Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật đặc biệt chống dịch Covid-19
Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua dự luật đặc biệt, trao quyền cho Thủ tướng Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Hôm 13/3, Thượng viện Nhật Bản thông qua dự luật đặc biệt, trao cho Thủ tướng Shinzo Abe quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về đại dịch Covid-19 ở nước này. Việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép ông Abe ra lệnh đóng cửa trường học, tạm dừng các cuộc tụ họp lớn và trưng dụng vật tư y tế phục vụ cho cuộc chiến chống lại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo Abe phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về dịch Covid19 để sử dụng những quyền hạn mới vừa được Quốc hội Nhật Bản thông qua trong dự luật này.
Thủ tướng Shinzo Abe sẽ phải tìm kiếm lời khuyên của hội đồng chuyên gia trước khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp. (Ảnh: Reuters)
Hai tuần trước, ông Abe yêu cầu các trường học đóng cửa và hủy các sự kiện, cuộc tụ họp quy mô lớn trên toàn quốc. Thế nhưng, Thủ tướng Nhật Bản vẫn chưa có thẩm quyền để buộc người dân thực thi các mệnh lệnh này.
Luật về các biện pháp đặc biệt đối với bệnh truyền nhiễm hiện nay của Nhật Bản không cung cấp cho chính phủ quyền lực để thực thi các mệnh lệnh đó. Ngoài các bệnh truyền nhiễm có từ trước được ghi trong luật, dự luật vừa được Quốc hội Nhật Bản thông qua sẽ bao gồm cả dịch Covid-19.
Dự luật về các biện pháp đặc biệt đối với bệnh truyền nhiễm được soạn thảo sau khi đại dịch cúm A/H1N1 bùng phát năm 2009, được sửa đổi lần mới nhất vào năm 2012. Trước khi được Thượng viện thông qua, dự luật này đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Nhật Bản hôm 12/3.
Video: Thủ tướng Nhật Bản yêu cầu đóng cửa tất cả trường học từ ngày 2/3
Sau khi sửa đổi luật được thông qua, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ phải tìm kiếm lời khuyên của hội đồng chuyên gia trước khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp về dịch Covid-19.
Khi đó, thống đốc các tỉnh mới sẽ có các lựa chọn để đối phó với dịch bệnh, bao gồm yêu cầu giới nghiêm và kiểm dịch tại nhà, kiểm soát việc bán thuốc và thực phẩm, đóng cửa trường học và hủy bỏ các sự kiện công cộng cũng như tiếp quản đất đai và cơ sở y tế.
Động thái này là một trong những bước đi cần thiết, cho phép chình quyền ông Abe áp đặt các biện pháp mạnh mẽ nhằn ngăn chặn dịch Covid-19 trước thời điểm diễn ra Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo vào mùa hè này.
Theo đài truyền hình NHK, Nhật Bản có gần 1.400 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới, bao gồm khoảng 697 người từ du thuyền Diamond Princess. Số người chết vì dịch Covid-19 ở Nhật Bản là 26, trong đó có 7 người từ du thuyền Diamond Princess.
KÔNG ANH (Nguồn: Reuters, Nikkei)
Theo vtc.vn
Nhật Bản triển khai mạnh mẽ các biện pháp phòng dịch COVID-19
Bộ Y tế Nhật Bản đã thành lập nhóm chuyên gia triển khai tới những địa phương có nhiều người nhiễm bệnh để nắm bắt thông tin, từ đó báo cáo về bộ này để có phương án xử lý hiệu quả.
Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Fukuoka, Nhật Bản, ngày 20/2/2020. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Trong hai ngày qua, giới chức Nhật Bản đã ra một loạt quyết định nhằm ngăn chặn dịch viêm đường hô cấp COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại nước này vẫn đang tăng lên từng ngày.
Sau khi Chính phủ Nhật Bản ngày 25/2 công bố kế hoạch mới nhằm khống chế dịch, nhiều cơ quan, tổ chức tại Nhật Bản đã ngay lập tức có những động thái cụ thể để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Bộ Y tế Nhật Bản đã thành lập nhóm 30 người là những chuyên gia đầu ngành tại Viện Truyền nhiễm quốc gia và một số đại học lớn. Nhóm này sẽ được triển khai tới những địa phương có nhiều người nhiễm bệnh để nắm bắt thông tin, từ đó báo cáo về Bộ Y tế để bộ này có phương án xử lý hiệu quả, đồng thời hỗ trợ và phối hợp với các địa phương để đối phó với dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát.
Hiện tổ chuyên gia đầu tiên gồm ba người đã được cử tới Hokkaido, địa phương có số người nhiễm bệnh cao nhất tại Nhật Bản hiện nay với 35 trường hợp.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định hủy hoặc hoãn một số hoạt động do bộ này tổ chức từ nay đến cuối tháng Ba tới. Với một số sự kiện bắt buộc phải tổ chức, số lượng quan khách và khách mời được giới hạn ít nhất có thể.
Bộ Tư pháp Nhật Bản cũng đã quyết định hủy hội thảo về phòng chống tội phạm, dự kiến tổ chức tại Kyoto vào ngày 1/3 tới. Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết trên cơ sở thảo luận với chính quyền địa phương, sẽ quyết định đóng cửa một phần hoặc toàn bộ các trường học, nếu có trường hợp nhiễm bệnh.
Trong khi đó, tối 25/2, Hiệp hội Các tỉnh trưởng trên toàn quốc cũng ra tuyên bố khẩn cấp, trong đó kêu gọi Chính phủ Nhật Bản tăng cường phối hợp và hỗ trợ các địa phương đối phó với dịch COVID-19.
Hội này yêu cầu được cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình dịch bệnh và các con đường lây nhiễm của bệnh, đồng thời đề nghị chính quyền trung ương hỗ trợ các địa phương tăng cường khả năng của hệ thống cơ quan kiểm dịch, xét nghiệm và tiếp nhận bệnh nhân.
Ngoài ra, các địa phương cũng mong muốn được chính quyền trung ương hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại của dịch bệnh với nền kinh tế, trong đó có việc hỗ trợ doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hộ gia đình cũng như có các biện pháp tuyển dụng việc làm.
Dự kiến, Quốc hội Nhật Bản sẽ tổ chức phiên thảo luận về vấn đề phòng chống dịch bệnh tại phiên họp của Ủy ban Ngân sách Hạ viện trong ngày 26/2. Ủy ban Ngân sách cũng dự định sớm quyết định và thông qua ngân sách tài khóa 2020 (bắt đầu từ ngày 1/4 tới) để chủ động các khoản kinh phí đối phó với dịch bệnh.
Tính đến sáng 26/2, tổng cộng đã có 862 trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại Nhật Bản, bao gồm cả 691 du khách và thủy thủ đoàn trên du thuyền Diamond Princess. Đáng chú ý, trong ngày 26/2 đã phát hiện thêm một trường hợp nhiễm COVID-19 là nữ du khách người Nhật Bản trong độ tuổi 60 được phép trở về từ tàu Diamond Princess.
Xét nghiệm của du khách này trước khi xuống tàu cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Trên đường trở về nhà tại tỉnh Tokushima, người này đã sử dụng một số phương tiện giao thông công cộng như tàu điện, xe buýt và máy bay.
Theo Bùi Hà (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Nhật tăng chi tiêu quốc phòng cao kỷ lục để đối phó TQ và Triều Tiên Nhật Bản hôm 20/12 đã phê duyệt mức tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm lên mức cao kỷ lục bằng việc mua máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa đánh chặn và các thiết bị khác của Mỹ. Đây là năm thứ 8 liên tiếp Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng, với mục tiêu đối phó với mối đe dọa...