Quốc hội quan tâm việc thực hiện lời hứa
Hôm qua, 19-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Đây là nét đổi mới đáng chú ý tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, cũng là lần đầu tiên Quốc hội dành nửa ngày để thảo luận kỹ về việc thực hiện lời hứa từ những phiên chất vấn trước.
Cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, kiên trì chính sách an sinh xã hội, hạn chế tình trạng dàn trải, chồng chéo, hiệu quả chưa cao
Tích cực thực hiện lời hứa
Mở đầu phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đến nay, các nội dung trong Nghị quyết số 30/2012/QH13 và Nghị quyết số 40/2012/QH13 đã cơ bản được thực hiện nghiêm túc, từng bước đạt được những kết quả quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Quốc hội đề ra. Dù vậy, điểm lại nội dung từng đầu việc, Phó Thủ tướng nhìn nhận, có nhiều nội dung đòi hỏi việc triển khai phải có thời gian, nguồn lực và phải tiếp tục thực hiện quyết liệt, kiên trì như: quản lý và sử dụng đất đai, ô nhiễm môi trường; thực hiện lộ trình giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng; quản lý thủy điện… Đơn cử, trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém.
Cụ thể, chính sách còn dàn trải, chồng chéo, hiệu quả chưa cao.
Đồng tình với nhiều nội dung trong báo cáo của Chính phủ, sau những phiên chất vấn, nhiều ĐBQH “thấy có những chuyển biến tích cực trong hoạt động, điều hành của Chính phủ”. Chẳng hạn, qua chất vấn của các ĐBQH, Chính phủ đã loại bỏ được 424 thủy điện. Đây là cú hích quan trọng. Bên cạnh đó, công tác điều tra, truy tố, xét xử rất tích cực, khẩn trương, đưa nhiều vụ án ra xét xử. “Nhiều năm nay mới có án tử hình về kinh tế, như thế là rất nghiêm khắc, chúng tôi thấy cử tri rất hoan nghênh” – ĐB Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) nói. ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) ghi nhận: “Thời gian qua, những người trả lời chất vấn đã tích cực thực hiện những lời hứa trước Quốc hội”.
Nhiều câu hỏi rất khó
Bên cạnh những lời khen, các ĐBQH cũng tiếp tục phàn nàn về “nhiều chất vấn chưa được một số bộ trưởng và trưởng ngành quan tâm”. ĐB Đỗ Văn Đương nêu ví dụ: “Tại kỳ họp thứ 3, tôi có chất vấn Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh về chuyện có bao nhiêu dự án đầu tư công không hiệu quả, lãng phí, gây thiệt hại bao nhiêu nghìn tỷ đồng và giải pháp khắc phục. Tôi biết đây là vấn đề khó, chắc phải có thời gian để rà soát, tổng hợp, song tôi chờ hơn 1 năm nay không có trả lời gì!?”.
Video đang HOT
Đứng lên sau đó, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thanh minh: “Câu hỏi này chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại, bởi tất cả các câu hỏi của các ĐBQH đều đã được Bộ trưởng Bộ KH-ĐT trả lời. Chúng tôi không được báo cáo một câu hỏi nào chưa trả lời. Tôi sẽ rà soát lại nếu sót chỗ nào thì sẽ gửi. Tôi tiếp thu nhưng hai câu hỏi này đều rất khó.”
Ghi nhận những mặt tích cực song ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, “những hạn chế, yếu kém trong báo cáo còn rất sơ sài, chung chung và chưa xác định được nguyên nhân và xác định trách nhiệm cụ thể”. Đi sâu vào lĩnh vực văn hóa, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm lo lắng: “Cử tri phản ánh tình hình xuống cấp về đạo đức xã hội hiện nay đang rất trầm trọng, gây bức xúc, gây bất bình và bất an trong nhân dân. Tôi cũng nhận thấy như thế. Vậy ý kiến của cử tri như vậy đúng hay không? Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL như thế nào?”.
Có mặt tại hội trường, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh đứng lên ngay. Giải trình hàng loạt nguyên nhân, Bộ trưởng nói: “Không thể nói cả xã hội xuống cấp về mặt đạo đức lối sống, mà chỉ là một bộ phận. Chúng ta cũng đã biết bộ phận đó và những biểu hiện rõ ràng như ĐBQH nêu. Chúng tôi thừa nhận vấn đề này. Đây là vấn đề hết sức nhức nhối đòi hỏi cần phải có thái độ, hành động kiên quyết hơn trong thời gian sắp tới”.
Trách nhiệm… đi vắng
ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) hi vọng, lần sau, trong báo cáo trả lời chất vấn của Chính phủ, phải nêu rõ địa chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những vấn đề bức xúc gây thiệt hại cho người dân. “Người nông dân hiện nay không những chịu thiệt hại rất lớn về thiên tai, còn bị lừa đảo, thiếu đất sản xuất, bị thiệt hại do thủy điện… Phải có ai đó chịu trách nhiệm chứ?” – ĐB Phạm Đức Châu nói.
Cùng vấn đề thủy điện, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho biết, tại kỳ họp thứ 3, trong lĩnh vực công thương, nghị quyết của Quốc hội có yêu cầu bổ sung các chính sách hỗ trợ cho nhân dân vùng tái định cư các công trình thủy điện, bảo đảm nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững. Ông nói: “Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng có hứa sẽ phối hợp các bộ, ngành để sớm ban hành chính sách. Thế nhưng, năm 2013 sắp kết thúc mà chính sách này chưa được ban hành. Đáng buồn hơn, tại kỳ họp này, khi trả lời chất vấn (bằng văn bản), Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, trách nhiệm này thuộc về… Bộ NN&PTNT! Tôi không đồng tình với cách trả lời như vậy! Khi tôi tiếp tục chất vấn lần thứ hai, Bộ trưởng tái khẳng định trách nhiệm là của Bộ NN&PTNT. Với cách trả lời như thế, chúng tôi không biết báo cáo với cử tri như thế nào!?”.
Do Bộ trưởng Bộ Công Thương đi công tác vắng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đứng lên trả lời: “Chúng tôi đã phối hợp với Bộ Công Thương khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện di dân tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện. Bộ cũng đang chỉ đạo lập đề án chính sách và giải pháp ổn định cuộc sống người dân. Dự kiến, trong tháng 12-2013 sẽ nghiệm thu. Trên cơ sở đề án này, chúng tôi sẽ trình Chính phủ đề án kèm theo chính sách để khắc phục khó khăn, tồn tại theo tinh thần nghị quyết Quốc hội”.
Chất vấn về chất lượng cán bộ, công chức
Hôm nay, 20-11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại hội trường với phần đăng đàn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Trong quá trình chất vấn, các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan sẽ tham gia phát biểu giải trình thêm.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình sẽ trả lời chất vấn các nhóm vấn đề: giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm… để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son sẽ trả lời về giải pháp quản lý những trang thông tin điện tử, ngăn chặn tác hại và chấn chỉnh những vi phạm trong việc kinh doanh game online; trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng sim rác, tin rác…
Chính Trung
Theo ANTD
Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn vào chiều 21/11
Theo chương trình Nghị sự, chiều nay (19/11), Quốc hội bắt đầu tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ. Người đầu tiên trả lời chất vấn là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Cao Đức Phát. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người cuối cùng trả lời chất vấn của các đại biểu vào chiều ngày 21/11...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Theo Chương trình, vào đầu phiên họp sáng nay, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, thứ 4 và thứ 5.
Sau khi các đại biểu thảo luận, cuối buổi sáng, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn sẽ phát biểu kết thúc phần báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, thứ 4 và thứ 5.
Buổi chiều cùng ngày, sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu mở đầu phiên chất vấn các thành viên Chính phủ và Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền sẽ trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 13.
Trong khoảng thời gian từ 14h30 đến 17h00, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là người đầu tiên trả lời chất vấn trực tiếp của các đại biểu. Bộ trưởng các bộ Y tế, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Sáng mai (20/11), các đại biểu tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan sẽ phát biểu giải trình thêm.
Sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ là Tư lệnh ngành thứ 2 trả lời chất vấn của các đại biểu. Trong phần này, Bộ trưởng các bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Tư pháp tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Buổi chiều ngày 20/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiếp tục trả lời chất vấn, sau đó sẽ là phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Các Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công an sẽ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ được tiếp tục trong phần đầu của phiên họp sáng 21/11.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ là thành viên Chính phủ cuối cùng trả lời chất vấn trong buổi sáng ngày 21/11 và một phần thời gian buổi chiều cùng ngày. Các Bộ trưởng Tư pháp, Công an; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng thanh tra Chính phủ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Cũng trong phiên họp chiều 21/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến nội dung các nhóm vấn đề chất vấn, đồng thời trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Bộ trưởng Y tế mong nhân dân khoan dung "Một năm ngành y tế khám chữa cho 121 triệu lượt người có bảo hiểm nên chắc chắn sẽ có tỷ lệ nhất định tai biến", Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình. Dù không nằm trong danh sách bộ trưởng trả lời chất vấn nhưng sáng nay, trước câu hỏi của một số đại biểu về vấn đề y...