Quốc hội Phần Lan thông qua dự luật gia nhập NATO
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Quốc hội Phần Lan ngày 1/3 đã thông qua dự luật cho phép quốc gia này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Cờ của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ảnh minh họa: Reuters
Mục tiêu của Phần Lan là hoàn tất quy trình lập pháp về việc gia nhập NATO vào cuối nhiệm kỳ hiện nay của Thủ tướng Sanna Marin. Theo kế hoạch vào ngày 2/4 tới, Phần Lan sẽ tổ chức bầu cử Hạ viện và Helsinki đang muốn sớm hoàn tất quy trình luật pháp này nhằm tránh nguy cơ ảnh hưởng đến việc gia nhập NATO do những khoảng trống chính trị có thể xảy ra sau bầu cử.
Phần Lan từng duy trì chính sách trung lập trong nhiều thập kỷ, tuy nhiên sau khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine hồi tháng 2/2022, quốc gia Bắc Âu này đã quyết định cùng với nước láng giềng Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO.
Video đang HOT
Đến nay, đã có 28 trên tổng số 30 quốc gia thành viên NATO chấp nhận để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập tổ chức này. Hai nước thành viên chưa nhất trí việc kết nạp là Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ đang được coi là trở ngại lớn hơn. Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng tuyên bố nước này có thể sẽ phê chuẩn trước cho Phần Lan và để lại trường hợp của Thụy Điển – quốc gia lâu nay vẫn bị Ankara cáo buộc là “không đủ cứng rắn” với các thành viên người Kurd và các nhóm vũ trang khác mà nước này liệt vào danh sách khủng bố. Ngoài ra, vụ một nhân vật cực hữu đốt bản sao kinh Koran trong cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Stockholm vào tháng trước càng khiến Ankara lạnh nhạt với nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển .
Biển Baltic sẽ trở thành một ưu tiên trong chiến lược của NATO
Biển Baltic sẽ trở thành "lưu vực nội bộ" của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), sau khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này.
Đây là nhận định của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda.
"Biển Baltic về cơ bản đã sẵn sàng trở thành lưu vực nội bộ của NATO. Hai quốc gia rất hùng mạnh với truyền thống quân sự lâu đời và mạnh mẽ sẽ sớm trở thành một phần của NATO, kéo dài biên giới Nga-NATO thêm 1.400 km. Đây không phải là tin xấu đối với chính quyền Nga", đài Sputnik (Nga) dẫn lời Tổng thống Duda cho biết trong cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia hôm 4/7.
Bày tỏ hy vọng Phần Lan và Thụy Điển nhanh chóng được kết nạp vào liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu và tư cách thành viên của họ sẽ sớm được 30 quốc gia NATO phê chuẩn, ông Duda nhấn mạnh rằng "không cần phải giải thích về tầm quan trọng của quyết định này đối với chúng tôi".
Cuối tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko mô tả động thái thúc đẩy kết nạp hai nước Bắc Âu vào liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu là "một trong những giai đoạn đáng buồn nhất trong quá trình phát triển" cấu trúc an ninh của châu Âu. Đồng thời, ông cảnh báo rằng Moskva sẽ buộc phải tăng cường phòng thủ để đối phó với mối đe dọa mới.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg công bố đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển, tại Brussels (Bỉ) ngày 18/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố dù Moskva không gặp phải những vấn đề với Thụy Điển và Phần Lan như với Ukraine, nhưng hai quốc gia này "nên nhìn nhận một cách thẳng thắn và rõ ràng rằng dù trước đây không có mối đe dọa nào, thì bây giờ, nếu các lực lượng quân sự và cơ sở hạ tầng NATO được triển khai ở khu vực này, Nga sẽ phải đáp trả tương xứng".
Theo thông báo chính thức của NATO, Phần Lan và Thụy Điển đã hoàn tất các vòng đàm phán gia nhập liên minh quân sự này. NATO cho biết trong một tuyên bố: "Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức xác nhận sẵn sàng và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ và cam kết chính trị, pháp lý và quân sự của tư cách thành viên NATO". Các nước đồng minh đã ký Nghị định thư gia nhập với Phần Lan và Thụy Điển tại trụ sở của liên minh này vào ngày 5/7. Các Nghị định thư gia nhập sau đó sẽ được gửi tới tất cả các nước thành viên NATO để phê chuẩn.
Hai quốc gia Bắc Âu đã phá vỡ quan điểm trung lập hàng thập kỷ khi tuyên bố gia nhập NATO vào đầu năm nay, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine. Cho đến nay, Thụy Điển đã duy trì chính sách trung lập nghiêm ngặt kể từ thế kỷ 19 và không tham gia vào bất kỳ cuộc chiến tranh quy mô lớn nào ở châu Âu kể từ năm 1814. Phần Lan đưa ra chính sách trung lập khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh và tiếp tục chính sách này trong nhiều thập kỷ sau năm 1991.
Hai quốc gia Bắc Âu đã gia nhập Liên minh châu Âu năm 1992, chương trình "Đối tác vì Hòa bình" của NATO vào năm 1994, cũng như các hoạt động gìn giữ hòa bình ở khu vực ly khai Kosovo của Serbia sau năm 1999. Quân đội, hải quân, lực lượng không quân của cả hai nước cũng thường xuyên tham gia các cuộc tập trận quân sự do NATO dẫn đầu trong khu vực.
Việc dự kiến kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO là động thái mới nhất trong quá trình mở rộng về phía đông của liên minh. Kể từ năm 1990, NATO đã trải qua ba làn sóng mở rộng lớn về phía đông, kết nạp Cộng hòa Séc, Hungary và Ba Lan vào năm 1999; Bulgaria, Romania, Slovakia, Slovenia và các nước Baltic vào năm 2004; Albania, Croatia, Montenegro và Bắc Macedonia từ năm 2009 -2020.
Sau khi Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO, sẽ chỉ còn 9 quốc gia ở châu Âu - bao gồm cả Nga - không tham gia liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.
Phần Lan tiến gần hơn đến việc gia nhập NATO mà không có Thụy Điển Ngày 28/2, Phần Lan đã tiến hành tranh luận tại quốc hội nhằm đẩy nhanh việc nước này gia nhập khối quân sự NATO, làm tăng khả năng nước này sẽ bỏ lại người hàng xóm Thụy Điển phía sau. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (bên trái) và Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin trả lời họp báo tại Helsinki ngày 28/2....