Quốc hội nghiêm khắc lên án hành vi lợi dụng dân chủ, kích động
Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Quốc biểu dương tinh thần yêu nước và sự quan tâm sâu sắc của Nhân dân đến các vấn đề quan trọng của đất nước; đồng thời, nghiêm khắc lên án những hành động lợi dụng dân chủ, xuyên tạc sự thật, kích động, quá khích, gây mất trật tự an ninh xã hội, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (ảnh quochoi.vn).
Sáng nay (15.6), sau 21 ngày làm việc, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình làm việc của kỳ họp thứ 5 với nhiều nội dung quan trọng. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc.
Theo Chủ tịch Quốc hội, trong kỳ họp này, Quốc hội đã thảo luận đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2017 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2018. Những kết quả đạt được trong thời gian qua sẽ tạo đà để hoàn thành kế hoạch năm 2018 – năm bản lề trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020.
“Trên cơ sở thảo luận, xem xét toàn diện, kỹ lưỡng, Quốc hội đã thông qua 7 luật để tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phát triển kinh tế, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh; cho ý kiến về 9 dự án luật khác, làm cơ sở để các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục nghiên cứu chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới.
Video đang HOT
Các dự án luật được xem xét, cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp đã được các vị đại biểu Quốc hội thảo luận, tranh luận thẳng thắn, có trách nhiệm, trí tuệ, tâm huyết, thể hiện chính kiến rõ ràng và quyết định thông qua với tỷ lệ tán thành cao. Đối với Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các tầng lớp Nhân dân và cử tri, sau khi cân nhắc nhiều mặt, Quốc hội đã quyết định điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật này từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp sau để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện, bảo đảm chất lượng, tính khả thi của Dự án Luật này”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã tiến hành chất vấn 4 nhóm vấn đề đối với Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo. Các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, trưởng ngành khác đã tham gia báo cáo, giải trình rõ thêm những vấn đề liên quan đến nội dung chất vấn. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã thay mặt Chính phủ báo cáo về một số vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu. Các nhóm vấn đề chất vấn được lựa chọn sát thực tế, là những vấn đề kinh tế – xã hội được cử tri và các đại biểu Quốc hội quan tâm.
“Quốc hội biểu dương tinh thần yêu nước và sự quan tâm sâu sắc của Nhân dân đến các vấn đề quan trọng của đất nước; đồng thời, nghiêm khắc lên án những hành động lợi dụng dân chủ, xuyên tạc sự thật, kích động, quá khích, gây mất trật tự an ninh xã hội, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo nắm chắc tình hình ở cơ sở, tăng cường công tác vận động quần chúng để không bị lôi kéo, lợi dụng, dẫn đến có hành vi vi phạm pháp luật; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, sau kỳ họp này các vị đại biểu Quốc hội tổ chức tốt hoạt động tiếp xúc cử tri, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân; nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt thực tiễn đời sống xã hội để phản ánh, kiến nghị kịp thời với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan, tích cực chủ động hơn nữa trong công tác lập pháp, giám sát.
Theo Danviet
ĐBQH: Dự luật quy định "quyền của vật nuôi" là rất lạ
Theo đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa), dự thảo Luật chăn nuôi có quy định rất lạ đó là quyền của vật nuôi. Tại điều 50 quy định phải đối xử nhân đạo với vật nuôi, điều 51 là đảm bảo quyền của vật nuôi.
Đại biểu Quốc hội Lê Xuân Thân (ảnh VPQH).
Chiều nay (4.6), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật chăn nuôi. Phát biểu góp ý đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) cho rằng, việc xây dựng và ban hành Luật chăn nuôi là rất cần thiết, đảm bảo yêu cầu phát triển trong thời gian tới.
Liên quan đến giải thích từ ngữ gia súc là các loài vật nuôi gồm trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu, thỏ, đại biểu Diến đặt câu hỏi: Chó mèo có phải gia súc không?. "Theo từ Bách khoa thì gia súc là loài động vật có vú được nuôi thuần hóa trong gia đình thì được gọi là gia súc. Từ dẫn chứng trên tôi đề nghị dự luật đưa chó, mèo vào phần giải thích từ ngữ của dự thảo Luật", đại biểu Diến nói.
Cũng đề cập tới vấn đề giải thích từ ngữ trong dự thảo Luật, đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) cho rằng quy định chưa hợp lý. Ông cho rằng có nhiều loại chim nhưng tại sao chim cút lại được vào dự thảo Luật, còn các loại chim khác thì không. Ông nêu ví dụ như chim yến, ở Khánh Hòa người dân xây cả nhà cho chim yến. "Rồi nuôi ong, sâm cầm, chó mèo, chuột bạch... những loài vật này được gọi là gì, nên có giải thích từ ngữ theo hướng mở", đại biểu Thân nói.
Vẫn theo đại biểu Thân, dự thảo Luật có quy định rất lạ đó là quyền của vật nuôi. Tại điều 50 quy định phải đối xử nhân đạo với vật nuôi, điều 51 là đảm bảo quyền của vật nuôi. "Khái niệm này tôi thấy không chuẩn vì khi nói đến quyền và nghĩa vụ thì luôn luôn gắn với con người và tổ chức, không thể nào nói quyền của vật nuôi hay cây trồng, nếu có chỉ trong văn thơ chứ không thể trong Luật. Đề nghị Ban soạn thảo thiết kế lại", đại biểu Thân góp ý.
Vẫn theo đại biểu Thân, vấn đề nêu trên là cần thiết, hiện nay trên thế giới có những quy định bảo vệ động vật, như không được gây đau đớn cho vật nuôi. Ông dẫn ví dụ ở Ý hay Thụy Sĩ có quy định không cho phép đưa con tôm hùm vào nồi lẩu đang sôi, đó là việc đối xử nhân đạo với vật nuôi. "Đối với nước ta tinh thần này đưa thế nào vào Luật cho phù hợp nhưng không thể nói là quyền của vật nuôi", đại biểu Thân nhấn mạnh.
Đại biểu Lê Xuân Thân cũng đề nghị Ban soạn thảo viết lại, thể hiện lại điều luật nếu không sẽ cho ra đời một nghề hết sức lạ đó là nghề thụ tinh nhân tạo. Điểm b khoản 3 điều 41 quy định: Đối với người hành nghề thụ tinh nhân tạo phải có trình độ từ trung cấp trở lên, được đào tạo về thụ tinh nhân tạo. Khi đại biểu Thân đọc quy định này lên nhiều đại biểu Quốc hội đã cười.
Sau phần góp ý của đại biểu Thân, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, người điều hành phiên thảo luận đã nói: Đại biểu đã góp ý rất sâu sắc.
Theo đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh), dự Luật quy định cấm chăn nuôi trong nội thành, nội thị, chăn nuôi trang trại trong khu dân cư, nhưng lại không giải thích khái niệm "nội thành", "khu dân cư". Hiện nay cũng chưa có văn bản nào giải thích các cụm từ này, điều đó sẽ gây khó khăn khi thực hiện.
Về quy định đăng ký, kê khai chăn nuôi, theo đại biểu So là cần thiết, giúp cho công tác quản lý và hoạch định chính sách phát triển ngành. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu bổ sung quy định hình thức đăng ký, kê khai phù hợp với từng loại hình, khu vực, đối tượng vật nuôi để đảm bảo tính khả thi.
"Ví dụ các hộ nông dân ở miền Tây nuôi vịt chạy đồng, không có định thì đăng ký, kê khai ở đâu?. Việc nuôi ong, nuôi tằm thì đăng ký số lượng thế nào?. Việc đăng ký, kê khai đối với chăn nuôi nhỏ lẻ cũng gặp nhiều khó khăn do thường xuyên thay đổi, trong khi Luật lại quy định kê khai mỗi năm một lần. Nếu tháng này nuôi, vài tháng sau bỏ thì việc đăng ký, kê khai có còn ý nghĩa không?. Ngoài ra, cần có cơ chế trách nhiệm ràng buộc người chăn nuôi thực hiện đúng nghĩa vụ khai báo của mình trước pháp luật", đại biểu So góp ý.
Theo Danviet
Vụ hàng nghìn người gây rối, đập phá ở Bình Thuận: Công an thả 191 người Sau khi sàng lọc, cơ quan chức năng tạm giữ 17 người có vai trò chủ mưu trong vụ gây rối, đập phá. Ngày 14/6, đại tá Nguyễn Văn Nhiều - người phát ngôn Công an tỉnh Bình Thuận, cho biết cơ quan chức năng đang tạm giữ 17 người để điều tra vì có hành vi kích động, gây rối trụ sở...