Quốc hội phá lệ trong thảo luận kinh tế – xã hội
Ngày 6.6, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội bản thông báo đặc biệt.
Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hôi luôn có nhiều đại biểu đăng ký phát biểu (trong ảnh: Đại biểu Vương Ngọc Hà (Hà Giang) phát biểu). Anh: Đàm Duy
Thông báo nêu rõ: Theo chương trình kỳ họp đã được thông qua, ngày 9.6, Quốc hội sẽ thảo luận toàn thể tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017. Đây là nội dung quan trọng, luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi của các vị đại biểu Quốc hội cũng như cử tri và nhân dân cả nước.
Ngay tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, mặc dù thời gian thảo luận về kinh tế – xã hội không nhiều nhưng đã có 50 đại biểu đăng ký phát biểu, có 25 đại biểu đã phát biểu. Tại kỳ thứ 2 Quốc hội khóa XIV, có đến 91 đại biểu phát biểu sau 2 ngày Quốc hội thảo luận về tái cơ cấu nền kinh tế và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Tại kỳ họp này, căn cứ kết quả thảo luận tại tổ và để có thêm thời gian cho nhiều vị đại biểu phát biểu, các thành viên Chính phủ giải trình, làm rõ vấn đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với đề nghị cua các vị đại biểu Quốc hội cho phép kéo dài thời gian phiên họp chiều 9.6 đến 18h30.
Như vậy, đây là lần đầu tiên trong vài nhiệm kỳ gần đây, Quốc hội sẽ phá lệ, tăng thời gian thảo luận thêm 1 giờ 30 phút.
Video đang HOT
Đây không chỉ là điểm mới duy nhất của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV. Một điểm mới cũng rất được dư luận chú ý đó là kỳ từ họp này Quốc hội sẽ tăng thời lượng chất vấn và trả lời chất vấn lên 3 ngày (thay cho 2,5 ngày).
Khác với các kỳ họp trước, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ không làm việc vào ngày thứ Bảy, để các đại biểu dành thời gian nghiên cứu tài liệu. Tuy nhiên, các cơ quan của Quốc hội vẫn làm việc thứ bảy để chuẩn bị nội dung kỹ hơn cho tuần làm việc tới.
Ngay vào tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 3, sau phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, thấy còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức một hội nghị vào ngày thứ Bảy để nghe các ý kiến góp ý của các vị đại biểu Quốc hội cho dự luật này.
Những kỳ họp gần đây, tại các phiên thảo luận về các dự án luật, chương trình giám sát, thảo luận về phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước, chất vấn và trả lời chất vấn… Quốc hội đã áp dụng hình thức cho đại biểu giơ biển xin tranh luận với các ý kiến trước đó. Khi đại biểu xin tranh luận, người điều hành phiên họp sẽ ưu tiên cho phát biểu trước các đại biểu đăng ký phát biểu thông thường, thời gian để mỗi đại biểu tranh luận là 3 phút.
Theo Danviet
Sông Nhuệ, sông Đáy: Nguồn thực phẩm bẩn cho 5 tỉnh, thành phố
"Giai đoạn 2011 - 2016 ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc hơn 4 triệu ca bệnh với 123 người chết, trung bình mỗi năm có 668.673 ca bệnh và 21 người chết" - báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016 của Quốc hội nêu rõ.
Thời gian qua, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể gây bức xúc cho người dân.
Chỉ là phần nổi của tảng băng ngộ độc thực phẩm
Ngày 5.6, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016. Trong báo cáo do ông Phan Xuân Dũng- Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã nêu vấn đề rất đáng chú ý.
Đó là kiểm soát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm. Theo báo cáo thì đây là vấn đề còn không ít tồn tại, yếu kém. "Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm.
Giai đoạn 2011 - 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc 4.012.038 ca bệnh với 123 người chết, trung bình mỗi năm có 668.673 ca bệnh và 21 người chết. Bệnh ung thư mỗi năm có khoảng 70 ngàn người chết và hơn 200 ngàn ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được" - ông Phan Xuân Dũng cho biết.
Phát biểu góp ý vào báo cáo, ĐB Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) cho biết: Theo kết quả điều tra dư luận xã hội về an toàn thực phẩm do Văn phòng Quốc hội tiến hành chỉ có 10% người được hỏi yên tâm với thực phẩm sử dụng hằng ngày, 59% nói chưa yên tâm lắm và 27,5% nói chưa yên tâm.
Về con số những ca ngộ độc hằng năm được báo cáo nêu, ĐB Hoàng Mai cho rằng đó chỉ là phần nổi của tảng băng ngộ độc thực phẩm. "Thực tế xảy ra với mỗi cá nhân chúng ta, mỗi gia đình, tôi tin chắc rằng ít nhất hằng năm có hàng chục triệu ca tiêu chảy liên đến thực phẩm mà người dân tự xử lý không được các cơ sở y tế ghi nhận. Bên cạnh đó còn có hàng loạt bệnh tật nguy hiểm khác phát sinh từ việc tích tụ chất bẩn, chất độc hằng ngày thông qua sử dụng thực phẩm không an toàn" - ĐB Hoàng Mai nêu.
Sông Đáy, sông Nhuệ ô nhiễm ảnh hưởng đến 5 tỉnh, thành phố
Ở góc nhìn khác, ĐB Dương Minh Ánh (Hà Nội) cho hay, để có sản phẩm rau quả tươi sống sạch trước hết nguồn nước và môi trường đất, môi trường không khí phải sạch. ĐB Ánh nêu cụ thể việc ô nhiễm môi trường nước đã trở lên rất trầm trọng ở hai sông Đáy và sông Nhuệ. "Đây cũng nguyên nhân gây ra nguồn thực phẩm bẩn hằng ngày, hàng giờ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt và sức khỏe của người dân ở 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình.
Sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng.
ĐB Ánh dẫn số liệu thống kê của Cục Quản lý Tài nguyên Môi trường, năm 2016, trên lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy mỗi ngày tiếp nhận 3.811 triệu m3 nước thải, trong đó nước thải từ trồng trọt chăn nuôi chiếm 67%, nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 16%, nước thải công nghiệp hơn 16%, nước thải y tế chiếm khoảng 0,4%. Bên cạnh đó có khoảng 1982 nguồn nước thải ra khắp dọc bờ sông đang có xu hướng ô nhiễm ngày càng gia tăng.
Vẫn theo ĐB Ánh, mặc dù Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường ở sông Nhuệ và sông Đáy, cùng với đó là sự vào cuộc của các bộ ngành địa phương với hàng trăm dự án công trình hạ tầng với mô hình bảo vệ môi trường được triển khai hướng tới mục tiêu đến năm 2020 sẽ đưa sông Đáy, sông Nhuệ trở lại sự trong sạch.
"Nhưng tôi e rằng mục tiêu đó khó có thể đạt được như mong muốn trong thời gian 3 năm tới. Muốn giải quyết vấn đề thực phẩm sạch như rau quả tươi sống thực phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thì trước hết chúng ta phải giải quyết dứt điểm về nguồn nước tưới tiêu và môi trường đất sạch.
Theo Danviet
"Tiêu dùng thông thái thế nào khi người sản xuất ác độc?" "Không thê yêu câu ngươi tiêu dung thông minh, thông thai. Noi như thê ngươi dân rât buôn, không đồng tình" - đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nói. Thông minh, thông thái phải theo hoàn cảnh Chiều 5.6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật...