Quốc hội tính thúc đẩy sớm luật Biểu tình
Không nằm trong danh sách các dự luật được xem xét thông qua của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII nhưng trước đề xuất của nhiều đại biểu, Quốc hội đang xem xét thúc đẩy sớm dự luật này.
Trao đổi với báo chí chiều nay 28.5 bên lề kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, sáng nay, dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức cuộc họp để thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc xây dựng Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường – Ảnh: Thái Sơn
Theo tinh thần cuộc họp này, Đảng đoàn Quốc hội sẽ có văn bản báo cáo Bộ Chính trị về đề xuất đưa chương trình xây dựng luật Biểu tình vào Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.
Video đang HOT
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, thống kê của ban thư ký kỳ họp Quốc hội cho thấy đã có 23 đại biểu đề xuất đưa việc xây dựng luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian tới.
“Biểu tình là một quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp đã quy định đối với những quyền cơ bản đó thì chỉ có thể bị hạn chế bằng luật thôi, không thể mãi sử dụng nghị định được. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi điều đó rồi”, ông Cường nói.
“Trước đó, Đảng đoàn Quốc hội đã có văn bản báo cáo Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đã cho ý kiến về chương trình xây dựng sẽ gồm những gì trong năm 2014 – 2015 rồi. Bây giờ phát sinh thì phải báo cáo lại”, ông Cường nói và cho biết đại biểu có ý kiến như vậy về việc xây dựng Luật Biểu tình thì Quốc hội phải lắng nghe để thể hiện dân chủ.
Dù chưa thể khẳng định Quốc hội có đưa việc xây dựng luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 – 2015 hay không, nhưng dưới góc độ cá nhân, ông Hà Hùng Cường nói: “Cá nhân tôi thấy rằng cố gắng ban hành luật Biểu tình trong nhiệm kỳ này”.
Theo chương trình kỳ họp, chiều 30.5, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.
Theo TNO
Ngày Pháp luật Việt Nam bắt nguồn từ đâu?
Thủ tướng Chính phủ vừa công bố, ngày 9/11 là Ngay Phap luât Viêt Nam. Ít ai biêt rằng, ngay pháp luật đã "manh nha" tại các địa phương bằng những buổi sinh hoạt pháp luật đơn gian nhưng rất ý nghĩa.
Theo Bô trương Bô Tư phap Ha Hung Cương, hiên nay trên thế giới có khoảng 40 quốc gia tổ chức Ngày Pháp luật hoặc Ngày Hiến pháp như một ngày hội để kỷ niệm ngày ký, ban hành Hiến pháp của nước mình, qua đó xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội.
Bô trương Bô tư phap Ha Hung Cương (anh: Viêt Hưng)
Ở nước ta, ý tưởng tổ chức Ngày Pháp luật bắt nguồn từ sáng kiến của các địa phương, từ các tỉnh Hà Tây (cũ), Long An, Tiền Giang... Ban đầu, ngày này chỉ được tổ chức trong các cơ quan, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức như một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung, để họ được phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới được ban hành trong lĩnh vực quản lý, hoạt động của mình.
Đó là một cách làm mới, sáng tạo, tích cực, thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục và thi hành pháp luật, được Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ đánh giá cao, hướng dẫn, nhân rộng. Và từ năm 2010, mô hình Ngày Pháp luật đã được lan tỏa ra hầu hết các Bộ, các ngành và tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Giờ đây, theo quy định của Luật Phô biên Giao duc phap luât và Nghị định quy định chi tiết thi hành, Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội; giáo dục cán bộ, công chức, viên chức ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, xây dựng trong mỗi người ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; vận động nhân dân chấp hành pháp luật.
Theo Bô trương Ha Hung Cương, để Ngày Pháp luật đầu tiên của đất nước được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả thiết thực, trên cơ sở ý kiến tham gia của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, những tháng qua, Bộ Tư pháp đã hướng dẫn các Bộ, ngành, các tổ chức, đoàn thể và các địa phương về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật sao cho thiết thực, hiệu quả, sát với tình hình của mỗi ngành, mỗi địa phương.
Cho đến nay, hầu hết các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể và tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành, đã và đang thực hiện kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật bằng rất nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng và sáng tạo.
Theo Dantri
Cho mang thai hộ nhưng không thừa nhận hôn nhân đồng tính Ủy ban về Các vấn đề xã hội tán thành với quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính vì trong xã hội vẫn đang còn những ý kiến khác nhau. Ngày 6/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày trước Quốc hội về dự án Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi), tiếp...