Quốc hội tăng cường giám sát thực hiện phòng, chống xâm hại trẻ em
Sáng nay (3/6), Quốc hội đã thảo luận về chương trình giám sát năm 2020, với 2 nội dung dự kiến về phòng, chống xâm hại trẻ em và việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt nam là thành viên.
Gióng lên hồi chuông cảnh báo về xâm hại trẻ em
Đại biểu Tô Văn Tám (Kom Tum) cho rằng trẻ em chiếm 1/4 dân số, là hạnh phúc gia đình và tương lai đất nước nên cần được chăm sóc và tạo môi trường lành mạnh, hạnh phúc, phát triển cả thể chất và trí tuệ.
Các đại biểu bấm nút biểu quyết tại Quốc hội. (Nguồn: Quochoi.vn)
Đại biểu Kon Tum cũng lo ngại tình hình trẻ em bị bạo lực trong gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục với hàng nghìn vụ thời gian qua nhưng vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng.
Theo đâị biểu Tô Văn Tám, “có 1,75 triệu trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành phải lao động rẻ mạt, thời gian làm việc bị ép làm việc từ 1-12 tiếng và bị bóc lột. Trẻ em còn bị buôn bán người, trong và ngoài nước, nhiều trẻ em bị bỏ rơi vô thừa nhận”.
Đồng thời, ông Tám đề nghị hoạt động giám sát cần tập trung vào công tác bảo vệ trẻ em với phạm vi rộng.
Cũng vấn đề này, đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hoà) cho rằng, hiện nay Luật trẻ em chưa được thực hiện đầy đủ. Hoạt động giám sát cần cần đặt ra trách nhiệm của các cơ quan ban ngành từ trung ương đến cấp xã trong việc giám sát và bảo vệ trẻ em.
“Nhiều người thắc mắc tại sao chúng ta có nhiều cơ quan, từ trung ương tới cơ sở tham gia lĩnh vực này, mà tình trạng xâm phạm trẻ em vẫn diễn ra?”, Đại biểu Lê Xuân Thân nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, đại biểu Triệu Thị Thu Phương đề nghị giám sát chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em. Theo bà, gần đây liên tục xảy ra các vụ xâm hại trẻ em, gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc cần có một cơ chế tạo tốt hơn trong lĩnh vực này.
Kết quả biểu quyết, gần 80% đại biểu có mặt tại hội trường đồng ý năm 2020, Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
“Có cơ quan lợi dụng báo chí vì lợi ích nhóm”
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật liên quan đến công tác quản lý báo chí nhằm đưa lĩnh vực này hoạt động hiệu quả hơn.
Đại biểu Cà Mau phản ánh, không ít nơi có hiện tượng ngăn cản, né tránh sự điều trần của báo chí. Thậm chí, một số cơ quan đơn vị, cá nhân còn cố tình ngăn cản, hành hung phóng viên khi tác nghiệp đúng luật.
Đại biểu Lê Thanh Vân đề xuất giám sát về hoạt động báo chí. (Nguồn: TTBC quốc hội)
“Còn không ít nơi ngăn cản, né tránh, cá biệt có hiện tượng hành hung phóng viên”, đại biểu Lê Thanh Vân nói.
Đồng thời, đại biểu Cà Mau cũng lo ngại hiện tượng lạm dụng báo chí để tuyên truyền lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân như việc gỡ bài không rõ lý do.
“Báo chí đưa tin rất trung thực về kỳ họp Quốc hội, nhưng có tin một vài tiếng sau bị gỡ, không biết đã vi phạm điều ngăn cấm nào không?”, ông Vân băn khoăn.
Theo ông, việc giám sát này có thể do Ủy viên Thường vụ Quốc hội thực hiện, hoặc giao cho Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Theo TG&VN
Đại biểu Quốc hội nhất trí chương trình giám sát về phòng, chống xâm hại trẻ em
Sáng 3/6, Quốc hội thảo luận về chương trình giám sát năm 2020, với 2 nội dung dự kiến về phòng, chống xâm hại trẻ em và việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt nam là thành viên.
Trước đó, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.
Theo tờ trình, việc lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề được dựa trên các tiêu chí cơ bản như: Là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm, gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật; Không trùng với các chuyên đề giám sát đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong thời gian 18 tháng tinh đên thời điểm đề xuất...
Trên cơ sở dự kiến số lượng, tiêu chí lựa chọn và nghiên cứu kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 1 trong 2 chuyên đề.
Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em (dự kiến giao Ủy ban Tư pháp chủ trì về nội dung);
Chuyên đề 2: Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên (dự kiến giao Ủy ban Đối ngoại chủ trì về nội dung).
Tổng Thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.
Tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu đồng tình với việc chọn chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) nhất trí với phương án giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, bởi lẽ trẻ em là đối tượng quan trọng cần được gia đình và cả xã hội bảo vệ. Tuy nhiên, thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ việc xâm hại trẻ em, gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc cần có một cơ chế bảo vệ, tạo lá chắn vững chắc hơn ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em.
Theo đó, tình hình xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục, bạo lực học đường vẫn diễn biến hết sức phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Theo thống kê của Thư viện Quốc hội cung cấp, tình hình trẻ em bị bạo lực, xâm hại trong 2 năm 2017-2018 và quý I /2019 trên toàn quốc là 3.499 vụ với 3.546 trường hợp trẻ em bị xâm hại bị phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%.
"Những hành vi xâm hại trẻ em khi chạm ngưỡng hình sự mới bị xử lý, do đó những con số được nêu rõ có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trên thực tế, con số này còn rất lớn vì trẻ em và gia đình nạn nhân không tố giác do e ngại thông tin sẽ ảnh hưởng tới trẻ em và gia đình", đại biểu Triệu Thị Thu Phương nói.
Theo đại biểu Lê Xuân Thân ( Khánh Hoà), điều quan trọng nhất cử tri, nhân dân quan tâm đó là trách nhiệm của các cơ quan ban ngành, từ trung ương tới cấp xã.
"Nhiều người thắc mắc tại sao chúng ta có nhiều cơ quan, từ trung ương tới cơ sở tham gia mà tình trạng xâm phạm trẻ em vẫn diễn ra?", ông Thân nêu vấn đề và đề nghị Quốc hội mở rộng phạm vi giám sát, có những biện pháp để thực hiện tốt hơn việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo Luật Trẻ em 2016.
Sau khi thảo luận, Quốc hội đã "bấm nút" chọn Chuyên đề giám sát năm 2020. Theo đó, với 79,13% ý kiến tán thành phương án 1, các đại biểu Quốc hội nhất trí tiến hành giám sát năm 2020 với Chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Thảo Nguyên(TH)
Theo Congly
Đại biểu Quốc hội: "Không ít nơi ngăn cản, né tránh sự điều tra của báo chí" "Không ít nơi ngăn cản, né tránh sự điều tra của báo chí. Cá biệt có những nơi còn xảy ra tình trạng ngăn cản, hành hung phòng viên", đại biểu Lê Thanh Vân nói và kiến nghị Quốc hội cần giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong hoạt động báo chí. Sáng 3-6, thảo luận về chương trình giám...