Quốc hội “nóng” vụ ông chủ Nhật Cường bỏ trốn
Theo các đại biểu, dự luật chưa bao quát để ngăn ngừa những người đang trong tầm ngắm của công an bỏ trốn ra nước ngoài.
Chiều 28-5, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Một trong những nội dung được nhiều ĐB cho ý kiến là điều khoản tạm hoãn xuất cảnh (điều 28, dự thảo) làm sao hạn chế được những vụ người phạm tội chưa bị khởi tố bỏ trốn ra nước ngoài giống như vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ “nhôm”… hay gần đây nhất là ông chủ của Nhật Cường mobile…
Theo ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định), thời gian qua, có một số người đang trong quá trình bị điều tra, xử lý; bị các cơ quan tố tụng xem xét xử lý tin báo tố giác tội phạm như trường hợp Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm), Trịnh Xuân Thanh, ông chủ Nhật Cường mobile. Tuy nhiên họ đã bỏ trốn trước ngày cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án, bị can.
Từ đó bà nhấn mạnh đây là những trường hợp đáng lưu ý mà dự luật phải điều chỉnh được.
Bà phân tích: Trình tự thủ tục tạm hoãn xuất cảnh (quy định tại điều 29, 31 dự luật) khá “tốn thời gian”, trong khi thời đại 4.0 hoàn toàn có đủ điều kiện có thể thông báo “tức thời” đến các cơ quan có thẩm quyền hạn chế xuất cảnh đối với các đối tượng tên bằng “điện thoại, điện tín, hay biện pháp nghiệp vụ”.
“Cần phải luật hoá để cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện ngay tại cửa khẩu. Nếu văn bản có thẩm quyền chưa tới nơi, đang gửi hoả tốc theo đường công văn thì đối tượng đã trốn thoát ra khỏi biên giới rồi thì không còn có ý nghĩa gì” – bà Hoa nói.
Cũng đề cập đến các trường hợp bỏ trốn trên, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng với những trường hợp đã nằm trong chuyên án, đưa vào diện điều tra thì không thể thả lỏng, phải có trinh sát nội ngoại tuyến, dự phòng trường hợp cấm xuất nhập cảnh với những đối tượng này.
Video đang HOT
“Theo tôi, tất cả những đối tượng liên quan đến vụ án đang trong quá trình điều tra, thì phải áp dụng biện pháp khẩn cấp, cấm xuất cảnh, đề phòng đối tượng bỏ trốn. Vì thực tiễn đã xảy ra rồi, toàn đối tượng có dấu hiệu tội phạm trốn đi. Đây là sơ hở vô cùng lớn, làm nhà nước mất nhiều tiền của, công sức, dư luận không tin tưởng vào hoạt động của chúng ta. Cần bổ sung quy định để bịt kẽ hở này”, ông nói.
Dẫn quy định về hạn chế xuất cảnh tại khoản 1, điều 28 dự thảo luật, ĐB Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) cho rằng quy định này “vừa thừa, vừa thiếu”. Ông lấy ví dụ những đối tượng như Trịnh Xuân Thanh, ông chủ Nhật Cường mobile bỏ trốn thời gian vừa qua đều không nằm ngoài quy định trên vì “chưa bị khởi tố vụ án, chưa bị bắt, chưa bị tạm giữ và cũng chưa có đơn tố giác”.
Trong tình huống này rõ ràng vụ việc rất nghiêm trọng như thế thì người ta vẫn xuất cảnh, vẫn trốn đi được. “Tôi cho rằng luật này phải xử lý được những trường hợp mà dư luận rất quan tâm. Về mặt pháp lý chưa có bất cứ quyết định gì nhưng về mặt thực tế nếu những trường hợp này không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không có biện pháp hoãn xuất cảnh thì chắc chắn sẽ trốn, trốn thì sẽ xảy ra rất nhiều hệ luỵ mà dư luận vô cùng bức xúc” – ĐB Hiển nói.
Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh (theo dự thảo)
1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Người mà Tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc quyết định dẫn độ đã có hiệu lực pháp luật và có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.
3. Người đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự, dân sự, kinh tế; quyết định của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia, Hội đồng trọng tài.
4. Người có nghĩa vụ trong vụ án dân sự, kinh tế, hành chính nếu có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, vụ việc, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc việc thi hành án.
5. Người đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế, trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định của pháp luật.
6. Phương án 1: Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm; Phương án 2: Bỏ quy định này vì đã có pháp luật chuyên ngành về phòng, chống bệnh truyền nhiễm điều chỉnh.
7. Vì lý do quốc phòng, an ninh.
Theo TRỌNG PHÚ – VIẾT LONG (Pháp luật TPHCM)
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng : Bùi Quang Huy bỏ trốn có phải "ngẫu nhiên"?
"Bản thân tôi cũng cho rằng có rất nhiều khuất tất trong vụ việc này. Nhiều cán bộ từng công tác trong ngành công an cũng nói rằng, với nghiệp vụ của công an, không có chuyện Bùi Quang Huy bỏ trốn được.Vì lẽ đó, nghi ngờ của cử tri và nhân dân là có cơ sở", ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng bình luận.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. (Ảnh: Internet)
Bên lề kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có những chia sẻ ngắn gọn với báo chí xung quanh vụ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định truy nã đối với Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường).
Một chi tiết đáng chú ý trong sự việc này, đó là Bùi Quang Huy bị truy nã diễn ra chỉ 5 ngày sau khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, khám xét đối với Bùi Quang Huy cùng 8 đồng phạm về tội Buôn lậu khoản 4 điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 221 Bộ luật Hình sự 2015, 9 ngày sau khi Cơ quan Điều tra Bộ Công an đồng loạt khám xét chuỗi cửa hàng, trung tâm bảo hành của Nhật Cường Mobile.
Trích dẫn ý kiến của nhiều cử tri về những diễn biến đã nêu, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho biết: "Cử tri không nghĩ là ngẫu nhiên, nhiều cử tri nhất là các bác lão thành, cả người trong ngành, họ nói, đây là chuyên án, chuyên án thì anh đã có sự theo dõi thường xuyên liên tục. Vì sao lại để trốn mất nên họ cho là có bàn tay trong để tiếp tay cho Huy để bỏ trốn. Không chỉ là ngẫu nhiên".
Cũng theo ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, vụ việc Bùi Quang Huy bị truy nã có điểm giống với những trường hợp khác, điển hình là trường hợp Vũ Đình Duy, nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) bỏ trốn sau khi bị khởi tố về tội nhận hối lộ.
"Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, từ trước khi khởi tố đã phải nắm thông tin và từ giai đoạn khởi tố phải theo dõi, giám sát thường xuyên liên tục? Dư luận cho rằng có thể có bàn tay trong để tiếp tay cho Bùi Quang Huy bỏ trốn. Bản thân tôi cũng cho rằng có rất nhiều khuất tất trong vụ việc này. Nhiều cán bộ từng công tác trong ngành công an cũng nói rằng, với nghiệp vụ của công an, không có chuyện Bùi Quang Huy bỏ trốn được. Vì lẽ đó, nghi ngờ của cử tri và nhân dân là có cơ sở", ông Nhưỡng bình luận.
Đối với những nghi ngờ của cử tri về tình trạng "sân trước-sân sau" trong vụ việc xảy ra tại Nhật Cường Mobile, ông Lưu Bình Nhưỡng tiếp tục chia sẻ: "Đây là vấn đề sân sau, nếu không thì làm sao doanh nghiệp phát triển như vũ bão, không thể tưởng tượng được. Một doanh nghiệp bình thường lại phát triển với tốc độ cao trong thời gian ngắn, đặc biệt doanh nghiệp này chiếm lĩnh toàn bộ thị phần với nhiều dự án quan trọng, quan trọng cả về tính chất sau đó mới bàn tổng đầu tư dự án. Người ta có thể hình dung ra phần nào lợi ích của dự án có thể đạt được trong lĩnh vực này".
Tuy nhiên, lật ngược lại vấn đề, ông Nhưỡng cho hay, khái niệm "sân sau" không hoàn toàn xấu nếu doanh nghiệp minh bạch, doanh nghiệp được giới thiệu là doanh nghiệp tốt.
Cụ thể, khái niệm sân sau là xấu trong trường hợp giúp các quan chức che giấu những hoạt động mình tham gia mang lại lợi ích lớn. Còn những cán bộ có tâm, sẵn sàng giới thiệu doanh nghiệp tốt tới một địa phương nào đó để thực hiện kinh doanh sẽ là tốt,
"Đó cũng là trách nhiệm nhưng anh ăn chia phần trăm nọ kia thì mới là vấn đề xấu", ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói.
Về xử lý các vấn đề sân sau, tham nhũng, ông Lưu Bình Nhưỡng bày tỏ: "Cử tri mong muốn các cơ quan thẩm quyền hành động khách quan toàn diện và quyết liệt, thậm chí công lý bất vị thân. Thân không chỉ người nhà mà cả thân hữu. Đối với người dân ăn cắp một con gà phải đi tù nhưng tại sao một cán bộ tham nhũng, thất thoát cả nghìn tỷ lại có chuyện xuề xòa, cảnh cáo khiển trách lý do sức khỏe để nghỉ thì người dân không chấp nhận".
Theo Danviet
Ông chủ Nhật Cường Mobile Bùi Quang Huy bị khởi tố, bắt tạm giam Ngày 14/5/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án số 27/C03-P14 về tội "Buôn lậu" theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015, xảy ra tại Công ty Nhật Cường. Tối nay...