Quốc hội nghỉ sớm 2 tiếng vì đại biểu không phát biểu
Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016 song không có đại biểu nào cho ý kiến. Vì vậy hơn 9h, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn tuyên bố kết thúc buổi họp sớm hơn 2 tiếng.
Thảo luận về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016 sáng nay ngày 9/6, ông Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, trước tình hình năm 2016 diễn ra hàng loạt sự kiện lớn của đất nước, do vậy, việc dự kiến chương trình hoạt động giám sát năm 2016 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cũng phải được lựa chọn một cách phù hợp, đảm bảo tính khả thi của chương trình.
Vì vậy, năm 2016, Quốc hội sẽ tiến hành 3 kỳ họp, trong đó kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIII, diễn ra khoảng 10 ngày, vào cuối tháng 3/2016, tập trung vào việc tổng kết công tác cả nhiệm kỳ; thực hiện giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021. Tại kỳ họp này dự kiến không tổ chức chất vấn và giám sát chuyên đề.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết năm 2016 diễn ra 3 kỳ họp Quốc hội (Ảnh: Việt Hưng)
Nội dung cụ thể kỳ họp này Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2015 và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2016.
Xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. Ngoài ra, Quốc hội cũng xem xét, thảo luận báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV, la ky hop đâu tiên cua Quôc hôi khoa mơi, diễn ra khoảng 20 ngày, vào cuối tháng 7/2016, chủ yếu tập trung làm công tác tổ chức bộ máy và nhân sự cấp cao của các cơ quan Nhà nước; xem xét báo cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021. Tại kỳ họp này, dự kiến không tổ chức chất vấn và giám sát chuyên đề.
Kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa mới còn xem xét, thảo luận báo cáo về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016. Xem xét báo cáo kết quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021.
Video đang HOT
Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XIV, diễn ra vào cuối tháng 10/2016, tập trung vào các nội dung chính là kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng và hoạt động giám sát. Tai ky hop nay, dự kiến có tiên hanh hoạt động chất vấn và giam sat 1 chuyên đê.
Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016. Xem xét, thảo luận báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại kỳ họp thứ hai quốc hội khóa XIV còn xem xét, thảo luận báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII và kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV.
Ngay sau phần Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016. Tuy nhiên, các đại biểu không cho ý kiến về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016. Hơn 9h, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn tuyên bố kết thúc buổi họp sớm hơn 2 tiếng.
Quang Phong
Theo dantri
Bãi miễn tư cách đại biểu với bà Châu Thị Thu Nga tại kỳ họp Quốc hội này
Xác nhận về việc Quốc hội sẽ đưa ra biểu quyết về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu với bà Châu Thị Thu Nga tại cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 9, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhận định, sự việc của nữ đại biểu này rất đáng tiếc.
Đến thời điểm này vẫn chưa có chương trình cụ thể cho từng ngày, từng nội dung làm việc của Quốc hội kỳ họp thứ 9 nên chưa biết việc biểu quyết bãi miễn với bà Nga sẽ tiến hành vào ngày nào.
Đặt trong bối cảnh Quốc hội đang cố gắng nâng tỷ lệ đại biểu nữ lên mà trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII, ông Phúc đánh giá đến nay đã có 2 nữ đại biểu phải đi đến bước quyết định cuối cùng này (trước trường hợp của bà Châu Thị Thu Nga, Quốc hội cũng đã bãi miễn tư cách đại biểu với bà Đặng Thị Hoàng Yến) là thực sự đáng tiếc. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đây đều là những người tự ứng cử.
"Đại biểu Nga đã có những hoạt động vi phạm pháp luật, không còn tín nhiệm trước cử tri nữa nên vừa qua Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội và Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã cũng ra văn bản đề xuất bãi miễn với đại biểu Nga. Trước đó, UB Thường vụ Quốc hội cũng đã thống nhất tạm đình chỉ hoạt động của đại biểu Quốc hội đối với bà Nga (trước khi bà Nga bị khởi tố, bắt giam - PV). Vì thế, theo quy định Quốc hội sẽ đưa ra xem xét việc bãi miễn đối với nữ đại biểu trong kỳ họp này" - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.
Về mức độ hành vi phạm tội của bà Nga, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc đáp, đó là việc của cơ quan điều tra, đến nay cũng chưa có thông tin cụ thể.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì buổi họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.
Về nhiệm vụ giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
Đây là một dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tại kỳ họp trước, Chính phủ đã trình xin ý kiến về Báo cáo đầu tư dự án. Trong giai đoạn xây dựng báo cáo này, Chính phủ đã trình, cung cấp một cách tương đối chuẩn xác tình hình, số liệu để chứng minh có sức thuyết phục về các phương án đưa ra về địa điểm lựa chọn xây dựng sân bay (Long Thành- Đồng Nai; sự phù hợp của dự án với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; vấn đề sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư; việc lựa chọn công nghệ, kỹ thuật và mô hình quản lý, vận hành, khai thác; tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư (đặc biệt là vấn đề huy động các nguồn vốn đầu tư của xã hội, khả năng hoàn vốn)...
Kỳ này, Chính phủ sẽ báo cáo giải trình bổ sung đối với những nội dung đã được góp ý trong báo cáo đầu tư dạ án. Một số vấn đề Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét, thảo luận là sự cấn thiết của dự án và các phương thức đầu tư; tổng mức đầu tư; phương án huy động vốn, phân kỳ đầu tư; diện tích sử dụng đất, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư; về chồng lấy vùng trời bay... sao cho khả thi, phù hợp với tình hình phát triển của ngành hàng không Việt Nam và khả năng huy động nguồn lực cho đầu tư, phát triển.
Trả lời thêm câu hỏi liên quan đến dự án này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh, Trung ương Đảng đã có chủ trương phải làm, phải đầu tư dự án này, từ Hội nghị 4 chứ không phải đến Hội nghị 11 vừa diễn ra mới bàn thảo. Tuy nhiên, đây mới là quan điểm, chủ trương chung, còn việc Quốc hội cho ý kiến cụ thể là về cách làm, về phương thức đầu tư, sử dụng vốn, sử dụng đất... làm sao để đảm bảo hiệu quả của dự án.
"Không phải là TƯ quyết rồi thì các đại biểu, Quốc hội không thể có ý kiến khác mà TƯ Đảng cũng có mong muốn Quốc hội đóng góp cho đề án đầu tư xây dựng sân bay này" - ông Phúc nói.
Trong 31 ngày làm việc, dự kiến Quốc hội thông qua 11 luật, 1 Nghị quyết, cho ý kiến với 4 bộ luật sửa đổi, 11 dự án luật.
Đây là lần đầu, Quốc hội thảo luận về luật trưng cầu ý dân. Luật nhằm phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp của người dân, góp phần tạo điều kiện để nhân dân có thể tham gia sâu hơn, có tính quyết định với tư cách chủ thể vào những vấn đề quan trọng của đất nước.
Đây được xem là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của nền dân chủ XHCN Việt Nam bởi từ Hiến pháp 1946 đến nay, vấn đề trưng cầu ý dân mới được cụ thể hoá thành luật của Quốc hội.
Dự thảo luật được thiết kế gồm 9 chương, 58 điều với các nội dung chính về đề nghị trưng cầu ý dân, quyết định trưng cầu ý dân, tổ chức trưng cầu ý dân; các tổ chức phụ trách trưng cầu ý dân; danh sách cử tri và khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân; tuyên truyền trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân; kết quả trưng cầu ý dân; xử lý vi phạm về trưng cầu ý dân và điều khoản thi hành.
Được biết, cùng với luật Trưng cầu ý dân, luật Biểu tình cũng là một yêu cầu, đòi hỏi đặt ra để người dân thực hiện quyền của mình theo quy định của Hiến pháp 2013. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chính là người đề xuất sớm làm luật Biểu tình. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Chính phủ đã xin rút luật Biểu tình khỏi chương trình xây dựng luật của khoá này. Luật Trưng cầu ý dân đã chuẩn bị kỹ hơn, được "làm" trước.
Quốc hội cũng nghe báo cáo của UB Thường vụ về kết quả giám sát chuyên đề tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trọng hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Theo báo cáo, những năm gần đây, tình hình phạm tội tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng số vụ, số người phạm tội. Về cơ bản, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Các cơ quan đã triển khai áp dụng nhiều biện phá để chấn chỉnh khắc phục tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; nhờ đó tình hình oan, sai đã giảm so với trước đây. Tuy số người bị oan không nhiều, các trường hợp sai phạm đã hạn chế đáng kể và giảm dần theo từng năm nhưng so với yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 thì việc phòng, chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Về tình hình oan, sai, cơ quan giám sát nhận định trách nhiệm thuộc về Cơ quan điều tra; trách nhiệm cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải quan, kiểm lâm và Cảnh sát biển; trách nhiệm của Viện kiểm sát; trách nhiệm của Toà án. Báo cáo cũng chỉ ra nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của tình hình oan, sai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
P.Thảo
Theo Dantri
"Tôi nói những điều tâm huyết vì hết khoá này sẽ nghỉ" Đây là chia sẻ của ông Trần Du Lịch khi nêu quan điểm "can gián" trong phiên thảo luận về Dự án Luật Ban hành văn bản pháp luật trong khuôn khổ chương trình hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách (từ 15 -17/4). Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho...