Quốc hội Sri Lanka hỗn loạn, nghị sĩ đối lập lao vào ẩu đả
Nhiều nghị sĩ ủng hộ Thủ tướng Rajapaksa lao vào ẩu đả với các đối thủ ngay tại nghị trường trong ngày họp đầy hỗn loạn thứ 2 của Quốc hội Sri Lanka.
Các nghị sĩ Sri Lanka ủng hộ chính phủ của Thủ tướng Mahinda Rajapaksa tiếp tục gây rối loạn ngày họp thứ 2 của quốc hội nước này.
Một số thậm chí còn ném ghế vào các sĩ quan cảnh vệ và ném bột ớt vào người các nghị sĩ chống đối, theo Guardian.
Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng Rajapaksa ngày 16/11 chìm trong bạo lực. Ảnh: AFP.
Phiên họp 1 ngày trước buộc phải hủy vì các nghị sĩ ẩu đả ngay tại nghị trường, khiến ít nhất 1 người nhập viện. Hình ảnh tại nghị trường cho thấy 1 nghị sĩ còn vung dao đe dọa các đối thủ.
Video đang HOT
An ninh được thắt chặt ở Quốc hội Sri Lanka ngày 16/11. Không quân Sri Lanka đã điều 1 trực thăng đến khuôn viên tòa nhà quốc hội. Đơn vị này có nhiệm vụ “trực chiến”, sẵn sàng sơ tán những nghị sĩ bị thương một khi ẩu đả nổ ra.
Trước khi phiên họp diễn ra, các nghị sĩ ủng hộ ông Rajapaksa đã vây quanh bục chủ tọa và la hét phản đối. Vài chục sĩ quan cảnh sát phải tiến vào can thiệp, tìm cách hộ tống Chủ tịch Quốc hội Karu Jayasuriya đến nơi an toàn.
Những nghị sĩ phe Rajapaksas bắt đầu ném ghế và sách vở về phía các sĩ quan cảnh sát, khiến ít nhất 2 người bị thương. Một số nghị sĩ còn kéo đổ ghế chủ tọa và kéo lê trên sàn phòng họp.
“Họ hành xử như thú dữ, không phải như con người với nhau”, nghị sĩ Vijitha Herath trả lời các phóng viên bên ngoài phòng họp. Ông quấn băng y tế trên trán, nói mình bị một nghị sĩ ủng hộ Rajapaksa ném quyển hiến pháp vào đầu.
Hình ảnh một số nghị sĩ bị các đối thủ ném bột ớt vào người, dính cả lên mặt mũi. Ảnh: Twitter.
Vụ ẩu đả ngày 16/11 là diễn biến mới nhất sau 3 tuần chính trường Sri Lanka rơi vào hỗn loạn. Những bất ổn bắt đầu leo thang sau khi Tổng thống Maithripala Sirisena bất ngờ tuyên bố sa thải thủ tướng Ranil Wickremesinghe và chỉ định ông Rajapaksa kế nhiệm.
Các đồng minh của tân thủ tướng Sri Lanka đã tuyên bố sẽ không chấp nhận kết quả bỏ phiếu ngày 16/11 và muốn bầu lại quốc hội.
Thanh Danh
Theo Danviet
Sri Lanka lún sâu vào khủng hoảng
Quyết định giải tán quốc hội của Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena vào ngày 10-11 đã đẩy đất nước Nam Á này lún sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị.
Theo Reuters, Mỹ, Anh, Australia và nhiều nước khác đã chỉ trích quyết định của Tổng thống M.Sirisena và kêu gọi ông tôn trọng nền dân chủ. Ông M.Sirisena giải tán quốc hội chỉ 5 ngày sau khi cơ quan này tái nhóm họp, bất chấp lệnh đình chỉ trước đó của ông. Tổng thống Sirisena cũng đã kêu gọi tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 5-1-2019.
Sri Lanka lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sau khi Tổng thống M.Sirisena sa thải Thủ tướng Ranil Wickremesinghe vào cuối tháng 10 và thay bằng cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa. Tuy nhiên, ông R.Wickremesinghe không chấp nhận lệnh sa thải và được sự ủng hộ của quốc hội với đa số ghế thuộc đảng Quốc gia thống nhất.
Theo các chuyên gia luật Sri Lanka, quốc hội nước này chỉ có thể bị giải tán vào đầu năm 2020, tức là 4 năm rưỡi sau phiên họp đầu tiên; hoặc cũng có thể thông qua trưng cầu dân ý hay đủ 2/3 số nghị sĩ đồng ý giải tán.
Thủ tướng bị bãi nhiệm Ranil Wickremesinghe (G) sau cuộc họp với Hiệp hội báo chí nước ngoài của Sri Lanka, Colombo, ngày 29/10/2018 Ảnh: REUTERS
HUY QUỐC
Theo sggp
Khủng hoảng ở Sri Lanka đậm bóng Trung Quốc Cuộc khủng hoảng chính trị ở Sri Lanka chuyển biến tồi tệ hôm 28-10 khi xảy ra nổ súng chết người trong lúc một bộ trưởng của nội các đã bị giải thể tìm cách vào lại văn phòng cũ. Theo Reuters, những người ủng hộ Tổng thống Maithripala Sirisena cùng tân Thủ tướng Mahinda Rajapaksa tìm cách ngăn cản cựu Bộ trưởng...