dịch vụ đi chợ hộ của hãng này tại TPHCM chỉ hoạt động trong khung giờ từ 6h - 17h kể từ ngày 26/7.
"Theo quy định của Bộ Công Thương, chúng tôi chỉ nhận giao các hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, trang thiết bị y tế. Đối tác tài xế có quyền từ chối thực hiện các đơn hàng nằm ngoài danh mục hàng hóa thiết yếu", đại diện này thông tin.
Cũng theo đại diện hãng gọi xe công nghệ trên, việc giới hạn thời gian hoạt động và giới hạn các mặt hàng giao nhận có thể sẽ tạo ra một số bất tiện nhất định trong quá trình sử dụng dịch vụ của người dân. Hãng mong người dùng thông cảm và cùng doanh nghiệp thực hiện chỉ đạo của các cấp chính quyền.
Không còn thiếu hàng thiết yếu ở khu vực phía Nam Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 26/7, tình hình cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã được cải thiện. Nhiều mặt hàng nông sản Việt có giá bán khuyến mãi bày bán tại siêu thị TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN Cơ bản không còn...