Quốc hội sẽ nghe báo cáo cho thôi ĐBQH đối với tướng Lê Đình Nhường
Chiều nay (17/5), Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức họp báo giới thiệu về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (ảnh L.K).
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV khai mạc vào sáng ngày 20/5, dự kiến tại kỳ họp này Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 20 ngày, bế mạc vào ngày 14/6.
Theo chương trình tại phiên họp trù bị, trước khi Quốc hội khai mạc (sáng 20/5), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp.Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.
Tiếp đến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Túy trình bày Báo cáo về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Lê Đình Nhường thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 12/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XIV đối với Thiếu tướng Lê Đình Nhường kể từ ngày 12/4/2019.
Bên cạnh Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn có Nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa XIV đối với Thiếu tướng Lê Đình Nhường, thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình do đã bị thi hành kỷ luật về Đảng và có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe, kể từ ngày 12/4/2019.
Nói về kỳ họp thứ 7, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trọng tâm của kỳ họp này là tập trung cho vấn đề lập pháp, trong đó Quốc hội thông qua 7 dự án luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến vào 9 dự án luật. Quốc hội dành 2,5 ngày cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn, chất vấn theo nhóm vấn đề.
Báo chí đặt câu hỏi về việc trong nội dung chương trình xây dựng luật và pháp luật năm 2020 không thấy có dự án Luật đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt (còn gọi Luật về đặc khu) vậy dự án Luật này bao giờ được Quốc hội xem xét tiếp.
Trả lời câu hỏi này, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại cuối kỳ họp thứ 5 (tháng 6.2018), Quốc hội đã có Nghị quyết lùi Luật về đặc khu. Theo đó Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo việc tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và Nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết, đề án về thành lập từng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp sau. “Điều đó có nghĩa là khi nào dự án Luật đủ chín muồi, đủ điều kiện thì Chính phủ sẽ trình sang Quốc hội”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Các dự án luật, nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Kiến trúc; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
Các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến, gồm: Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Thư viện; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phỉ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Theo Danviet
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng TTTT với ông Nguyễn Mạnh Hùng
Sáng nay (24.11), Quốc hội đã phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) bằng bỏ phiếu kín.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng đã trở thành Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (ảnh IT).
Kết quả ông Nguyễn Mạnh Hùng được Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ TTTT.
Sau đó, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ TTTT. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ TTTT với ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng là Thiếu tướng, sinh năm 1962 tại Phú Thọ, nguyên quán Từ Sơn- Bắc Ninh. Ông là cử nhân xuất sắc của Đại học Kỹ thuật Quân sự khóa 14. Sau đó, ông được tuyển chọn đi du học và tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô. Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng cũng tốt nghiệp bằng Thạc sĩ viễn thông ở Australia, và bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân.
Là một trong những người đầu tiên được Bộ Quốc phòng điều động về Viettel từ những ngày đầu thành lập vào năm 1989, ông Hùng đã trải qua các vị trí trợ lý kỹ thuật, Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Đầu tư Phát triển. Đến năm 2000, ông Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội. Đến năm 2010, ông đảm trách vị trí Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel. Năm 2012 ông được phong quân hàm Thiếu tướng.
Tháng 3.2014, ông Nguyễn Mạnh Hùng được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 25.7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định số 900/QĐ-TTg giao quyền Bộ trưởng Bộ TTTT đối với Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng.
Theo Danviet
Tổng thư ký QH nói gì vụ ĐB Lưu Bình Nhưỡng gây 'dậy sóng'? Phóng viên đặt câu hỏi về tranh luận được cho là làm "dậy sóng" ngành công an giữa đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) và đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre). Sáng 20-11, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Trả lời câu hỏi về tranh luận giữa...