Quốc hội Pháp phê chuẩn dự luật y tế khẩn cấp chống dịch COVID-19
Quốc hội Pháp ngày 21/3 đã thông qua dự luật phòng chống dịch COVID-19, cho phép thiết lập tình trạng y tế khẩn cấp.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại Paris, Pháp ngày 17/3/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, dự luật này cho phép Chính phủ hạn chế tối đa các quyền tự do công dân, thông qua lệnh phong tỏa, giới nghiêm, trưng dụng tài sản… và có thời hạn 2 tháng, với mục đích duy nhất là chấm dứt thảm họa y tế.
Bộ Quốc phòng Pháp cho biết bệnh viện quân sự dã chiến ở thành phố Mulhouse dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầu tuần tới. Bệnh viện cung cấp 30 giường, với đội ngũ y tế khoảng 100 người. Trong khi đó, Bộ Nội vụ thông báo sẽ siết chặt hơn nữa việc kiểm soát đi lại tại các ga tàu và sân bay. Hiện chỉ còn 15% số chuyến tàu cao tốc ở Pháp tiếp tục hoạt động.
Một số thành phố ở Pháp đã quyết định thiết lập lệnh giới nghiêm đối với cư dân địa phương kể từ đêm 21/3. Mọi di chuyển không được phép sẽ bị cấm từ 22h đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau, thậm chí từ 20h đến 6h. Những người vi phạm phải chịu mức phạt 135 euro.
* Chính phủ Anh ngày 22/3 đã khuyến cáo 1,5 triệu người có nguy cơ cao nhất mắc COVID-19 ở nước này cần ở trong nhà trong ít nhất 12 tuần. Theo đó, những người có các bệnh lý nền như ung thư xương, ung thư máu, xơ nang, hoặc những người đã phẫu thuật ghép tạng được giới chức y tế khuyến cáo làm tất cả những gì có thể để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có cả việc ở nhà trong thời gian dài.
Video đang HOT
Nhà chức trách Anh thông báo sẽ sớm công bố một đường dây nóng chuyên trách và thu xếp việc giao hàng nhu yếu phẩm và thuốc men cho những người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương.
Theo số liệu thống kê mới nhất, tại Anh hiện ghi nhận 233 trường hợp tử vong do COVID-19 và 5.018 trường hợp lây nhiễm.
* Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, Chính phủ liên bang Đức đang lên kế hoạch lập quỹ trị giá 600 tỷ euro.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo Handelsblatt của Đức ngày 21/3 đưa tin dự luật lập Quỹ ổn định kinh tế (WSF) dự kiến được Nội các Đức thông qua trong ngày 23/3. Phần lớn quỹ này được dành cho bảo lãnh nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động thanh khoản và hỗ trợ tái cấp vốn trên thị trường. Thời hạn của các bảo lãnh và các khoản nợ được đảm bảo không vượt quá 60 tháng. Tuy nhiên, khi họp bàn để thông qua, Nội các Đức có thể điều chỉnh mức tiền và khung thời gian cụ thể.
Trong khi đó, theo báo Bild, trong tính toán cho ngân sách bổ sung, Chính phủ Đức nhận định nền kinh tế đầu tàu châu Âu sẽ suy giảm 5% trong năm nay do hậu quả của dịch COVID-19. Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đang lên kế hoạch cho ngân sách bổ sung với khoản nợ mới là 156 tỷ euro. Theo kế hoạch tài chính của ông Scholz, Đức sẽ phải mất 20 năm bù đắp các khoản vay để ứng phó với dịch bệnh. Ngân hàng trung ương Bundesbank cũng nhận định nền kinh tế Đức khó có thể tránh được suy thoái.
* Tại Tây Ban Nha, riêng trong ngày 21/3, số ca tử vong ở nước này đã tăng 32% lên tổng cộng 1.326 người, mức cao nhất ở châu Âu sau Italy. Đa số trường hợp tử vong là những người trên 70 – 80 tuổi. Trong khi đó, số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Tây Ban Nha cũng tăng vọt lên 24.926 người. Thủ đô Madrid của Tây Ban Nha tiếp tục là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19.
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Chính phủ Tây Ban Nha đã ban bố lệnh giới nghiêm đối với hơn 46 triệu người dân nước này, theo đó người dân chỉ được phép ra ngoài để thực hiện những nhiệm vụ thiết yếu, mua thực phẩm, hoặc vì lý do y tế.
Linh Hương – Mạnh Hùng
Quốc hội và Thượng viện Pháp bàn về tình hình Biển Đông
Ngày 27/2, Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Pháp-Việt trong Quốc hội Pháp đã tổ chức hội thảo quốc tế về tình hình trên Biển Đông.
Hội thảo quốc tế với chủ đề "Biển Đông: Thách thức và thời cơ đối với Pháp và Việt Nam" được Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Pháp-Việt trong Quốc hội Pháp tổ chức. Hội thảo có sự góp mặt của ông Nguyễn Thiệp, Đại sứ Việt Nam tại Pháp, bên cạnh đông đảo các chính trị gia, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, các nhà ngoại giao, nhà báo và những người quan tâm.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Stéphanie Do, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Pháp-Việt trong Quốc hội Pháp cho biết: "Nhóm nghị sỹ hữu nghị chúng tôi đặt ưu tiên tập trung triển khai chính sách ngoại giao nghị viện.
Trong khuôn khổ này, chúng tôi tổ chức hội thảo ngày hôm nay. Chúng tôi vinh dự được đón tiếp các nhân chứng, các nghị sỹ, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà sử học và các giáo sư, những người sẽ đề cập tới các thách thức đặt ra cho cộng đồng quốc tế trên Biển Đông. Tôi cho rằng, đó sẽ là các thách thức về chính trị, địa chiến lược và pháp lý".
Hội thảo gồm 2 nội dung chính, được tổ chức làm 2 phiên thảo luận trong buổi sáng và buổi chiều. Phiên thảo luận buổi sáng diễn ra tại trụ sở Quốc hội Pháp. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao và các chính trị gia, cũng như những người tham dự, tập trung thảo luận về đề tài "các thách thức địa chiến lược và pháp lý trên Biển Đông đối với các quốc gia ven biển Đông và các cường quốc, giữa căng thẳng và hợp tác". Phiên thảo luận buổi chiều được tổ chức tại trụ sở Thượng viện Pháp, tập trung vào các thách thức và tiềm năng kinh tế, sinh thái, khoa học và văn hóa tại Biển Đông.
Hội thảo quốc tế về tình hình Biển Đông được tổ chức đồng thời tại cả Thượng viện và Quốc hội Pháp là một sự kiện mang tính chính trị đặc biệt, thể hiện sự quan tâm của nước Pháp tới tình hình diễn ra trên Biển Đông.
Biển Đông được nước Pháp xác định là trung tâm của một khu vực rộng lớn mà Pháp cũng như một số quốc gia khác sử dụng thuật ngữ Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong năm 2019 vừa qua, nước Pháp đã đề ra một chiến lược cụ thể đối với Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong đó tập trung vào Biển Đông, nơi đang xảy ra nhiều căng thẳng, đe dọa tới quyền tự do hàng hải, hàng không quốc tế.
Trong chiến lược này, nước Pháp cũng khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên Biển Đông nhằm góp phần đảm bảo an ninh, đảm bảo quyền tự do hàng hải, hàng không trong khu vực biển quốc tế quan trọng này./.
Theo Huỳnh Điệp/VOV-Paris
Ứng viên thị trưởng Paris lộ clip nóng tiêu tan sự nghiệp Cảnh sát Pháp đã bắt giữ bạn gái của một nhà hoạt động người Nga - người phát tán clip sex của ứng viên thị trưởng Paris Benjamin Griveaux - đồng minh của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khiến ông phải chọn một ứng viên khác vào phút chót. Cựu Ứng viên thị trưởng Paris Benjamin Griveaux lộ clip nóng. Tổng thống Emmanuel...